Search

Các loại vật liệu xây dựng nào sẽ trở thành tương lai của ngành xây dựng?

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng thi công. Bên cạnh các loại vật liệu xây dựng truyền thống, sự phát triển của công nghệ hiện đại đã cho ra đời rất nhiều loại nguyên liệu mới với nhiều tính năng ưu việt. Liệu các sản phẩm này có thể thay thế hoàn toàn các dòng nguyên vật liệu cũ ? Đâu mới là hướng đi đúng đắn cho ngành xây dựng trong tương lai ? 

Vật liệu xây dựng là gì?

Hiểu một cách đơn giản, vật liệu xây dựng là bất cứ loại nguyên vật liệu dùng để  xây dựng các công trình. Bạn có thể dễ dàng nhận ra các vật liệu rất quen thuộc vẫn thường được sử dụng như gỗ, tre, bê tông cốt thép, sắt, xi măng….. Vật liệu xây dựng là thành phần cốt lõi trong mọi công trình, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến việc thi công thành hay bại. Sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp với dự án không chỉ giúp chủ thầu đạt được thành quả tốt mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí, hạn chế tác động xấu đến môi trường. 

Phân loại vật liệu xây dựng

Để hiểu rõ hơn và sử dụng tốt các loại vật liệu xây dựng, bạn cần biết cách phân loại chúng. Việc phân loại vật liệu thường dựa trên cơ sở nguồn gốc hình thành. Thông thường, có thể chia vật liệu xây dựng thành hai loại – truyền thống và hiện đại. 

Vật liệu xây dựng truyền thống: 

Vật liệu xây dựng truyền thống là những nguyên vật liệu đã tồn tại từ rất lâu, được đưa vào trong thi công các tòa nhà, đường sá, đồn trạm….Các vật liệu truyền thống được lấy trực tiếp từ thiên nhiên như tre nứa, gỗ, đá sỏi… đã cùng rất nhiều công trình sống mãi với thời gian. Bên cạnh đó, ngành xây dựng còn sử dụng những vật liệu thiên nhiên đã qua chế tác của con người như gạch đất nung, gốm, sứ…. Các vật liệu xây dựng truyền thống có độ bền lớn, tính linh hoạt cao nên vẫn luôn được ưu tiên sử dụng từ xưa đến nay.

Sử dụng gỗ trong thi công nhà ở

Tuy nhiên, sau một thời gian dài khai thác, sử dụng, các vật liệu truyền thống dần lộ ra yếu điểm của mình. Việc liên tục chặt phá rừng lấy gỗ làm nhà khiến hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Gạch nung, xi măng,… đều có những tác động xấu đến môi trường sống của con người. Việc ngành xây dựng tiếp tục phát triển, nhanh chóng đưa vào sử dụng những vật liệu xây dựng hiện đại, thân thiện với môi trường là xu hướng tất yếu không thể tránh khỏi. 

 Vật liệu xây dựng hiện đại:

Cùng với sự phát triển như vũ bão của tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng đang từng bước chuyển mình, đưa ra nhiều loại nguyên liệu hiện đại, khắc phục được những hạn chế vẫn còn tồn tại khi sử dụng các dòng sản phẩm cũ. Dưới đây là một số vật liệu xây dựng hiện đại đang được áp dụng tại Việt Nam và thế giới :

  • Hộp Ubot:

Hộp Ubot là hộp định hình tạo rỗng được làm từ nhựa tái chế Polyproylene dùng để cấu thành sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn. Hộp Ubot này đáp ứng được những yêu cầu rất khắt khe trong ngành xây dựng, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho nguyên vật liệu mà còn thân thiện với môi trường.

Sàn phẳng không dầm được khá nhiều người sử dụng ở thời điểm hiện tại.

Việc sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot mang lại nhiều hiệu quả tích cực về cả vấn đề chi phí lẫn kỹ thuật. Sàn nhẹ Ubot giúp giảm trọng lượng của hệ thống dầm sàn từ 10 – 30% so với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Hệ thống sàn nhẹ cho phép bạn dễ dàng nâng tầng, tối ưu hóa tiết diện và số lượng cột sử dụng. Chi phí của toàn bộ công trình có thể giảm từ 10 – 15% giúp nhà thầu tiết kiệm được ngân sách khi thi công. 

  • Gỗ ốp tường xanh:

Thay vì sử dụng các loại gỗ tự nhiên vừa khó vận chuyển vừa gây hại đén màu xanh của trái đất, các công trình hiện nay đã sử dụng gỗ ốp tường xanh để thay thế. Loại gỗ này được làm từ cành cây, nhánh cây tận thu ép vụn cùng với các chất kết dính bên trong. Sản phẩm có độ bền, tính linh hoạt cao, không sợ bắt lửa, mối mọt ảnh hưởng. 

  • Xốp cách nhiệt:

Xốp cách nhiệt có nhiều đặc tính vượt trội như cách âm, chống thấm, chống ẩm tốt và có độ bền cao. Xốp được làm bằng chất dẻo PS có trọng lượng nhẹ, không gây cản trở khi di chuyển, và đặc biệt là không tạo ra khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Xốp được ứng dụng nhiều trong xây dựng nhà cửa, các công trình giải trí….hiện nay

Nên sử dụng các loại vật liệu xây dựng nào trong tương lai

Xã hội ngày một văn minh hiện đại, nhu cầu con người tăng cao cũng kéo theo sự phát triển ngày một mạnh mẽ hơn của ngành xây dựng. Cùng với trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân toàn cầu, các công trình xây dựng trong tương lai hướng đến sử dụng những nguyên liệu hiện đại giúp tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường. Ubot beton, gỗ ốp tường xanh, xốp cách nhiệt,… cùng nhiều vật liệu tiên tiến hiện nay sẽ trở thành xu hướng tất yếu của ngành xây dựng và thay thế hoàn toàn những nguyên liệu truyền thống vốn còn nhiều bất cập từ trước đến nay. 

Vật liệu xây dựng xanh mở ra hướng đi mới cho ngành xây dựng trong tương lai

Việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng xanh sẽ góp phần giảm thiểu các vấn đề về ô nhiễm môi trường, giúp tối ưu các hạng mục trong quá trình xây dựng thi công. Hiện nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình đã dùng các loại nguyên liệu này để thay thế cho các vật liệu truyền thống. Đây là một sự thay đổi cần thiết, một xu hướng tất yếu của ngành xây dựng để theo đuổi các giá trị bền vững trong tương lai. 

Sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà tại các công trình xây dựng

Sàn bê tông nhẹ làm trần nhà hiện nay được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm và lựa chọn. Vậy, sàn bê tông siêu nhẹ có đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn khi sử dụng làm trần nhà không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn được giải đáp mọi thắc mắc trên.

Đôi nét cơ bản về sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà

Sàn bê tông siêu nhẹ còn có cái tên khác là sàn panel siêu nhẹ, được sản xuất theo công nghệ của Pháp. Sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà được xem là sản phẩm công nghệ xây dựng tiên tiến trong xây dựng, được sử dụng phổ biến các nước phát triển. Nguyên liệu để sản xuất tiền chế sàn bê tông siêu nhẹ tại nhà máy gồm dầm dự ứng lực và gạch bê tông nhẹ Block. 

Tại Việt Nam, sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà đã được áp dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Các sàn bê tông nhẹ này gần như đều đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn xây dựng khắt khe bậc nhất Việt Nam cũng như toàn thế giới. Sàn bê tông siêu nhẹ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với sàn bê tông truyền thống.

Những ưu điểm của sàn bê tông siêu nhẹ so với sàn bê tông truyền thống

Chất lượng của sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà được xem là ổn định bởi các cấu kiện được giám sát, kiểm định chặt chẽ trong quá trình sản xuất. Các khâu như xác nhận sản phẩm khi xuất xưởng,  thi công hay chọn vật liệu,.. đều được các chuyên gia xây dựng kiểm tra kỹ càng. 

Sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ, công trình xây dựng sẽ được giảm tải nên chi phí cột trụ cốt pha chống đỡ, gia cố nền móng cũng sẽ được giảm đi đáng kể. Các bạn cũng không lo làm tiếng ồn bị ảnh hưởng xuống các tầng dưới bởi khả năng cách âm của sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà là rất tốt. 

Khả năng chống nóng, chống nắng của sàn bê tông siêu nhẹ sẽ tốt hơn bởi có độ độ rỗng của các viên gạch Block. Sàn bê tông siêu nhẹ cũng dễ trát bởi có độ nhám và siêu phẳng cao, khả năng chống thấm và chịu ảnh hưởng của thời tiết cũng được đánh giá tốt hơn bao giờ hết. 

Bên cạnh đó, sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà cũng tiện lợi hơn sàn truyền thống ở quá trình vận chuyển và thi công. Sở hữu kết cấu nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ giúp sàn bê tông siêu nhẹ có thể dễ dàng được mang vác, di chuyển vào mọi con hẻm, ngõ ngách sâu. Loại sàn siêu nhẹ này rất phù hợp với những công trình cần cơi nới, cải tạo tường yếu, nền móng, thay thế sàn gỗ. 

Ngoài ra, thời gian thi công sàn bê tông siêu nhẹ cũng sạch và nhanh gọn hơn so với các loại sàn truyền thống. Thời gian để làm các công việc tiếp theo sẽ nhanh hơn bởi thời gian bảo dưỡng sàn bê tông là không quá dài. Sau khi đổ bê tông lên trên sàn, các bạn có thể tiến hành hoàn thiện ngay phần dưới sàn. Khi sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ sẽ hạn chế được ô nhiễm môi trường, giảm thiểu được số lượng tài nguyên khai thác để phục vụ cho ngành xây dựng. 

 sàn-be-tông-nhẹ
Những ưu điểm của sàn bê tông siêu nhẹ so với sàn bê tông truyền thống

Sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ là giải pháp vô cùng thông minh

Đối với những nhà có nền móng yếu, cần gia cố, cần xây mới hay cải tạo,… thì việc sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà là điều hoàn toàn hợp lý. Trần nhà được đổ bê tông siêu nhẹ sẽ có khá nhiều ưu điểm như khả năng chống cháy, cách nhiệt, cách âm, chống nóng là thực sự lý tưởng. Chính sàn bê tông siêu nhẹ sẽ giúp không khí trong nhà được ấm hơn vào mùa đông, mát hơn vào mùa hè. 

Nhìn chung, việc sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà là một biện pháp cực kỳ thông minh và hữu hiệu. Điều đó sẽ giúp các bạn có được không gian lý tưởng và vừa tiết kiệm được các chi phí xây dựng. Mong rằng trong tương lai tới, sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà sẽ được phổ biến, được sử dụng rộng rãi tại các công trình xây dựng lớn nhỏ. 

Khi sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà, các bạn nên chọn những đơn vị thi công uy tín, chất lượng bởi đây là vật liệu xây dựng còn khá mới. Công trình xây dựng sẽ đạt chất lượng cao nhất nếu đơn vị thi công đã có kinh nghiệm trong việc thi công các loại vật liệu này. 

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà

Khi sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà, các bạn phải lưu ý những vấn đề như độ dày của sàn bê tông phải cần là 170mm. Trong số đó, dầm PPB và gạch Block phải là dày 120mm, còn lại 50mm là độ dày lớp bê tông đổ bù tại chỗ.

Sau khi sử dụng sàn bên tông siêu nhẹ làm trần nhà, thì sàn cần được tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm, cần xây gạch cao khoảng 100mm xung quanh máy bơm nước hòa xi măng theo tỷ lệ là 1m3 nước – 4kg xi măng. Cứ 3 giờ đồng hồ, lại phải khuấy 1 lần. Sau 1 ngày có thể dỡ cột pha bao quanh. Và sau từ 3 đến 5 ngày thi công thì có thể tiến hành tháo dỡ cột chống trần ở trong nhà. 

sàn-be-tong-sieu-nhe-khong-dam
Sử dụng các tấm bê tông siêu nhẹ để làm trần nhà.

Một số loại vật liệu làm trần nhà siêu nhẹ khác

Sàn tấm xi măng Cemboard Duraflex 

Sàn tấm Duraflex ra đời là một trong những bước tiến vượt trội của ngành xây dựng, giúp khắc phục các nhược điểm, hạn chế của các vật liệu xây dựng truyền thống như phải phụ thuộc thời tiết, tốn nhân công, thời gian xây dựng lâu,… 

Đây là một trong những sản phẩm đã được nhiệt đới hóa, có khả năng chịu nắng mưa, thời tiết khắc khá tốt. 

thiet-ke-mang-xanh-trong-nha-pho
Cemboard Duraflex – sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà

Sàn tôn Deck liên hợp bê tông cốt thép

Sàn Deck là một trong những vật liệu xây dựng được nhiều người sử dụng. Sàn Deck đóng vai trò liên kết liên hợp với hệ khung kết cấu thép của công trình. Loại sàn này được sản xuất từ thép mạ kẽm, thép đen và mạ hợp kim nhôm kẽm. 

Sàn Deck còn được gọi là sàn thép liên hợp. Ưu điểm của sàn này đó chính là kết cấu đơn giản, dễ dàng vận chuyển, sản xuất, lắp đặt và thi công. Sàn Deck thường được sử dụng để thi công xây dựng các nhà cao tầng, xây dựng các khu công nghiệp. 

Trên đây là các thông tin cơ bản về sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà và một số sàn bê tông siêu nhẹ được sử dụng nhiều hiện nay. Việc phát triển sàn bê tông siêu nhẹ giúp cho ngành xây dựng phát triển bền vững hơn, tiết kiệm được chi phí xây dựng và thời gian thi công. Ngoài ra, việc phát triển sàn bê tông siêu nhẹ vào làm trần nhà có thể giảm thiểu được số lượng đá vôi và sắt thép khai thác từ tự nhiên, giúp bảo vệ môi trường và bảo vệ, nâng cao chất lượng sống của toàn dân.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Một số giải pháp xây dựng xanh được ứng dụng phổ biến hiện nay

Tìm kiếm giải pháp xây dựng xanh luôn là điều các kỹ sư băn khoăn trước khi bắt tay thi công các công trình xây dựng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các giải pháp xây dựng xanh tốt nhất, được ứng dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam hiện nay.

giai-phap-xay-dung-2
Công trình xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của tương lai

Công trình xanh – Xu hướng tất yếu của tương lai

Công trình xanh (Công trình xây dựng xanh) là những công trình xây dựng mang đến nhiều lợi ích cho môi trường, đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên không độc hại, có vòng đời sử dụng lâu dài, có thể tái chế.

Các công trình này được thiết kế để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, loại bỏ các tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người và sinh vật xung quanh.

Theo một nghiên cứu cho thấy, các công trình công thường sử dụng 40% năng lượng, khai thác 25% lượng gỗ, 17% lượng nước…cùng rất nhiều nguồn tài nguyên khác. Đồng thời, lượng chất rắn thải ra là 40%, CO2 33%, 55% khí CFC…

Trong khi đó, một công trình xanh đạt tiêu chuẩn có khả năng làm giảm 24 – 50% năng lượng tiêu thụ, giảm 33-39% lượng CO2 trong không khí, tiết kiệm 40% nước, giảm 70% lượng chất thải rắn.

Như vậy, với các công trình xanh, các chỉ số về tài nguyên, chất thải…đều có chiều hướng thay đổi tích cực. Sử dụng ít tài nguyên, nguyên liệu hơn, giảm thiểu tối đa lượng chất thải ra môi trường chính là mục đích của loại công trình xây dựng này.

Trong hiện tại và tương lai, công trình xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của ngành xây dựng. Muốn có được điều này, các kỹ sư cần phải lưu ý đến 2 yếu tố chính là: vật liệu xanh và các giải pháp xây dựng xanh.

Vật liệu xây dựng xanh cần đảm bảo tiêu chí nào?

Vật liệu xây dựng xanh là những vật liệu có khả năng giảm tác động xấu đến môi trường. Hay nói cách khác, các vật liệu này mang đến sự an toàn, thân thiện cho sức khỏe con người. Đồng thời đảm bảo an toàn trong suốt vòng đời của một công trình xây dựng từ các khâu khai thác, thiết kế, thi công, vận chuyển,… cho tới khi phá dỡ chúng.

Tiêu chuẩn để đánh giá vật liệu xanh bao gồm:

Không độc hại

Vật liệu xanh phải được tối ưu hóa để hạn chế tối đa lượng chất thải ra môi trường. Đồng thời không gây độc hại cho sức khỏe của mọi người xung quanh.

Giúp tiết kiệm tài nguyên

Vật liệu xanh phải phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có của trái đất. Ví dụ, tài nguyên đất sét đang cạn kiệt, vì thế sản xuất gạch không nung cũng được gọi là một vật liệu xanh. Ngoài ra, vật liệu xanh còn giúp tiết kiệm năng lượng cho công trình trong các công đoạn khai thác, thi công, vận chuyển.

Giảm ô nhiễm môi trường

Mục đích chính của vật liệu xanh là làm giảm ô nhiễm môi trường, không gây nguy hại tới các tài nguyên khác như đất, nước, không khí…

Có vòng đời sử dụng lâu dài

Vật liệu xanh phải có chất lượng tốt, vòng đời sử dụng lâu dài, bền bỉ hơn so với các nguyên liệu thông thường khác.

Có thể tái chế

Vật liệu xanh phải thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế cao.

Các giải pháp xây dựng xanh phổ biến hiện nay

Ở khắp các quốc gia trên thế giới, chính phủ nhà nước đang kêu gọi các đơn vị xây dựng áp dụng giải pháp xây dựng xanh trong việc tạo ra các công trình kiến trúc. Dưới đây là một số giải pháp mà bạn có thể tham khảo.

giai-phap-xay-dung-3
Giải pháp xây dựng xanh bằng sàn Ubot

Sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là vật liệu xây dựng xanh được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Loại sàn này được tạo thành từ những hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, ở giữa có thanh nối liên kết các hộp.

Cấu tạo của sàn phẳng Ubot

  • Ubot có dạng hình hộp rỗng, gồm 5 chân hình côn, kết hợp với nhau qua thanh nối. Các hộp này nằm chìm trong sàn, tạo ra lỗ rỗng để giảm tải trọng lượng, hạn chế số lượng cột cần sử dụng.
  • Thân Ubot có kích thước cơ bản là 52×52 cm. Chiều cao của các hộp có thể thay đổi linh động 10cm, 13cm, 16cm, 20cm, 24cm, 28cm…để phù hợp với nhiều module khác nhau.
  • Chiều cao của chân hộp từ 5-9 cm, có vai trò cố định chiều cao của lớp bê tông dưới sàn. Đồng thời xả khí trong trường hợp xảy ra cháy, hỏa hoạn.

giai-phap-xay-dung-4
Hình ảnh trực quan về Sàn phẳng Ubot

Ưu điểm vượt trội

  • Sàn phẳng Ubot chiếm lợi thế về kích thước. Bạn có thể xếp chồng chúng lên nhau, dễ dàng vận chuyển. Đặc biệt, sản phẩm làm từ chất liệu tốt, cứng cáp, có thể bảo quản ngoài trời, không dễ vỡ như xốp polystyrene.
  • Do được tái chế từ nhựa nên sàn Ubot mang đến sự tiện lợi trong quá trình thi công. Sử dụng Ubot hoàn toàn bằng sức người, lắp ráp thủ công rất đơn giản, dễ dàng, không cần đến máy móc hay thiết bị phức tạp nào. Nhờ vậy giảm tối đa lượng CO2 thải ra môi trường bên ngoài. Đồng thời giảm ô nhiễm âm thanh cho công trình xây dựng.
  • Chiều cao có thể thay đổi linh hoạt, khả năng chống cháy cực tốt.
  • Ubot có khả năng chịu áp lực nén, rung, trọng tải của bê tông. Sau quá trình đổ bê tông, vật liệu này sẽ không bị biến dạng.

Với những ưu điểm vượt trội này, sàn phẳng Ubot được xem là giải pháp xây dựng xanh hàng đầu hiện nay. Nhìn một cách toàn diện, vật liệu này an toàn, thân thiện với môi trường, mang đến sự tối ưu cho quá trình thi công. Song song với đó là những lợi ích về kinh tế, chất lượng dài hạn cho công trình xây dựng.

Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck)

Sàn bóng sử dụng những quả bóng nhựa đặt ở vùng giữa của bản sàn và cốt thép chịu lực. Đây là một trong những giải pháp xây dựng xanh được áp dụng nhiều ở các nước Châu Âu. Nếu được thiết kế tốt, sàn bóng sẽ giảm được 35% khối lượng bê tông cần dùng cho một công trình xây dựng.

giai-phap-xay-dung-5
Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck)

Tuy nhiên, công nghệ sàn bóng vẫn tồn tại một số nhược điểm là: bóng hình tròn gây khó khăn cho việc xác định vị trí đặt bóng, bóng dễ bị vỡ khi đổ bê tông, lớp bê tông có độ dày không đều… Muốn phát huy được tối đa hiệu quả của giải pháp xây dựng xanh này, cần phải có một đội ngũ thi công tốt, dày dặn kinh nghiệm.

Công nghệ sàn Cobiax

Sàn Cobiax ra đời nhằm khắc phục những ưu điểm của sàn bóng. Thay vì tạo thành từng phên như sàn bóng trước đây, sàn Cobiax sẽ gồm nhiều khối rỗng, được cố định bằng lồng thép. Sau đó được mang ra lắp ráp tại khu vực xây dựng.

Nhờ vậy, chiều dày của lớp bê tông đều hơn, bóng và cột thép được đặt đúng vị trí nên khả năng chịu lực tốt hơn. Các công đoạn thi công cũng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Có thể thấy rằng, qua 3 giải pháp xây dựng xanh ở trên thì sử dụng sàn nhựa Ubot để tạo hệ thống sàn phẳng không dầm vẫn là tốt ưu và hiệu quả nhất. Đó cũng là lý do tại sao các công trình xây dựng đô thị, trường hợp, bệnh viện,… của Việt Nam hiện nay đều lựa chọn công nghệ này.

VẤN ĐỀ PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ, THI CÔNG!!!

Từ lâu, việc thiết kế hợp phong thủy đã trở thành nếp nghĩ truyền thống của người Việt Nam. Phong thủy ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và sự nghiệp của gia chủ.

Hình ảnh thiết kế hợp phong thủy 2

Người ta tin rằng hợp phong thủy sẽ đem lại cho mình nhiều may mắn trong cuộc sống hay công việc, thậm chí phúc lộc cho đời sau. Chính vì thế, kiến trúc, thi công hợp phong thủy đã không còn mới với bất kì ai.

Trên thực tế, việc bố trí kiến trúc phong thủy không chỉ giúp gia đình gia chủ tránh được những rủi ro, không may mắn mà còn giúp cho tổng thể công trình kiến trúc trở nên hài hòa hơn. Có khá nhiều lưu ý khi sắp xếp căn nhà hợp phong thủy nhưng điều mà ai cũng lo ngại đó là dầm, xà nhà. Đối với những ngôi nhà xây dựng theo phương pháp sàn truyền thống thì dầm, xà là những thứ không thể thiếu để tăng tính chắc chắn cho công trình.

Thợ thi công thường dùng gỗ dài hoặc dầm trị làm bằng bê tông cốt thép để chống đỡ cho ngôi nhà. Tuy nhiên việc sử dụng dầm, xà ngang cũng gây ra không ít phiền phức cho gia chủ vì nó mang đến nhiều điềm xấu trong phong thủy nếu như không biết cách sắp xếp vị trí hợp lý.

Trong quan điểm phong thủy, dầm ngang là không tốt dù ở bất cứ vị trí nào, đặc biệt là 1 số vị trí có thể ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, tài vận hoặc thậm chí là tính mạng của người trong nhà:

  • Trong phòng ngủ:

Hình ảnh thiết kế hợp phong thủy 3

Theo phong thủy, giường ngủ có xà, dầm ngang đè phía trên được coi là huyền trâm sát, chủ tốn nhân khẩu, gây ra những bất lợi về sức khỏe cho người nằm dưới. Nếu vị trí giường ngủ kê ngay dưới dầm hay xà ngang sẽ hình thành cảm giác nặng nề, con người luôn có cảm giác bị đè nén, điều này trong luật phong thủy gọi là “hung hình”.

Dầm ngang dù nằm bất kì vị trí nào của giường ngủ đều có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người. Biểu hiện rõ nhất là người nằm dưới dầm, xà vắt ngang qua sẽ cảm thấy nhức đầu đồng thời tính tình cũng trở nên khô khan, cáu gắt.

  • Trong phòng ăn:

Hình ảnh thiết kế hợp phong thủy 4

Điều này sẽ ngăn cản sự may mắn của các thành viên trong gia đình, gây cảm giác ức chế, không thoải mái cho người làm bếp, đồng thời làm cho gia chủ thường bị kẹt trong vấn đề tiền bạc, tài chính.

  • Vị trí làm việc hoặc học tập:

Hình ảnh thiết kế hợp phong thủy 5

Điều này rất không ổn bởi nó sẽ làm cho người học tập hay làm việc phía dưới cảm giác trì trệ, không tập trung, ngăn cản sự sáng tạo và tư duy của người bên dưới. Chính vì vậy, nhiều văn phòng không cho phép đặt xà ngang bên trên vị trí làm việc của nhân viên.

  • Trên bàn thờ:

Hình ảnh thiết kế hợp phong thủy 6

Điều này sẽ khiến gia chủ kém về mặt tài lộc, đồng thời khó khăn trong việc duy trì cuộc sống ổn định, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thành viên trong gia đình.

Có một số giải pháp truyền thống để có thể hóa giải những điều không may kể trên :

+ Nếu trần nhà bạn cao thì có thể dùng 1 lớp trần giả lót dưới xà nhà là cách khá tiện dụng và thường thấy phổ biến hiện nay.

+ Bạn nên dùng màu sáng sơn xà nhà để hóa giải bớt khí suy của xà nhà.

+ Sử dụng một đôi rùa bằng đồng, nguyên lý là dùng các đồ bằng đồng đế hóa giải sát khí của dầm ngang. Đặt con rùa hoặc một chiếc đồng hồ vàng hình tròn được làm bằng đồng dưới xà ngang là có thế hóa giải được sát khí của nó.

 một giải pháp hiện đại cũng được sử dụng rộng rãi hiện nay đó là sử dụng sàn phẳng không dầm.

Hình ảnh thiết kế hợp phong thủy 7

Nắm bắt được những lo âu của khách hàng, các chuyên gia của Lam Pham Construction đã không ngừng nghiên cứu và đưa ra giải pháp xua tan những băn khoăn cho gia chủ khi thi công và thiết kế. Với xứ mệnh mang đến sự thay đổi cho xây dựng Việt Nam, LPC đã đưa giải pháp công nghệ mới “Sàn phẳng nhẹ sử dụng hộp định hình tạo rỗng UBOT” để gạt bỏ những ảnh hưởng của xà ngang trong phong thủy công trình.

Hình ảnh thiết kế hợp phong thủy 8

Với nguyên lý sàn phẳng tạo bởi các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông tạo nên các lỗ rỗng, các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau, sàn Ubot giảm thiếu tối đa việc sử dụng dầm, xà ngang, tránh được những ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của gia chủ.

Hơn nữa, giải pháp này còn mang tới cho công trình nhưng ưu việt nổi bật: tối thiểu hóa chi phí xây dựng do giảm được lượng bê tông cốt thép đáng kể so với sàn truyền thống; tối ưu hóa trong kết cấu, tạo tính thẩm mỹ cho căn nhà của bạn; đáp ứng xu hướng xây dựng xanh do sử dụng nguyên liệu nhựa tái chế Polypropylene.

Với việc sử dụng giải pháp sàn phẳng nhẹ công nghệ xanh này, gia chủ sẽ không cần băn khoăn tới những ảnh hưởng bất lợi tới gia đình mình mà vẫn sử hữu công trình vững chắc và hoàn mỹ.

Nguồn: https://lpc.vn

Sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot

So với giải pháp công nghệ bê tông truyền thống, giải pháp kết cấu sàn nhẹ Ubot mà LPC đưa ra là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hình ảnh sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot 1

Có nhiều người đến giờ vẫn còn nghi ngờ về chất lượng của sàn phẳng cốt nhựa. Một số người nghĩ rằng chỉ có bê tông cốt thép thì mới vững chắc và theo họ đây là một trong những thủ thật rút lõi công trình. Thực tế thì giải pháp sàn phẳng sử dụng hộp định hình tạo rỗng Ubot không những được các chủ đầu tư khẳng định chất lượng mà còn được kiểm định đạt nhiều tiêu chuẩn trong và ngoài nước.

Hình ảnh sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot 2

Thông qua việc đặt Ubot vào vùng bê tông sẽ làm giảm đáng kể khối lượng bê tông, cốt thép cho công trình, tiết kiệm được 10-20% tổng chi phí xây dựng thô. Việc này cũng làm giảm khối lượng sàn từ 10-13%; giảm tải trọng xuống móng. Kết quả là khối lượng bê tông, thép, côp pha đều được tiết kiệm một cách đáng kể so với sàn bê tông cốt thép thông thường. Hơn nữa, chi phí sử dụng hộp Ubot thay cho khối lượng bê tông, cốt thép thông thường rẻ hơn rất nhiều so với sàn truyền thống.

Hình ảnh sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot 3

Ngoài ra giải pháp này còn tiết kiệm được không gian thông thủy cho công trình. Sàn Ubot giúp giảm hệ thống dầm cột, giảm chiều dày sàn và có khả năng vượt nhịp tới 20m, giảm chiều cao 1 tầng, tạo không gian thoáng rộng và có thể tăng số tầng cho công trình. Thêm vào đó, trong quá trình thi công, do tối ưu về kiểu dáng nên Ubot có thể được xếp chồng lên nhau giúp tiết kiệm được diện tích kho bãi, dễ dàng vận chuyển và tiết kiệm nhân công dọn dẹp.

Hình ảnh sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot 4

Chính vì vậy, khi sử dụng sàn Ubot sẽ tiết kiệm được thời gian thi công đẩy nhanh tiến độ đưa công trình vào sử dụng, mỗi sàn sẽ tiết kiệm được 4-5 ngày vậy 4 sàn sẽ tiết kiệm được ít nhất là 16 – 20 ngày. Một lí do giúp giảm thời gian thi công của giải pháp Ubot là hộp có hình dáng nhỏ gọn, dễ thi công, di chuyển, có thể xếp chồng lên nhau mà không sợ nứt, vỡ khiến cho công trường luôn sạch sẽ, tiết kiệm thời gian dọn dẹp. Vì thế không chỉ giảm thời gian thi công nên chi phí nhân công cũng được tiết kiệm đáng kể.

Hình ảnh sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot 5

Hiện nay, giải pháp sàn phẳng dử dụng công nghệ mới này được ứng dụng linh hoạt trong các công trình lớn, nhỏ: bãi đỗ xe, tòa nhà, văn phòng, chung cư, trường học, bệnh viện, móng bè, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp khác.

Hình ảnh sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot 6

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ chuyên gia thiết kế, sản xuất, giải pháp sàn phẳng nhẹ sử dụng hộp định hình Ubot không ngừng được cải tiến. Phiên bản hộp Ubot mới vẫn giữ nguyên được những ưu điểm của phiên bản cũ mà có thể tiết kiệm được thêm lượng bê tông hao hụt khi có nắp. Cùng sứ mệnh không ngừng thay đổi, LPC tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp xanh sử dụng công nghệ mới – Sàn phẳng Ubot!

~ LPC – Responsive to change ~

Nguồn: https://lpc.vn

QUY TRÌNH THI CÔNG SÀN PHẲNG NHẸ SỬ DỤNG HỘP UBOT

Hiện nay, trong thị trường xây dựng hộp định hình tạo rỗng Ubot đã trở nên rất phổ biến. Nhưng vẫn có những khách hàng thắc mắc về giải pháp công nghệ mới này.

LPC, với sứ mệnh là đơn vị tiên phong về cung cấp giải pháp sàn phẳng nhẹ sử dụng hộp định hình tạo rỗng Ubot sẽ đưa đến cho các bạn những thông tin cụ thể và chính xác nhất về quy trình sản xuất hộp Ubot cũng như nguyên lý làm việc của Ubot.

Sàn phẳng Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới.

Về quy trình thi công sàn UBOT, những kỹ sư của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC) đã thực hiện với những quy định khắt khe về chất liệu cũng như kiểm tra nghiêm ngặt ở từng khâu chế tạo, LPC đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm cung ứng cho quý khách hàng. Quy trình thi công phải được thực hiện nghiêm chỉnh qua 6 bước sau:

  • Bước 1: Lắp đặt cốp pha sàn

Tương tự như sàn truyền thống, sử dụng hệ giáo nêm hoặc giáo pal, đà giáo bằng thép hộp 50 x 100 và 50 x 50, hệ ván sàn bằng gỗ đảm bảo độ chắc chắn, kín khít.

  • Bước 2: Lắp đặt thép sàn lớp dưới và thép gia cường dải đều lớp dưới.
  • Bước 3: Lắp đặt hộp Ubot

Lắp đặt nắp hộp vào với hộp. Nắp hộp có tác dụng ngăn chặn bê tông tràn vào trong hộp và đầm được kỹ hơn đảm bảo độ đặc chắc của bê tông.

Dải hộp theo thiết kế. Định vị hộp đầu tiên

Khoảng cách hộp theo thiết kế – liên kết bằng thanh nối

Lắp hộp hàng đầu tiên đã được căng dây (bật mực) làm chuẩn

Tiếp theo: Các hộp được lắp tịnh tiến và tự động thẳng nhờ các thanh nối

  • Bước 4: Lắp đặt thép mũ cột, thép gia cường và thép chống cắt
Thép gia cường khe lớp dưới (nếu có) được đặt giữa các ke của hàng hộp
Lắp đặt thép sàn lớp trên, thép chống cắt
Lắp đặt thép mũ cột
Lắp đặt thép U bo biên sàn
Lắp đặt thép gia cường lớp trên
Thép chống chọc thủng được bố trí quanh khu vực mũ cột theo thiết kế
Lắp đặt thép C ổn định sàn
  • Bước 5: Đổ bê tông theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, lần thứ nhất đổ vào khe hộp sử dụng đầm dùi để đẩm bảo chất lượng bê tông lớp dưới. Sau đó đổ lần thứ 2 theo chiều dày bê tông lớp trên. Sử dụng đầm dùi, đầm bàn kéo đều trên mặt
Hình ảnh quy trình thi công sàn phẳng Ubot 6
  • Bước 6: Hoàn thiện bề mặt, khi kết cấu bê tông đủ cường độ theo tiêu chuẩn thì tiến hành tháo dỡ cốp pha

Trong quá trình thi công, các chuyên gia của LPC cũng đưa ra những tiêu chuẩn tuyệt đối cần lưu ý và tuân thủ để tránh giảm chất lượng công trình:

  • Tuân thủ theo tài liệu, tiêu chuẩn nhà sản xuất và sự chỉ dẫn của kỹ sư LPC
  • Hộp Ubot được thiết kế di chuyển an toàn trên mặt hộp theo chỉ dẫn của đơn vị sản xuất. Trong đó, vị trí tại chân hộp là vị trí an toàn nhất, vị trí giữa hộp là yếu nhất – khuyến cáo hạn chế việc di chuyển trên hộp tại vị trí này. Trung bình hộp Ubot chịu được tải trọng (70+30)=100kg trên tiết diện mũi giày 10x12cm.

Trong đó: Trọng lượng người trung bình 70kg, trọng lượng hàng 30kg.

Nếu thi công trong thời tiết quá nóng( trên 36 độ) thì không được đi lại trên Ubot khi chưa có thép lớp 2 và phải có ván thao tác khi di chuyển.

  • Trước khi đổ bê tông cần dùng thép C liên kết 2 lớp thép sàn với nhau để chống hiện tượng đẩy nổi (4C/m2)
  • Việc đổ bê tông phải đúng yêu cầu để bê tông được tràn vào đủ phía dưới chân hộp. Để đảm bảo được điều này, bê tông phải có độ sụt cao 16 ± 2cm với bơm cần, 18 ± 2cm với bơm tĩnh cốt liệu đá 1×2.
  • Cách đổ bê tông:  Bê tông sàn Ubot được đổ thành 2 lần với mục đích đảm bảo chất lượng mặt dưới và tránh việc đẩy nổi của hộp.

+ Lần 1: Bê tông lớp 1 đổ tới hết chân hộp sao cho sau khi đầm xong thì vừa bằng chân hộp.

Hình ảnh quy trình thi công sàn phẳng Ubot 7

+ Lần 2: Tiếp tục đổ ngay sau khi đổ xong bê tông lớp 1.

  • Đầm bê tông đúng quy cách và hướng dẫn bới kỹ sư LPC:

+ Lớp 1: Đầm đủ các khe hộp.

+ Lớp 2: Sử dụng đầm bàn hoặc để bàn dùi nằm ngang, di chuyển đều trên mặt sàn.

  • Trong quá trình thi công để tránh hao hụt:

+ Bê tông cần kiểm tra kỹ cốp pha đảm bảo kín khít và chắc chắn trước khi đổ.

+ Bê tông rõ nguồn gốc, khối lượng xe bơm phải được kiểm tra kỹ lưỡng.

+ Bê tông phải đảm bảo cốt liệt và độ sụt.

+ Trong quá trình đầm bê tông cần đảm bảo đầm đúng, đầm đủ, không bỏ sót.

Hình ảnh quy trình thi công sàn phẳng Ubot 8

+ Khuyến cáo hạn chê dùng bơm tĩnh để tránh hao hụt lớn và để lại khuyết tật.

  • Hạn chế sử dụng phụ gia hóa dẻo R3/R7. Nếu phải dùng loại phụ gia này phải có quy định bảo dưỡng chặt chẽ tránh hiện tượng nứt do co ngót. Do sàn rỗng và chiều dày lớn nên việc thủy hóa bê tông xảy ra lâu hơn. Vậy yêu cầu bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn.
  • Tháo dỡ cốp pha khi bê tông đạt mác, không nên tháo dỡ sớm để tránh hiện tượng võng sàn, gây nứt, yếu cầu chống 2 tầng giáo.
  • Hộp Ubot và phụ kiện được xếp lưu kho tại công trường phải được che bạt tránh mưa nắng và không được để quá 60 ngày ngoài trời.
  • Hộp Ubot được nâng hạ bằng cần cẩu hoặc xe nâng bởi các cáp mềm, tránh va đập, quăng quật.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

4 tiêu chí khi chọn lựa nhà thầu thi công xây dựng

Sau khi hoàn thiện các bước thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu và thiết kế nội thất thì lựa chọn một nhà thầu thi công xây dựng hợp lý là mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi chủ đầu tư.

Hình ảnh 4 tiêu chí khi chọn lựa nhà thầu thi công xây dựng 1
Tiêu chí khi chọn lựa nhà thầu thi công xây dựng

Hầu hết chủ đầu tư đều lựa chọn các đơn vị thi công thông qua giới thiệu bạn bè, người thân, quen biết mà không quan tâm những tiêu chí nhất định. Vậy làm thế nào để lựa chọn sáng suốt nhà thầu thi công xây dựng hợp lý? Continue reading “4 tiêu chí khi chọn lựa nhà thầu thi công xây dựng”

Lưu ý về an toàn trong thi công xây dựng

Thi công xây dựng là quá trình các nhà đầu tư, kiến trúc sư lên kế hoạch, tư vấn giám sát và quản lý các đội thi công để hoàn thành công trình.

Hình ảnh Lưu ý về an toàn trong thi công xây dựng 1

Với đặc thù ngành nghề thi công xây dựng có rất nhiều rủi ro và mức độ nguy hiểm cao, việc mất an toàn lao động thường xuyên xảy ra một phần do công tác quản lý của chủ thầu và các đơn vị liên quan còn sơ sài, lỏng lẻo, một phần cũng do sự chủ quan của chính người lao động trong việc bảo vệ an toàn của bản thân.

Do đó, để giảm thiểu những tai nạn lao động đáng tiếc, các đơn vị nhà thầu cần xem xét kĩ càng hoạt động quản lý an toàn thi công cũng như mỗi người lao động nên trang bị cho mình những lưu ý cơ bản khi tham gia thi công.

Continue reading “Lưu ý về an toàn trong thi công xây dựng”