THIẾT KẾ KẾT CẤU 1K – UBOT ĐỒNG HÀNH CÙNG KHÁCH HÀNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID

Kết cấu của một công trình xây dựng vô cùng quan trọng, chính vì thế việc thiết kế kết cấu luôn vô cùng được quan tâm và chú trọng. Một thiết kế phải đạt được sự tối ưu, phù hợp và an toàn khi sử dụng. Việc làm này sẽ có một yêu cầu vô cùng cao về số lượng cũng như trình độ của nhân lực.

Hiện tại, chúng ta lại đang đứng trước tình hình dịch bệnh vô cùng khó khăn và phức tạp, việc có thể tìm kiếm được một bản thiết kết cấu phù hợp, giá thành tốt sẽ có rất nhiều trở ngại. Thấu hiểu điều đó, nhân dịp sinh nhật 14 tuổi của mình LPC thực hiện chương trình thiết kế kết cấu 1k với mong muốn được đồng hành cùng chủ đầu tư và khách hàng các hộ gia đình trong thời kỳ đại dịch Covid đầy khó khăn này. Hãy cùng nhau đón xem chương trình siêu hấp dẫn này nhé!

1. Nội dung chương trình thiết kế kết cấu 1K

Thiết kế kết cấu 1K

Dựa trên những kinh nghiệm sau bao thăng trầm của 14 năm trên thị trường Việt Nam và châu Âu, LPC cam kết sẽ mang đến những bản thiết kế tốt nhất dành cho chính những khách hàng của mình. Để từ đó khẳng định sự lựa chọn sáng suốt và đúng đắn của khách hàng khi lựa chọn chúng tôi. Cụ thể nội dung chương trình như sau:

Đối với các khách hàng dự án sử dụng giải pháp sàn phẳng UBOT sẽ được nhận ưu đãi siêu bùng nổ và hấp dẫn:

  • Thiết kế kết cấu 1K cho toàn bộ kết cấu nhà ở thấp tầng, nhà ở riêng lẻ gia đình
  • Thiết kế kết cấu 1K toàn bộ phần sàn cho các dự án các công trình dân dụng khác

Đối với khách hàng dự án kiến trúc – nội thất thì sẽ được nhận ngay một gói décor dành cho 1 phòng ngủ, tạo không gian phù hợp xu thế, thị hiếu và yêu cầu của người sử dụng.

Chương trình được áp dụng cho tất cả các khách hàng ký kết hợp đồng với LPC từ ngày 14/08 đến hết 30/08/2021. Chúng tôi sẽ luôn dốc sức để mang đến sự hài lòng cho chính khách hàng của mình. LPC luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ và mang tới giải pháp phù hợp, đột phá nhất.

2. Sàn phẳng UBOT của LPC trong thiết kế kết cấu 1K có gì?

blank

Sàn phẳng UBOT chính là một nhân vật đặc biệt quan trọng không thể thiếu đang đồng hành trong chương trình siêu khuyến mãi thiết kế kết cấu 1k. Vậy sàn phẳng UBOT này có gì đặc biệt?

Sàn phẳng UBOT được LPC chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Daliform – Italia năm 2012 và nghiên cứu, phát triển tại thị trường xây dựng Việt Nam. Sàn phẳng UBOT đang được biết đến như một giải pháp công nghê và là một vật liệu xây dựng xanh. Việc ứng dụng sản phẩm này vào các công trình đang ngày càng được nhân rộng, phát triển và có tiềm năng vô cùng lớn trong thời gian tới. 

Sàn phẳng UBOT được tạo nên bởi hộp UBOT – hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene, thường được sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Với giải pháp này không những có ích trong việc bảo vệ môi trường mà còn giúp cho công trình trở nên thông thoáng, đẹp mắt về mặt kiến trúc, dễ dàng bố trí công năng cho hợp lý trong khi vẫn đảm bảo chất lượng xây dựng cần có. Cụ thể, khi sử dụng sàn phẳng UBOT sẽ giúp cho:

  • Giảm 15 – 20% chi phí thi công sàn
  • Sàn phẳng vượt nhịp từ 7 – 22m
  • Giảm 15 – 20% hàm lượng thép so với dầm truyền thống
  • Kiến trúc thông thoáng – bố trí công năng linh hoạt

Với những đặc điểm vô cùng tuyệt vời như thế, sàn phẳng UBOT đã trở thành một sàn phẳng vượt nhịp lớn tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách hàng có thể tìm hiểu thêm tại đây.

blank

LPC luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho quý khách mọi lúc, mọi nơi. Hãy trở thành khách hàng hợp tác của chúng tôi để nhận được chất lượng về sản phẩm dịch vụ tuyệt vời cùng với những ưu đãi cực lớn, siêu hấp dẫn. Chúng tôi luôn chờ cuộc điện thoại và email hợp tác đến từ tất cả các khách hàng, các chủ đầu tư và các đơn vị đối tác. 

LPC rất hân hạnh chào đón bạn!

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

4 loại vật liệu xây dựng nhẹ sẽ thay thế gạch và bê tông truyền thống trong tương lai

Theo các chuyên gia, những vật liệu xây dựng nhẹ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời vẫn đảm bảo được độ bền – đẹp cho công trình, thân thiện với môi trường.

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 1

Không nằm trong danh sách vật liệu xây dựng nhẹ, gạch, bê tông được biết đến là một trong những loại vật liệu xây dựng chính cần thiết đối với mỗi công trình. Với sự phát triển liên tục của ngành công nghiệp xây dựng, các chuyên gia đã ước tính rằng, đến năm 2025, lượng viên gạch để đáp ứng đủ cho việc thi công là khoảng hơn 45 tỷ viên mỗi năm.

Điều này đồng nghĩa với việc, để có đủ số lượng gạch kể trên, thì sẽ cần một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, việc nung gạch cũng đòi hỏi cần dùng đến nguồn năng lượng lớn từ than và củi đốt. Và hoạt động này sẽ khiến cho tình trạng chặt phá, đốt rừng diễn ra nhiều hơn, dẫn tới ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái và để lại những hậu quả lâu dài với chính không gian sống của con người.

Đứng trước thực tế này, hàng loạt công nghệ sử dụng các nguyên vật liệu không nung trong xây dựng đã ra đời. Thế nhưng, khi ứng dụng vào thi công thì không phải vật liệu xây dựng nào cũng đáp ứng được các yếu tố như: Khả năng chịu lực, chống ẩm, cách âm,…

Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn tiến hành nghiên cứu, sản xuất và thí nghiệm nhằm tìm ra các loại vật liệu xây dựng mới để thay thế cho gạch, bê tông truyền thống. Song song với đó, các chuyên gia cũng đưa ra lời giải thích cho việc tại sao nên sử dụng vật liệu xây dựng nhẹ.

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 2
Các vật liệu xây dựng nhẹ như gỗ, nhựa,… có thể được dùng để thay thế gạch và bê tông truyền thống.

Lý do tại sao chủ đầu tư nên sử dụng các loại vật liệu xây dựng nhẹ?

Theo phân tích, những vật liệu xây dựng truyền thống như gạch và bê tông thường mang lại hiệu quả cao về độ chắc chắn, khả năng chịu lực và độ bền cho các công trình. Nhưng nếu tính toán về chi phí, thì lại có sự khác biệt khá lớn với các vật liệu xây dựng nhẹ.

Cụ thể hơn, kết quả của các chuyên gia khi tính chi phí cho cùng một diện tích, giá thành của vật liệu xây dựng nhẹ chỉ bằng 80% so với thông thường. Điều này cho thấy, áp dụng công nghệ để tạo ra nguyên vật liệu mới sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn cho chủ đầu tư.

Tiếp đó, thời gian thi công với một công trình cũng sẽ được rút ngắn hơn, giúp cho tốc độ thực thi nhanh hơn, sớm hoàn thiện dự án.

Bên cạnh đó, điểm đặc biệt với những vật liệu xây dựng nhẹ, đó là quá trình sản xuất chúng không cần phải nung ở nhiệt độ cao. Nguyên liệu dùng cũng có thể lấy từ nhiều nguồn có sẵn, hoặc tái chế từ các vật liệu khác. Nhờ đó mà tạo ra những vật liệu xây dựng nhẹ thân thiện với môi trường, cuộc sống con người hơn. Đồng thời cũng giúp giảm bớt lượng rác thải, khí thải của ngành công nghiệp xây dựng.

Vậy những vật liệu nào đạt những tiêu chí này, lại vừa đáp ứng được yêu cầu của các công trình?

Top 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ cho các công trình tương lai

Gạch beton siêu nhẹ

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 3
Gạch không nung đang được sử dụng khá phổ biến cho các công trình hiện nay.

Là một trong những cái tên mới xuất hiện, nhưng gạch bê tông siêu nhẹ lại mang những tính năng đặc biệt và tìm được chỗ đứng cho riêng mình. Vẫn sử dụng nguyên liệu chính là xi măng, vôi, cát và bổ sung thêm bột nhôm, thạch cao,… Nhưng trong quá trình sản xuất, nó tạo ra một lượng khí hydro nên làm cho về mặt có nhiều lỗ nhỏ.

Đó là lý do loại gạch này có trọng lượng nhẹ hơn nhiều lần so với gạch bê tông truyền thống. Thậm chí, nó còn có khả năng chịu nhiệt, cách âm tốt và nổi được trên mặt nước. Nhờ vậy, vật liệu này đang được sử dụng khá phổ biến cho các công trình hiện nay.

Gạch, đá bê tông xốp

Nói đến vật liệu xây dựng nhẹ trong ngành xây dựng, không thể thiếu gạch đá bê tông xốp. Với nguyên liệu chính là xi măng, thủy tinh, cát, thạch cao và nhiều chất phụ gia khác. Người ta dựa trên hình thù, màu sắc của các loại đá trong tự nhiên như đá ong, sa thạch, sỏi,…để tạo ra được viên gạch có màu sắc, hình dáng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ưu điểm của nó là vô cùng nhẹ, giảm tải trọng, đồng thời tăng khả năng chịu lực cao hơn cho một công trình. Không chỉ vậy, nó cũng tạo điều kiện cho vận chuyển, thi công dễ dàng. Và chi phí tất nhiên rẻ hơn so với vật liệu truyền thống.

Gạch nhựa giả gỗ

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 4
Gạch nhựa giả gỗ cũng là một lựa chọn được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng.

Thêm một cái tên khác trong “ngôi làng” của những vật liệu xây dựng nhẹ, đó là gạch nhựa giả gỗ. Đây là một loại vật liệu lát sàn mô phỏng hình ảnh của bề mặt gỗ, làm giả hoa văn cho giống gỗ tự nhiên, được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp.

Loại gạch này có thể dễ dàng thi công, và dễ vệ sinh hơn khi bị bẩn. Đây là lựa chọn mới thay cho các loại gạch men, đá hoa,… dùng trong lát nền nhà, ốp tường. So với việc dùng gỗ tự nhiên, thì gạch nhựa giả gỗ sẽ không bị cong vênh khi thấm nước.

Hơn nữa, đúng như tên gọi của nó, gạch nhựa giả gỗ sẽ có kiểu dáng, đặc điểm giống như người anh em truyền thống. Nên sẽ chỉ có “dân trong nghề” hoặc những người tinh mắt mới có thể phân biệt được.

Sàn nhẹ Ubot

Sàn Ubot còn được biết đến với các tên gọi khác là sàn nhẹ Ubot, sàn phẳng Ubot, sàn phẳng không dầm,… Đây là loại vật liệu xây dựng nhẹ được tạo thành từ các hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene.

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 5
Sàn nhựa bê tông là loại vật liệu xây dựng nhẹ được làm từ nguồn rác thải nhựa tái chế

Rác thải nhựa sau khi thu gom sẽ được phân loại trước khi đưa vào tái chế. Thành phẩm là các khối hộp nhựa hình vuông, rỗng và có 5 chân trụ hình côn. Chiều cao của hộp nhựa Ubot thay đổi theo nhiều Moduel khác nhau, linh động  tùy theo nhịp của mỗi công trình.

Khi thi công, các hộp Ubot được liên kết lại với nhau bởi các thanh nối và nằm chìm trong sàn beton tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Đây được đánh giá là phương pháp giúp giảm tải trọng cho một công trình hiệu quả, mà vẫn đảm bảo được độ bền và khả năng chịu lực cao như sàn bê tông truyền thống.

Trên đây là những vật liệu xây dựng nhẹ hiện đang được ứng dụng và có xu hướng phát triển nhiều hơn trong tương lai. Với những tính năng cao mà các loại vật liệu này mang lại, chúng được đánh giá là lựa chọn hàng đầu cho các công trình. Đồng thời cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường và hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Nguồn: https://lpc.vn