Search

Thành Công Group và cái duyên của LPC với các dự án xây dựng tại đây

Thành Công Group (TC Group) là một trong những tập đoàn đa ngành nổi tiếng tại Việt Nam với kinh nghiệm và hệ thống cơ sở vật chất, đào tạo kỹ thuật mạnh. Bất động sản được coi là 1 trong 3 lĩnh vực kinh doanh thế mạnh của Thành Công Group trong những năm qua.

LPC vinh dự là đối tác chiến lược cùng Thành Công Group triển khai nhiều Dự án xây dựng lớn và mang lại những thành tích đáng nể. Cùng LPC điểm danh các Dự án xây dựng đó trong bài viết này nhé

Tổng quan về Thành Công Group

Thành Công Group khởi nguồn từ lĩnh vực cơ khí vào năm 1999 cùng với khát vọng vươn mình trở thành Tập đoàn đa ngành, cũng như mối quan hệ hợp tác sâu rộng với các đối tác thương hiệu lớn. Sau gần 25 năm xây dựng và phát triển, Thành Công Group đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế bằng việc mở rộng hệ sinh thái sang nhiều lĩnh vực, dựa trên 3 trụ cột kinh doanh chính: Công nghiệp Ô tô; Bất động sản và Dịch vụ

TC Land là nhà phát triển bất động sản thuộc Thành Công Group và cũng là công ty quản lý ngành nhằm hệ thống hóa các công ty con trong mảng đầu tư, xây dựng, xây lắp, vốn đã được thành lập từ những ngày đầu của Tập đoàn.

Các Dự án của TC Land đã luôn khẳng định rõ nét sự lựa chọn khác biệt và đẳng cấp của Thành Công Group khi bước chân vào thị trường bất động sản

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC) là đối tác chiến lược của Thành Công Group để triển khai các Dự án BĐS lớn như Thành Công Tower; Trung tâm trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm Huyndai-Motor Tổng hợp các công trình tại Sân Golf Hoàng Gia – Ninh Bình và nhiều Dự án lớn khác.

Các Dự án của Thành Công Group được triển khai bởi LPC

1. Trung tâm trải nghiệm sản phẩm và Dịch vụ Huyndai – TC Motor (CDA)

trung tâm trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ Huyndai - TC Motor - Thành Công Group

Với vị trí đắc địa, tên gọi thân thuộc là CDA Tam Trinh. Công trình được LPC triển khai với vai trò là đơn vị Tư vấn Thiết kế; Tư vấn Giám sát và Quản lý Dự án – là một trong những Dự án trọng điểm của Thành Công Group được cải tạo từ siêu thị lên Showroom với nhiều công năng khác nhau:

Tầng 1 + 2: Khu trưng bày xe du lịch + thương mại

Tầng 3: Văn phòng điều hành

Tầng 4 + 5 + 6: Khu trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ

Bên cạnh việc trải nghiệm sản phẩm và đa dạng công năng trong từng khu vực, CDA Tam Trinh còn nổi bật trong việc sử dụng các giải pháp vật liệu công nghệ mới như Bê tông cốt sợi thủy tinh (GRC) cho mặt tiền hay các vật liệu giúp tiết kiệm năng lượng tạo nên một không gian kiến trúc hiện đại, trải nghiệm thú vị cho người sử dụng

Xem thêm:

2. Thành Công Tower – Thủ phủ của Thành Công Group

Thành Công Tower

Thành Công Tower là trụ sở chính của Thành Công Group nơi tập trung các đầu ngành chính – các trụ sở VPDD các công ty thành viên của TC Group. Tòa nhà được xây dựng với lối kiến trúc hiện đại và vị trí trung tâm thành phố, Thành Công Tower được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng và thành công của TC Group.

Tham gia triển khai dự án với vai trò là đơn vị Thiết kế Concept; Thiết kế Cảnh quan; Thiết kế nọi thất và Tổng thầu tư vấn thiết kế Dự án, LPC đã thành công trong việc sắp xếp, tạo hình tạo nên không gain linh hoạt mà rất tinh tế. Đặc biệt là điểm nhấn từ 2 mảng thiên nhiên trên tầng 10 và tầng 16 đã mang không gian xanh tiến lại gần hơn.

Cùng với đó, Thành Công Tower đã thành công trong đấu trường kiến trúc Thế giới khi đạt 2 hạng mục giải thưởng quan trọng tại Vietnam Property Adwards 2021 với hạng mục Tòa nhà Văn phòng cao tầng tốt nhất (Best High Rise Office Development) và Tòa nhà Văn phòng có Thiết kế Kiến trúc tốt nhất (Best Office Architectural Design)

3. Trung tâm dịch vụ và và hạ tầng ô tô Thành Công (Enzo Việt Nam)

Enzo Việt Nam

Là dự án cải tạo nâng cấp là trung tâm cũ để thay đổi công năng thành Tòa nhà văn phòng điều hành 5 tầng và Tổ hợp nhà ăn cho 1000 CN, cùng với đó thay đổi diện mạo của Dự án. Enzo Việt Nam được LPC triển khai từ năm 2021 đến nay công trình đã đi vào hoạt động với một giao diện mang đậm tinh thần của Thành Công Group.

LPC đã mang lại cho Enzo Việt một nét kiến trúc mới lạ, tinh tế mà vẫn giữ có thể tận dụng được tối đa không gian và những tồn dư của trung tâm cũ. Phương án và tổng thể và Tối ưu chi phí cho Chủ đầu tư, cùng với đó đây là một dự án có tiến độ gấp gáp nhưng đến khi bàn giao CĐT vẫn cảm thấy hài lòng.

Xem thêm:

4. Tổ hợp các Dự án tại Sân Golf Hoàng Gia – Ninh Bình

Sân Golf Hoàng Gia tọa lạc trên mảnh đất Cố đô Hoa Lư 1000 năm lịch sử, đ

Tính toán kiểm tra vết nứt theo TCVN 5574:2018

Tính toán kiểm tra vết nứt trong xây dựng làm một quá trình quan trọng để đảm bảo tính chính xác và độ an toàn của công trình. Khi xây dựng, việc phát hiện và đánh giá vết nứt đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và khả năng chịu tải trong các cấu trúc.

Trong bài viết này, LPC sẽ hướng dẫn tính toán kiểm tra vết nứt theo TCVN 5574:2018 để bạn hiểu tầm quan trọng của tính toán kiểm tra vết nứt trong thiết kế.

Tính toán kiểm tra vết nứt theo TCVN 5574:2018

1. Thông số đầu vào khi tính toán kiểm tra vết nứt

Khi tính toán kiểm tra vết nứt, thông số đầu vào chiếm vai trò quan trọng để kỹ sư có thể tính toán chính xác nhất. Bao gồm:

  • Vật liệu:
    • Bê tông:
      • Cấp cường độ B.
      • Cường độ chịu nén dọc trục tính toán của bê tông Rb.
      • Cường độ chịu nén dọc trục tính toán của bê tông đối với các trạng thái giới hạn thứ hai Rb,ser.
      • Cường độ chịu kéo dọc trục tính toán của bê tông đối với các trạng thái giới hạn thứ hai Rbt,ser.
      • Mô đun đàn hồi của bê tông : Eb
    • Cốt thép:
      • Mác thép: CB300-V, CB400-V
      • Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép Rs.
      • Cường độ chịu nén tính toán của cốt thép Rsc.
      • Mô đun đàn hồi của bê tông : Es
  • Kích thước tiết diện:
    • Tiết diện chữ nhật b * h
    • Chiều dày lớp bê tông bảo vệ vùng kéo a, vùng nén a’ (đến trọng tâm cốt thép).
    • Chiều cao tính toán của tiết diện: ho=h-a
    • Đường kính cốt thép : ds
    • Diện tích cốt thép vùng kéo : As
    • Diện tích cốt thép vùng nén : A’s
    • Hệ số quy đổi cốt thép về bê tông : α=Es/Eb
    • Hàm lượng cốt thép : μs=As/bho ; μ’s=A’s/bho
  • Nội lực :
    • Mômen do tải trọng thường xuyên và tạm thời (dài hạn và ngắn hạn) : Mnh
    • Mômen do tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạnMdh

2. Tính toán kiểm tra vết nứt

2.1. Kiểm tra khả năng chống nứt của cấu kiện BTCT

  • Điều kiện (1):M ≤ Mcrc
    • M : Mô men uốn do ngoại lực đối với trục vuông góc với mặt phẳng tác dụng của mô men uốn. (M=Mnh)
    • Mcrc : Mô men uốn do tiết diện thẳng góc của cấu kiện chịu khi hình thành vết nứt (Khả năng chống nứt của cấu kiện)
    • Nếu điều kiện (1) thỏa mãn => Cấu kiện không bị nứt, ngược lại cần tính toán kiểm tra vết nứt – bề rộng vết nứt. 
M_{crc}= W_{pl}R_{bt,ser}
    • W_{pl} : Mô men kháng uốn dẻo đối với thớ kéo
W_{pl}=1.3W_{red}
    • W_{red} : Mô men kháng uốn đàn hồi của tiết diện quy đổi theo vùng chịu kéo của tiết diện.
W_{red}=\frac{I_{red}}{y_{t}}
    • I_{red} : Mô men quán tính của tiết diện quy đổi của cấu kiện đối với trọng tâm của nó.
I_{red}=I+\alpha I_{s}+\alpha I'_{s}
    • I, Is, I’s : Mô men quán tính lần lượt của tiết diện bê tông, của tiết diện cốt thép chịu kéo và của cốt thép chịu nén.
    • yt : Khoảng cách từ thớ bê tông chịu kéo nhiều nhất đến trọng tâm tiết diện quy đổi của cấu kiện.
y_{t}=\frac{S_{t,red}}{A_{red}}
    • A_{red} : Diện tích của tiết diện ngang quy đổi của cấu kiện.
A_{red}=A+\alpha A_{_{s}}+\alpha A'_{s}
    • A, As, A’s : Diện tích tiết diện ngang lần lượt của bê tông, của cốt thép chịu kéo và của cốt thép chịu nén.
    •  : Mô men tĩnh của diện tích tiết diện quy đổi của cấu kiện đối với thớ bê tông chịu kéo nhiều hơn.

2.2. Tính toán chiều rộng vết nứt thẳng góc với trục dọc cấu kiện

  • Chiều rộng vết nứt thẳng góc acrc,i  được xác định theo công thức:
a_{crc,i}=\varphi _{1}\varphi _{2}\varphi _{3}\psi _{s}\frac{\sigma _{s}}{E_{s}}L_{s}
  •  : Chiều rộng vết nứt do tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn.
  •  : Chiều rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời.
  •  : Chiều rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn.
  • φ1 : Hệ số, kể đến thời hạn tác dụng của tải trọng, lấy bằng :
    • 1.0 : Khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng.
    • 1.4 : Khi có tác dụng dài hạn của tải trọng.
  • φ2 : Hệ số, kể đến loại hình dạng bề mặt của cốt thép dọc, lấy bằng:
    • 0.5 : Đối với cốt thép có gân và cáp.
    • 0.8 : Đối với cốt thép trơn.
  • φ3 : Hệ số, kể đến đặc điểm chịu lực, lấy bằng:
    • 1.0 : Đối với cấu kiện chịu uốn và chịu nén lệch tâm.
    • 1.2 : Đối với cấu kiện chịu kéo.
  • σs : ứng suất  trong cốt thép chịu kéo của cấu kiện chịu uốn
\sigma _{s}=\frac{M(h_{o}-y_{c})}{I_{red}}\alpha _{s1}
  • yc : Chiều cao vùng nén tiết diện ngang quy đổi
y_{c}=x_{m}=h_{o}\left ( \sqrt{\left (\mu _{s}\alpha _{s2}+\mu' _{s}\alpha _{s1}\right )^{2}+2(\mu _{s}\alpha _{s2}+\mu' _{s}\alpha _{s1}\frac{a'}{h_{o}})}-(\mu _{s}\alpha _{s2}+\mu' _{s}\alpha _{s1})\right )
  • αs1, αs2 : Các hệ số quy đổi cốt thép về bê tông. 8.2.3.3.8
\alpha _{s1}=\alpha _{s2}=\frac{E_{s}}{E_{b,red}}
  •  : Mô đun biến dạng quy đổi của bê tông chịu nén.
E_{b,red}=\frac{R_{b,ser}}{\varepsilon _{b1,red}}
  • εb1,red : Biến dạng tương đối của bê tông.
    • Khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng:
      • Đối với bê tông nặng, lấy bằng : 0.0015 
      • Đối với bê tông nhẹ, lấy bằng : 0.0022
    • Khi có tác dụng dài hạn của tải trọng :
      • Đối với bê tông nặng: lấy theo Bảng 9
Tính toán kiểm tra vết nứt
  • I,red : Mô men quán tính vùng chịu nén của tiết diện ngang quy đổi của bê tông.
I_{red}=I_{b}+I_{s}\alpha _{s2}+I'_{s}\alpha _{s1}
  •  : Mô men quán tính của diện tích tiết diện lần lượt của vùng bê tông chịu nén, của cốt thép chịu kéo và của cốt thép chịu nén đối với trọng tâm tiết diện ngang quy đổi không kể đến bê tông vùng chịu kéo.
 { \Psi }_{ s }=1-0.8\frac { { M }_{ crc } }{ M }
  •  : Khoảng cách cơ sở giữa các vết nứt thẳng góc kề nhau, Ls lấy không nhỏ hơn 10ds và 100 mm và không lớn hơn 40ds và 400 mm.
 { L }_{ s }=0.5\frac { { A }_{ bt } }{ { A }_{ s } } { d }_{ s }
  •  : Diện tích tiết diện bê tông chịu kéo, được xác định theo chiều cao vùng chịu kéo của bê tông xt.  Trong mọi trường hợp :2a ≤  A_{bt}  ≤ 0.5h
  •  : Diện tích tiết diện cốt thép chịu kéo.
  •  : Đường kính danh nghĩa của cốt thép.

2.3. Kiểm tra chiều rộng vết nứt khi tính toán kiểm tra vết nứt

Việc đánh giá chiều rộng vết nứt khi tính toán kiểm tra viết nứt cho phép các kỹ sư xác định mức độ tổn thương của vật liệu và cấu trúc xung quanh vết nứt. Điều này rất quan trọng để đảm bảo rằng vết nứt không vượt quá giới hạn chấp nhận được và không gây ảnh hưởng đáng kể đến tính toàn vẹn kết cấu của công trình.

  • Điều kiện kiểm tra: 
 a_{crc} \le a_{crc,u}
  •  : Chiều rộng vết nứt do tác dụng của ngoại lực.
  •  : Chiều rộng vết nứt giới hạn cho phép, Bảng 17
  • Kiểm tra chiều rộng vết nứt ngắn hạn do tải trọng thường xuyên và tạm thời:
 { a }_{ crc }^{ nh }\quad \le \quad \left[ { a }_{ crc }^{ nh } \right]
  •  { a }_{ crc }^{ nh } : Chiều rộng vết nứt ngắn hạn:  { a }_{ crc }^{ nh }= { a }_{ crc,1 }+{ a }_{ crc,2 }-{ a }_{ crc,3 }
  •  \left[ { a }_{ crc }^{ nh } \right]  : Chiều rộng vết nứt giới hạn cho phép ngắn hạn, Bảng 17.
  • Kiểm tra chiều rộng vết nứt dài hạn do tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn:
 { a }_{ crc }^{ dh }\quad \le \quad \left[ { a }_{ crc }^{ dh } \right]
  •  { a }_{ crc }^{ dh } : Chiều rộng vết nứt dài hạn:  { a }_{ crc }^{ dh }= { a }_{ crc,1 }
  •  \left[ { a }_{ crc }^{ dh } \right]  : Chiều rộng vết nứt giới hạn cho phép dài hạn, Bảng 17.
Chiều rộng vết nứt giới hạn

Quy trình tính toán kiểm tra vết nứt được thực hiện theo nhiều bước nhằm đảm bảo kết cấu công trình. Bên cạnh tính toán kiểm tra vết nứt, các kỹ sư cũng phải thực hiện thêm các nội dung tính toán khác. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo với các nội dung khác nhé.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

Nhiều chuyên gia nhận định, để ngành này có thể vượt qua khó khăn, đầu tư công và xúc tiến thương mại tại các trị trường mới là “cửa sáng” giúp các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trở lại thị trường. Cùng LPC tham khảo thị trường vật liệu xây dựng trong bài viết này nhé

Điểm sáng của thị trường vật liệu xây dựng từ đầu tư công

Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng

Năm 2023, nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách theo kế hoạch được Quốc hội giao là 711.000 tỷ động, tăng 25% so với kế hoạch năm 2022. Ngoài ra, có thêm khoảng 147.000 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Tổng cộng, chi tiêu Chính phủ dự kiến sẽ được mở rộng lên tới hơn 850.000 tỷ đồng dưới hình thức đầu tư công vào năm nay.

Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh Việt Nam cần một công cụ mạnh tác động đến nền kinh tế nhiều hơn là những chính sách cắt giảm thuế như năm 2022 và đầu tư công được kỳ vọng là động lực chính (bên cạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI và tiêu dùng nội địa). Với kết cấu hạ tầng, đặc biệt là đường cao tốc sẽ được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn tới và những nhóm ngành được hưởng lợi có thể kể đến như nhà thầu, công ty xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc vật liệu xây dựng…

Tuy nhiên, những lợi thế trên không hẳn sẽ thúc đẩy toàn bộ DN trong ngành xây dựng, vật liệu xây dựng vượt khó vì còn phụ thuộc vào sự “ưu tiên” của Chính phủ cho những nhà thầu xây dựng có kinh nghiệm dày dạn, năng lực tài chính lành mạnh cũng như kết quả tốt trong quá khứ. Thế nên những DN xây dựng mạnh sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, có thể ví dụ như Vinaconex, Cienco4…

Dẫu vậy, với các DN vừa và nhỏ, cơ hội từ các dự án đầu tư công mang đến là không thể bỏ qua, khi hạ tầng phát triển kéo theo các cụm đô thị mới. Để vượt được qua khó khăn vẫn cần qua “bàn tay” của các nhà đầu tư, những DN cung cấp vật liệu xây dựng.

Phó Giám đốc Công ty CP công nghệ FiveSS Trần Thị Bình nhận định, tại Hà Nội, với thông tin “siêu dự án” Vành đai 4 khởi công vào tháng 6 năm nay, cùng với những động thái quyết liệt của chính quyền các cấp về công tác GPMB đang thu hút sự chú ý khi sẽ có nhiều khu đô thị sớm triển khai xây dựng “ăn theo” ven tuyến đường.

“Dự án Vành đai 4 sẽ thúc đẩy gián tiếp các dự án đô thị, bất động sản dọc 2 tuyến đường này. Có nhu cầu ắt thúc đẩy ngành xây dựng cũng như tiêu thụ một số lượng lớn vật liệu xây dựng cơ bản như sắt, thép, xi măng, cát…” – bà Trần Thị Bình cho hay.

Tìm kiếm thị trường mới cho vật liệu xây dựng

Thị trường cho ngành vật liệu xây dựng

Dù đầu tư công là điểm sáng, tuy nhiên, theo PGS. TS Phạm Thế Anh – Chuyên gia kinh tế – vĩ mô, Giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, so với tổng thể nền kinh tế và tổng cầu của nền kinh tế, quy mô mảng đầu tư công chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Bên cạnh đó, những dự án đang triển khai chủ yếu là dự án dễ giải ngân, dễ giải quyết.

Trong khi đó, vẫn còn nhiều dự án đang gặp vướng mắc về thể chế, pháp lý chưa thể triển khai. “Với các doanh nghiệp liên quan đến xây lắp, xây dựng, đầu tư công, nhà đầu tư cần có đánh giá cụ thể, chi tiết về biên lợi nhuận, khả năng tạo ra lợi nhuận từ các dự án đầu tư công” – Ông Phạm Thế Anh nói.

Trong khi thị trường trong nước tiêu thụ chậm, ngành thép lại liên tục tăng giá và xi măng đang cung vượt xa cầu nên động thái mới đây của nhiều doanh nghiệp đang chuyển dần sang tìm hướng tiêu thụ tại các thị trường mới.

Mới đây, lãnh đạo Viglacera cho biết sẽ cử đoàn giám sát lập phương án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi để đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư khu công nghiệp tại Dominica.

Như vậy, đây sẽ có thể là điểm đầu tư thứ 2 của tập đoàn này sau Cuba khi lĩnh vực vật liệu xây dựng nội địa vẫn khó khăn, nguồn thu chủ yếu đến từ bất động sản, hoạt động cho thuê hạ tầng khu công nghiệp. Trong khi đó, nhu cầu tái thiết cơ sở hạ tầng của Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ động đất với 200.000 căn hộ và 70.000 căn nhà với kinh phí ít nhất 15 tỷ USD theo tuyên bố của Tổng thống nước này.

Thị trường có nhu cầu lớn được đánh giá là cơ hội để hàng hóa Việt Nam vào thị trường khi trong nước áp lực cung vượt cầu.

Về phần hỗ trợ, Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng các DN Việt Nam trong việc nghiên cứu tìm hiểu về thị trường Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm thông tin các ngành hàng, các quy định cập nhật về xuất nhập khẩu hàng hóa của nước sở tại, giới thiệu và xác minh các đối tác giao dịch tại địa bàn.

Thạc sĩ Luật Kinh tế Lê Sơn Tùng nhận định, đây là cơ hội cho các ngành sản xuất đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ trong nước, đặc biệt thế mạnh về xuất khẩu xi măng, gạch ốp lát… Tuy nhiên, để tiếp cận thị trường vật liệu xây dựng này sẽ gặp sự cạnh tranh gay gắt đến từ Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước khác cũng trong tình trạng dư thừa công suất.

“Cần sớm bắt tay xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể như: Hợp tác với các nhà phân phối, thương thảo chi phí vận tải, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và quan trọng nhất là chuẩn bị “hành trang” với việc đối mặt các vụ kiện phòng vệ thương mại, như vậy DN sẽ mở rộng được thị trường kinh doanh” – Thạc sĩ Lê Sơn Tùng cho biết.

Nguồn: Báo Kinh tế

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction