Công trình xanh hay còn được gọi với cái tên “xây dựng xanh” là xu hướng mà các chủ xây dựng đang thực hiện và hướng đến hiện nay.
Xu hướng xây dựng xanh không chỉ thân thiện với môi trường mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cuộc sống xung quanh của mọi người. Một trong những điều kiện hàng đầu để đánh giá một công trình xanh đó là phải được xây dựng bằng vật liệu xây dựng xanh.
Ngành xây dựng đang thay đổi – xây dựng xanh lên ngôi
Xây dựng xanh là một khái niệm cực kỳ mới tại Việt Nam, nhưng tại các nước như Hồng Kong, Singapo, Hàn Quốc nó đã được triển khai từ nhiều năm trước và còn được mệnh danh là thành phố bền vững. Với xu hướng đô thị lan nhanh như hiện nay, liệu xây dựng xanh có phải là bước phát triển tiếp theo của ngành công nghiệp xây dựng?
Cuộc sống càng phát triển, các toà nhà cao tầng hằng ngày đang mọc lên như nấm đi cùng với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, không thân thiện. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách cho ngành xây dựng như sau:
Theo nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng có quy định nhóm vật liệu xây dựng mới là loại vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Vật liệu này được gọi là vật liệu xây dựng hay là vật liệu xanh.
Các điều khoản trong nghị định chỉ rõ các vật liệu xây dựng nung đang sử dụng hiện nay sẽ không được khuyến khích nhiều nữa, mà thay vào đó là những vật liệu xanh. Chuyển đổi ngành công nghiệp xây dựng theo hướng đi của bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hơn.
Xây dựng xanh mang lại lợi ích lâu dài cho cuộc sống
Thực tế ngành công nghiệp xây dựng hiện nay đang tiêu tốn rất nhiều năng lượng, tài nguyên thiên nhiên của nước nhà. Theo thống kế có khoảng ⅕ lượng khí thải được thải ra ngoài môi trường. Nếu xây dựng theo mô hình mới thì có thể hạn chế được việc tiêu thụ năng lượng và tài nguyên, giảm được khí thải ra môi trường.
Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ xanh vào ngành xây dựng còn giúp cho không khí trong lành hơn giúp cho sức khoẻ người dân tốt hơn. Về lâu dài, công trình xanh đem lại lợi ích tài chính, sức khoẻ , giúp tuổi thọ các công trình được cải thiện…
Phải làm gì để đẩy mạnh xây dựng xanh phát triển?
Hiện nay, việc lạm dụng các vật liệu xây dựng nặng như: sắt, thép…vừa làm tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, chi phí đắt đỏ, vận chuyển khó khăn còn làm đẩy chi phí xây dựng lên cao. Nhiều công trình bị bỏ dở cũng chỉ vì chi phí quá đắt đỏ, nguồn lực không đủ. Thay vì phải sử dụng những vật liệu đắt đỏ như thế ta có thể thay thế bằng các vật liệu xanh.
Vật liệu xây dựng xanh là gì?
Vật liệu xây dựng xanh là những vật liệu được đảm bảo các yếu tố sau:
- Không độc hại.
- Vòng đời sử dụng lâu dài.
- Giảm ô nhiễm môi trường.
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Có khả năng tái chế.
Theo kết quả nghiên cứu của Thuỵ Sỹ cho thấy rằng, các công trình được sử dụng vật liệu xây dựng xanh có thể giúp tiết kiệm được 3/4 điện năng sử dụng và giảm tiêu hao hơn 25% điện năng/m2 trong quá trình xây dựng so với các công trình sử dụng vật liệu thường.
Các công ty quan tâm – đầu tư hạng mục vật liệu xanh nhiều hơn nhằm thay thế truyền thống để bảo vệ môi trường. Một trong những vật liệu xanh được công nhận đạt hiệu quả cao và đã được áp dụng vào trong ngành xây dựng tại Việt Nam đó là sàn phẳng Ubot.
Sàn phẳng Ubot – vật liệu xây dựng xanh đang được ứng dụng tại Việt Nam
Sàn phẳng Ubot là giải pháp kết cấu sàn nhẹ thay thế cho các vật liệu nặng như sắt thép.
Sàn Ubot là gì?
Sàn Ubot là cốt pha được làm bằng nhựa Polypropylen tái chế để sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot được sử dụng để tạo nên sàn nhẹ, phẳng không cần dầm với khả năng vượt nhịp lớn được sử dụng trong ngành xây dựng.
Cấu tạo của Ubot rất đặc biệt, Ubot là hình hộp rỗng, thủng đáy rỗng với 5 chân hình côn. Khi thi công, các hộp Ubot liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn Beton tạo ra các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau làm giảm trọng tải sàn.
- Các hộp định hình tạo không gian rỗng Ubot xếp song song với nhau tạo nên hệ thống dầm chìm chữ I nằm chìm trong sàn, nhằm mục đích giảm trọng lượng bản thân sản và vượt nhịp lớn.
- Sàn nhẹ Ubot là hệ sàn phẳng hai phương toàn khối, các dầm chìm trong sàn đan xen vuông góc với nhau làm tăng khả năng chịu tải trọng của sàn.
- Sàn phẳng – không dầm tạo chiều cao thông thủy lớn, dễ dàng lắp đặt hệ thống đường ống kỹ thuật, đồng thời cũng tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
- Một ưu điểm vượt trội của sàn nhẹ Ubot chính là hệ thống lướt cột. So với sàn truyền thống, hệ sàn nhẹ Ubot tiết kiệm số lượng và tiết diện cột, thuận tiện hơn trong việc bố trí cột một số công trình cần không gian mở như: trung tâm thương mại, hầm xe, tòa nhà dân dụng…
- Tải trọng bản thân sàn Ubot nhỏ hơn 10% đến 30% so với hệ dầm sàn Beton cốt thép truyền thống dẫn tới việc giảm tải trọng của toàn bộ công trình. Do vậy, đây là giải pháp lý tưởng để tối ưu tiết diện lưới cột và tối ưu kích cỡ phần móng.
- Giảm chiều dày sàn cũng như giảm chiều cao tổng thể của tòa nhà. Cùng 1 chiều cao tổng thể, khi sử dụng sàn nhẹ Ubot có thể tăng số lượng tầng so với sàn truyền thống.
- Sàn Ubot cho phép khả năng vượt nhịp lớn và chịu tải cao đặc biệt phù hợp với các công trình yêu cầu kết cấu không gian mở.
- Sử dụng sàn Ubot có thể linh hoạt bố trí lưới cột, vị trí tường ngăn, kiến trúc sư được thuận tiện hơn trong sáng tạo thiết kế.
- Sàn Ubot có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, cũng như có khả năng chống cháy cao.
Trong quá trình xây dựng, sàn Ubot thi công cũng nhanh và dễ dàng hơn. Việc vận chuyển vật liệu cũng không nặng nhọc như việc dùng sàn bê tông thường cốt pha thép. Sử dụng Ubot cũng tiết kiệm xi măng, bê tông nhiều hơn, giảm chi phí cho nhà thầu.
So với việc sử dụng vật liệu nặng trong xây dựng thì sàn Ubot là lựa chọn hợp lý nhất và tối ưu nhất. Sàn Ubot vừa có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên môi trường, bền vững với thời gian và là xu hướng trong xây dựng xanh của ngành xây dựng. Những vật liệu xanh như sàn Ubot hứa hẹn sẽ thổi một làn gió mới vào ngành xây dựng hiện nay.
Nguồn: https://lpc.vn