Một số giải pháp xây dựng xanh được ứng dụng phổ biến hiện nay

Tìm kiếm giải pháp xây dựng xanh luôn là điều các kỹ sư băn khoăn trước khi bắt tay thi công các công trình xây dựng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các giải pháp xây dựng xanh tốt nhất, được ứng dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam hiện nay.

giai-phap-xay-dung-2
Công trình xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của tương lai

Công trình xanh – Xu hướng tất yếu của tương lai

Công trình xanh (Công trình xây dựng xanh) là những công trình xây dựng mang đến nhiều lợi ích cho môi trường, đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên không độc hại, có vòng đời sử dụng lâu dài, có thể tái chế.

Các công trình này được thiết kế để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, loại bỏ các tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người và sinh vật xung quanh.

Theo một nghiên cứu cho thấy, các công trình công thường sử dụng 40% năng lượng, khai thác 25% lượng gỗ, 17% lượng nước…cùng rất nhiều nguồn tài nguyên khác. Đồng thời, lượng chất rắn thải ra là 40%, CO2 33%, 55% khí CFC…

Trong khi đó, một công trình xanh đạt tiêu chuẩn có khả năng làm giảm 24 – 50% năng lượng tiêu thụ, giảm 33-39% lượng CO2 trong không khí, tiết kiệm 40% nước, giảm 70% lượng chất thải rắn.

Như vậy, với các công trình xanh, các chỉ số về tài nguyên, chất thải…đều có chiều hướng thay đổi tích cực. Sử dụng ít tài nguyên, nguyên liệu hơn, giảm thiểu tối đa lượng chất thải ra môi trường chính là mục đích của loại công trình xây dựng này.

Trong hiện tại và tương lai, công trình xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của ngành xây dựng. Muốn có được điều này, các kỹ sư cần phải lưu ý đến 2 yếu tố chính là: vật liệu xanh và các giải pháp xây dựng xanh.

Vật liệu xây dựng xanh cần đảm bảo tiêu chí nào?

Vật liệu xây dựng xanh là những vật liệu có khả năng giảm tác động xấu đến môi trường. Hay nói cách khác, các vật liệu này mang đến sự an toàn, thân thiện cho sức khỏe con người. Đồng thời đảm bảo an toàn trong suốt vòng đời của một công trình xây dựng từ các khâu khai thác, thiết kế, thi công, vận chuyển,… cho tới khi phá dỡ chúng.

Tiêu chuẩn để đánh giá vật liệu xanh bao gồm:

Không độc hại

Vật liệu xanh phải được tối ưu hóa để hạn chế tối đa lượng chất thải ra môi trường. Đồng thời không gây độc hại cho sức khỏe của mọi người xung quanh.

Giúp tiết kiệm tài nguyên

Vật liệu xanh phải phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có của trái đất. Ví dụ, tài nguyên đất sét đang cạn kiệt, vì thế sản xuất gạch không nung cũng được gọi là một vật liệu xanh. Ngoài ra, vật liệu xanh còn giúp tiết kiệm năng lượng cho công trình trong các công đoạn khai thác, thi công, vận chuyển.

Giảm ô nhiễm môi trường

Mục đích chính của vật liệu xanh là làm giảm ô nhiễm môi trường, không gây nguy hại tới các tài nguyên khác như đất, nước, không khí…

Có vòng đời sử dụng lâu dài

Vật liệu xanh phải có chất lượng tốt, vòng đời sử dụng lâu dài, bền bỉ hơn so với các nguyên liệu thông thường khác.

Có thể tái chế

Vật liệu xanh phải thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế cao.

Các giải pháp xây dựng xanh phổ biến hiện nay

Ở khắp các quốc gia trên thế giới, chính phủ nhà nước đang kêu gọi các đơn vị xây dựng áp dụng giải pháp xây dựng xanh trong việc tạo ra các công trình kiến trúc. Dưới đây là một số giải pháp mà bạn có thể tham khảo.

giai-phap-xay-dung-3
Giải pháp xây dựng xanh bằng sàn Ubot

Sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là vật liệu xây dựng xanh được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Loại sàn này được tạo thành từ những hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, ở giữa có thanh nối liên kết các hộp.

Cấu tạo của sàn phẳng Ubot

  • Ubot có dạng hình hộp rỗng, gồm 5 chân hình côn, kết hợp với nhau qua thanh nối. Các hộp này nằm chìm trong sàn, tạo ra lỗ rỗng để giảm tải trọng lượng, hạn chế số lượng cột cần sử dụng.
  • Thân Ubot có kích thước cơ bản là 52×52 cm. Chiều cao của các hộp có thể thay đổi linh động 10cm, 13cm, 16cm, 20cm, 24cm, 28cm…để phù hợp với nhiều module khác nhau.
  • Chiều cao của chân hộp từ 5-9 cm, có vai trò cố định chiều cao của lớp bê tông dưới sàn. Đồng thời xả khí trong trường hợp xảy ra cháy, hỏa hoạn.
giai-phap-xay-dung-4
Hình ảnh trực quan về Sàn phẳng Ubot

Ưu điểm vượt trội

  • Sàn phẳng Ubot chiếm lợi thế về kích thước. Bạn có thể xếp chồng chúng lên nhau, dễ dàng vận chuyển. Đặc biệt, sản phẩm làm từ chất liệu tốt, cứng cáp, có thể bảo quản ngoài trời, không dễ vỡ như xốp polystyrene.
  • Do được tái chế từ nhựa nên sàn Ubot mang đến sự tiện lợi trong quá trình thi công. Sử dụng Ubot hoàn toàn bằng sức người, lắp ráp thủ công rất đơn giản, dễ dàng, không cần đến máy móc hay thiết bị phức tạp nào. Nhờ vậy giảm tối đa lượng CO2 thải ra môi trường bên ngoài. Đồng thời giảm ô nhiễm âm thanh cho công trình xây dựng.
  • Chiều cao có thể thay đổi linh hoạt, khả năng chống cháy cực tốt.
  • Ubot có khả năng chịu áp lực nén, rung, trọng tải của bê tông. Sau quá trình đổ bê tông, vật liệu này sẽ không bị biến dạng.

Với những ưu điểm vượt trội này, sàn phẳng Ubot được xem là giải pháp xây dựng xanh hàng đầu hiện nay. Nhìn một cách toàn diện, vật liệu này an toàn, thân thiện với môi trường, mang đến sự tối ưu cho quá trình thi công. Song song với đó là những lợi ích về kinh tế, chất lượng dài hạn cho công trình xây dựng.

Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck)

Sàn bóng sử dụng những quả bóng nhựa đặt ở vùng giữa của bản sàn và cốt thép chịu lực. Đây là một trong những giải pháp xây dựng xanh được áp dụng nhiều ở các nước Châu Âu. Nếu được thiết kế tốt, sàn bóng sẽ giảm được 35% khối lượng bê tông cần dùng cho một công trình xây dựng.

giai-phap-xay-dung-5
Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck)

Tuy nhiên, công nghệ sàn bóng vẫn tồn tại một số nhược điểm là: bóng hình tròn gây khó khăn cho việc xác định vị trí đặt bóng, bóng dễ bị vỡ khi đổ bê tông, lớp bê tông có độ dày không đều… Muốn phát huy được tối đa hiệu quả của giải pháp xây dựng xanh này, cần phải có một đội ngũ thi công tốt, dày dặn kinh nghiệm.

Công nghệ sàn Cobiax

Sàn Cobiax ra đời nhằm khắc phục những ưu điểm của sàn bóng. Thay vì tạo thành từng phên như sàn bóng trước đây, sàn Cobiax sẽ gồm nhiều khối rỗng, được cố định bằng lồng thép. Sau đó được mang ra lắp ráp tại khu vực xây dựng.

Nhờ vậy, chiều dày của lớp bê tông đều hơn, bóng và cột thép được đặt đúng vị trí nên khả năng chịu lực tốt hơn. Các công đoạn thi công cũng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Có thể thấy rằng, qua 3 giải pháp xây dựng xanh ở trên thì sử dụng sàn nhựa Ubot để tạo hệ thống sàn phẳng không dầm vẫn là tốt ưu và hiệu quả nhất. Đó cũng là lý do tại sao các công trình xây dựng đô thị, trường hợp, bệnh viện,… của Việt Nam hiện nay đều lựa chọn công nghệ này.

Sàn phẳng Ubot – Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh

Sử dụng vật liệu xanh – sàn phẳng Ubot để xây dựng “đô thị thông minh”, thân thiện với môi trường đang là một trong những xu hướng phát triển được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 1
Thế nào là một công trình xây dựng xanh?

“Tại sao phải sử dụng vật liệu xây dựng xanh?” “Sử dụng sàn phẳng Ubot thì có ích lợi gì?” chắc chắn sẽ là câu hỏi của nhiều người. Hoặc sẽ có những thắc mắc cho rằng, việc trồng nhiều cây xanh quanh một công trình còn chưa đủ hay sao. Để giải đáp cho điều này, trước tiên hãy tìm hiểu xem “Như thế nào được gọi là vật liệu xây dựng xanh?” nhé.

Vật liệu xây dựng xanh là gì?

Theo các chuyên gia, vật liệu xây dựng xanh được định nghĩa là những vật liệu có khả năng làm giảm những tác động tiêu cực đến môi trường. Hay nói cách khác, là những nguyên liệu này phải mang đến sự an toàn trong suốt vòng đời của một công trình. Bao gồm việc khai thác, vận chuyển, thi công, sử dụng và cho tới khi phá dỡ chúng.

Để được công nhận là vật liệu xây dựng xanh như sàn phẳng Ubot, nguyên liệu đó phải đảm bảo đủ những điều kiện sau:

  • Không độc hại: Đây là tiêu chí đầu tiên được đánh giá dựa trên mức độ gây ô nhiễm môi trường khi sản xuất ra một vật liệu. Với vật liệu xanh, quá trình sản xuất sẽ được tối ưu hóa nhằm hạn chế lượng rác thải công nghiệp ra môi trường.
  • Giúp tiết kiệm tài nguyên: Với các vật liệu xanh, khi sản xuất ra chúng cũng cần tiết kiệm nguồn tài nguyên cho trái đất. Ví dụ như sử dụng gạch không nung giúp đảm bảo nguồn đất sét tự nhiên đang dần khan hiếm. Đồng thời, vật liệu xanh cũng phải giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình khai thác, vận chuyển, thi công.
  • Giảm ô nhiễm môi trường: Đây là yếu tố quan trọng nhất với sự ra đời của những vật liệu xanh, với mục đích chính khi sử dụng chúng sẽ không gây độc hại đến môi trường xung quanh công trình (đất, nước, không khí).
  • Có vòng đời sử dụng lâu dài: Vật liệu xanh đồng nghĩa với việc nó phải có chất lượng tốt, sử dụng được lâu dài nên vòng đời phải cao hơn so với các loại nguyên liệu thông thường.
  • Có thể tái chế: Một trong những yếu tố giúp đánh giá vật liệu thân thiện với môi trường là khả năng tái chế cao.
Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 4
Vật liệu xây dựng xanh tránh gây những tác động tiêu cực đến môi trường

Như vậy, dễ thấy được rằng “xanh” ở đây không chỉ đơn thuần là một công trình có thật nhiều cây xanh. Mà dự án đó cần xanh ngay từ những nguyên liệu được dùng nhằm mang lại bảo vệ môi trường sống của con người trong tương lai.

Các công trình xanh mang lại lợi ích gì cho môi trường?

Theo số liệu thống kê cho biết, các công trình xây dựng thông thường sẽ sử dụng 40% nguồn năng lượng, khai thác đến 25% lượng gỗ và dùng 17% nguồn nước, chưa kể đến các tài nguyên đất, cát, đá,… từ thiên nhiên. Đồng thời, những công trình này thải ra đến 55% lượng khí CFC lên bầu khí quyển, 33% khí thải cacbonic (CO2) và hơn 40% phế thải rắn từ việc xây dựng.

Nhưng với các công trình dùng nguyên liệu xanh (ví dụ sử dụng sàn phẳng Ubot), những con số này đã thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Cụ thể, các kỹ sư của một nghiên cứu tại Thụy Sỹ cho biết, công trình dùng các vật liệu xanh đã giúp họ tiết kiệm được ¾ lượng điện năng cần phải sử dụng. So với những công trình xây dựng thông thường trước đây, điều này giúp giảm tiêu hao khoảng 25% điện năng/m2.

Tại Hoa Kỳ, các nghiên cứu về môi trường cũng cho biết, những tòa nhà xây dựng theo công nghệ xanh nhất là sử dụng có lượng khí thải CO2 giảm xuống hơn 30%. Lượng nước, điện cần tiêu thụ trong quá trình thi công cũng giảm xuống hơn ¼. Cũng nhờ các vật liệu xây dựng xanh, khối lượng chất thải rắn của ngành công nghiệp xây dựng giảm xuống đáng kể.

Do vậy, xây dựng xanh trở thành xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho con người trong tương lai. Và muốn có điều này, cần phải sử dụng các vật liệu xanh.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 2
Sàn phẳng Ubot là vật liệu xây dựng xanh đang được ưa chuộng trong nhiều công trình hiện nay.

Sàn phẳng Ubot – Giải pháp mới cho các công trình xanh

Nhờ mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nên tại rất nhiều nơi trên thế giới, chính phủ các nước đã khuyến khích giới kiến trúc sư và các nhà đầu tư nên nghiên cứu và ứng dụng vật liệu xanh sàn Ubot trong việc tạo ra các công trình.

Tại Việt Nam, nhiều công ty xây dựng cũng hướng tới xây dựng xanh trong các công trình. Với nhiều vật liệu xanh như: Xốp cách nhiệt, tôn lợp sinh thái, gỗ ốp tường xanh, bê tông thực vật, hay các loại vật liệu được tái chế từ nhựa,… Trong đó, sàn phẳng Ubot (U-boot beton) đang là sản phẩm được sử dụng nhiều hơn cả.

Sàn phẳng Ubot là một vật liệu xây dựng xanh được chuyển giao công nghệ bởi công ty LPC (Lam Pham Construction), đạt những tiêu chuẩn về chất lượng, kiểu dáng và cực thân thiện với môi trường.

Cấu tạo của sàn phẳng Ubot

Có nguồn gốc từ nước Ý, sàn phẳng Ubot được biết đến là một phát minh của tập đoàn Daliform. Với nguồn nguyên liệu sản xuất chính là nhựa tái sinh polypropylen.

Sau khi thu gom loại nhựa này, chúng sẽ được xử lý và tái chế, tạo nên những hộp cốp pha bằng nhựa polypropylen (gọi là hộp Ubot). Đặc điểm của hộp nhựa này là không chứa những chất độc, không phát xạ các chất gây hại ra môi trường trong suốt quá trình sử dụng. Các hộp Ubot sẽ được ghép lại bằng thanh nối để tạo nên sàn phẳng Ubot không dầm, với những kích thước cơ bản là 52cm x 52cm. Chiều cao của các hộp có thể thay đổi lần lượt  là 10cm, 13cm, 16cm, 20cm, 24cm, 28cm… để phù hợp với nhiều module khác nhau.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 4
Sàn phẳng Ubot cũng giúp tối ưu kết cấu sàn phẳng và tiện lợi hơn trong việc vận chuyển, lắp ráp.

Thiết kế của hộp Ubot cũng có nhiều khác biệt so với các loại sàn beton cốt thép thông thường trước đây. Cấu tạo mỗi hộp Ubot sẽ bao gồm 5 chân hình côn, kết hợp với phụ kiện liên kết (thanh nối). Điều này giúp tạo ra một hệ thống dầm vuông góc, giống như một trụ đỡ giữa lớp sàn beton dưới và trên.

Từ đó giúp giảm tải trọng lượng của sàn và hạn chế số lượng cột cần sử dụng. Đồng nghĩa với việc lượng beton và thép sẽ cần ít hơn, góp phần giảm bớt chất thải rắn ra môi trường xung quanh.

Sàn phẳng Ubot có những đặc điểm gì?

Không chỉ vậy, các chuyên gia xây dựng cũng tiến hành so sánh giữa 2 công trình. Với cùng diện tích, chiều cao và số tầng như nhau, công trình dùng sàn phẳng Ubot không cần phải tốn nhiều công sức đào đất, giúp làm giảm các tác động đến môi trường đất tốt hơn so với sàn beton thông thường.

Đặc biệt, do được tái chế từ nhựa và thiết kế đơn giản, nên sàn phẳng Ubot cũng giúp tối ưu kết cấu sàn phẳng và tiện lợi hơn trong việc vận chuyển, lắp ráp. Sử dụng các hộp Ubot hoàn toàn dùng sức người, lắp ghép thủ công và không cần đến máy móc, thiết bị phức tạp. Nhờ đó giảm thiểu khí thải CO2, góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn chặn được ô nhiễm tiếng ồn cho các khu vực xung quanh, đặc biệt là với công trình xây dựng gần khu dân cư. 

Với những ưu điểm vượt trội này, công nghệ sàn phẳng Ubot được xem là một trong những vật liệu xây dựng xanh được quan tâm nhất hiện nay. Bởi nhìn một cách toàn diện, đây chính là giải pháp mới cho nhiều công trình, dự án xây dựng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Song song với đó là những hiệu quả tối ưu về kinh tế, mang lại lợi ích và chất lượng dài hạn cho ngành công nghiệp xây dựng nói chung.

Nguồn: https://lpc.vn

Sàn nhẹ Ubot – Giải pháp xanh trong xây dựng

Sàn nhẹ Ubot là sàn phẳng không dầm vượt nhịp cũng như chịu được trọng tải lớn, là giải pháp xanh trong xây dựng hiện nay.

Hình ảnh Sàn nhẹ UBot (Uboot Beton) – Giải pháp xanh trong xây dựng 1

Đối với một quốc gia, xây dựng luôn là ngành đóng vai trò kinh tế chủ chốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, tạo ra điều kiện cơ sở vật chất cơ bản cho sự phát triển. Tuy nhiên, ngành xây dựng luôn đi đôi với vấn đề môi trường khi là ngành tiêu tốn nhiều năng lượng và ảnh hưởng nhiều đến môi trường tự nhiên. Vì thế sàn nhẹ Ubot ra đời mở ra một hướng đi mới tạo sự biến đổi lớn cho ngành.

Continue reading “Sàn nhẹ Ubot – Giải pháp xanh trong xây dựng”