Search

4 loại vật liệu xây dựng nhẹ sẽ thay thế gạch và bê tông truyền thống trong tương lai

Theo các chuyên gia, những vật liệu xây dựng nhẹ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời vẫn đảm bảo được độ bền – đẹp cho công trình, thân thiện với môi trường.

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 1

Không nằm trong danh sách vật liệu xây dựng nhẹ, gạch, bê tông được biết đến là một trong những loại vật liệu xây dựng chính cần thiết đối với mỗi công trình. Với sự phát triển liên tục của ngành công nghiệp xây dựng, các chuyên gia đã ước tính rằng, đến năm 2025, lượng viên gạch để đáp ứng đủ cho việc thi công là khoảng hơn 45 tỷ viên mỗi năm.

Điều này đồng nghĩa với việc, để có đủ số lượng gạch kể trên, thì sẽ cần một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, việc nung gạch cũng đòi hỏi cần dùng đến nguồn năng lượng lớn từ than và củi đốt. Và hoạt động này sẽ khiến cho tình trạng chặt phá, đốt rừng diễn ra nhiều hơn, dẫn tới ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái và để lại những hậu quả lâu dài với chính không gian sống của con người.

Đứng trước thực tế này, hàng loạt công nghệ sử dụng các nguyên vật liệu không nung trong xây dựng đã ra đời. Thế nhưng, khi ứng dụng vào thi công thì không phải vật liệu xây dựng nào cũng đáp ứng được các yếu tố như: Khả năng chịu lực, chống ẩm, cách âm,…

Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn tiến hành nghiên cứu, sản xuất và thí nghiệm nhằm tìm ra các loại vật liệu xây dựng mới để thay thế cho gạch, bê tông truyền thống. Song song với đó, các chuyên gia cũng đưa ra lời giải thích cho việc tại sao nên sử dụng vật liệu xây dựng nhẹ.

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 2
Các vật liệu xây dựng nhẹ như gỗ, nhựa,… có thể được dùng để thay thế gạch và bê tông truyền thống.

Lý do tại sao chủ đầu tư nên sử dụng các loại vật liệu xây dựng nhẹ?

Theo phân tích, những vật liệu xây dựng truyền thống như gạch và bê tông thường mang lại hiệu quả cao về độ chắc chắn, khả năng chịu lực và độ bền cho các công trình. Nhưng nếu tính toán về chi phí, thì lại có sự khác biệt khá lớn với các vật liệu xây dựng nhẹ.

Cụ thể hơn, kết quả của các chuyên gia khi tính chi phí cho cùng một diện tích, giá thành của vật liệu xây dựng nhẹ chỉ bằng 80% so với thông thường. Điều này cho thấy, áp dụng công nghệ để tạo ra nguyên vật liệu mới sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn cho chủ đầu tư.

Tiếp đó, thời gian thi công với một công trình cũng sẽ được rút ngắn hơn, giúp cho tốc độ thực thi nhanh hơn, sớm hoàn thiện dự án.

Bên cạnh đó, điểm đặc biệt với những vật liệu xây dựng nhẹ, đó là quá trình sản xuất chúng không cần phải nung ở nhiệt độ cao. Nguyên liệu dùng cũng có thể lấy từ nhiều nguồn có sẵn, hoặc tái chế từ các vật liệu khác. Nhờ đó mà tạo ra những vật liệu xây dựng nhẹ thân thiện với môi trường, cuộc sống con người hơn. Đồng thời cũng giúp giảm bớt lượng rác thải, khí thải của ngành công nghiệp xây dựng.

Vậy những vật liệu nào đạt những tiêu chí này, lại vừa đáp ứng được yêu cầu của các công trình?

Top 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ cho các công trình tương lai

Gạch beton siêu nhẹ

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 3
Gạch không nung đang được sử dụng khá phổ biến cho các công trình hiện nay.

Là một trong những cái tên mới xuất hiện, nhưng gạch bê tông siêu nhẹ lại mang những tính năng đặc biệt và tìm được chỗ đứng cho riêng mình. Vẫn sử dụng nguyên liệu chính là xi măng, vôi, cát và bổ sung thêm bột nhôm, thạch cao,… Nhưng trong quá trình sản xuất, nó tạo ra một lượng khí hydro nên làm cho về mặt có nhiều lỗ nhỏ.

Đó là lý do loại gạch này có trọng lượng nhẹ hơn nhiều lần so với gạch bê tông truyền thống. Thậm chí, nó còn có khả năng chịu nhiệt, cách âm tốt và nổi được trên mặt nước. Nhờ vậy, vật liệu này đang được sử dụng khá phổ biến cho các công trình hiện nay.

Gạch, đá bê tông xốp

Nói đến vật liệu xây dựng nhẹ trong ngành xây dựng, không thể thiếu gạch đá bê tông xốp. Với nguyên liệu chính là xi măng, thủy tinh, cát, thạch cao và nhiều chất phụ gia khác. Người ta dựa trên hình thù, màu sắc của các loại đá trong tự nhiên như đá ong, sa thạch, sỏi,…để tạo ra được viên gạch có màu sắc, hình dáng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ưu điểm của nó là vô cùng nhẹ, giảm tải trọng, đồng thời tăng khả năng chịu lực cao hơn cho một công trình. Không chỉ vậy, nó cũng tạo điều kiện cho vận chuyển, thi công dễ dàng. Và chi phí tất nhiên rẻ hơn so với vật liệu truyền thống.

Gạch nhựa giả gỗ

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 4
Gạch nhựa giả gỗ cũng là một lựa chọn được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng.

Thêm một cái tên khác trong “ngôi làng” của những vật liệu xây dựng nhẹ, đó là gạch nhựa giả gỗ. Đây là một loại vật liệu lát sàn mô phỏng hình ảnh của bề mặt gỗ, làm giả hoa văn cho giống gỗ tự nhiên, được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp.

Loại gạch này có thể dễ dàng thi công, và dễ vệ sinh hơn khi bị bẩn. Đây là lựa chọn mới thay cho các loại gạch men, đá hoa,… dùng trong lát nền nhà, ốp tường. So với việc dùng gỗ tự nhiên, thì gạch nhựa giả gỗ sẽ không bị cong vênh khi thấm nước.

Hơn nữa, đúng như tên gọi của nó, gạch nhựa giả gỗ sẽ có kiểu dáng, đặc điểm giống như người anh em truyền thống. Nên sẽ chỉ có “dân trong nghề” hoặc những người tinh mắt mới có thể phân biệt được.

Sàn nhẹ Ubot

Sàn Ubot còn được biết đến với các tên gọi khác là sàn nhẹ Ubot, sàn phẳng Ubot, sàn phẳng không dầm,… Đây là loại vật liệu xây dựng nhẹ được tạo thành từ các hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene.

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 5
Sàn nhựa bê tông là loại vật liệu xây dựng nhẹ được làm từ nguồn rác thải nhựa tái chế

Rác thải nhựa sau khi thu gom sẽ được phân loại trước khi đưa vào tái chế. Thành phẩm là các khối hộp nhựa hình vuông, rỗng và có 5 chân trụ hình côn. Chiều cao của hộp nhựa Ubot thay đổi theo nhiều Moduel khác nhau, linh động  tùy theo nhịp của mỗi công trình.

Khi thi công, các hộp Ubot được liên kết lại với nhau bởi các thanh nối và nằm chìm trong sàn beton tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Đây được đánh giá là phương pháp giúp giảm tải trọng cho một công trình hiệu quả, mà vẫn đảm bảo được độ bền và khả năng chịu lực cao như sàn bê tông truyền thống.

Trên đây là những vật liệu xây dựng nhẹ hiện đang được ứng dụng và có xu hướng phát triển nhiều hơn trong tương lai. Với những tính năng cao mà các loại vật liệu này mang lại, chúng được đánh giá là lựa chọn hàng đầu cho các công trình. Đồng thời cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường và hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Nguồn: https://lpc.vn

Cách chọn vật liệu xây dựng chống nóng cho không gian nhà ở

Lựa chọn vật liệu xây dựng chống nóng là giải pháp mà nhiều người lựa chọn, vừa giúp làm mát không gian sống, vừa tiết kiệm năng lượng điện.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 1
Thị trường rất đa dạng vật liệu xây dựng chống nóng

Khí hậu Việt Nam ngày càng khắc nghiệt, đặc biệt mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C. Do dố việc tìm những vật liệu xây dựng chống nóng cho không gian sống đã trở thành nhu cầu khá phổ biến. Cùng Lam Pham Construction tìm hiểu về cách chọn các loại vật liệu xây dựng chống nóng rẻ, hiệu quả cho công trình của bạn nhé.

Chọn vật liệu xây dựng chống nóng cho mái nhà

Tôn là một trong các loại vật liệu xây dựng lợp mái thông dụng, nhưng nó có nhược điểm là hấp thụ nhiệt cao, gây hầm nóng cho không gian. Khắc phục tình trạng này, các nhà sản xuất đã phủ lớp PU dày 16 mm cách nhiệt bên dưới tôn 5 sóng cao 30 mm. Điều này mang lại hiệu quả cách nhiệt rõ rệt. Tôn chống nóng giúp tiết giảm điện năng tiêu thụ đáng kể so với tôn thông thường.

Ví dụ, căn phòng 30 m2 thường phải dùng tới 2 quạt mới đủ làm mát nhưng nếu dùng tôn cách nhiệt thì chỉ cần một quạt là đủ. Bên cạnh đó, loại tôn này cũng có khả năng cách âm tốt, ngăn tiếng mưa rơi, tiếng ồn từ bên ngoài vào. Đặc biệt, khả năng chống chảy của tôn cách nhiệt cao, độ cứng tốt, giúp thi công, lắp đặt mái dễ dàng.

Nhờ lớp PU trắng đục dưới tôn phẳng có họa tiết đa dạng mà người thiết kế có thể để lộ mà không phải làm trần. Nếu ngôi nhà của bạn đã lợp loại tôn thông thường thì có thể dùng tôn phẳng phủ lớp PU đóng trần, vừa cản sức nóng vừa tạo tính thẩm mỹ, thay thế cho vật liệu xây dựng đóng trần khác. Giá của tôn cách nhiệt cũng không quá đắt, tùy theo loại và độ dày.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 2
Tôn cách nhiệt có khả năng chống nóng rất tốt

Bên cạnh đó, những loại vật liệu xây dựng như tấm lợp Onduline, tấm Poly Carbonate, tôn nhựa sợi thủy tinh cũng được nhiều người lựa chọn để làm chống nóng cho mái.

Tấm lợp sinh thái Onduline có dạng sóng tròn, làm từ sợi hữu cơ tổng hợp và nhựa Bitum đã được xử lý dưới nhiệt độ và áp suất cao, do đó tính năng cách âm, cách nhiệt rất tốt. Hơn nữa, tấm lợp Onduline có trọng lượng nhẹ, mịn màng, khá bền đẹp và không bị rêu mốc hay rỉ sét. So với tôn cách nhiệt, vật liệu xây dựng này cũng có giá thành tương đương nên cũng được ưa chuộng.

Loại tôn nhựa sợi thủy tinh thì có giá thành cao hơn cả, nhưng được gia cố thêm những sợi thủy tinh bền chắc, giúp làm chậm lão hoá, cách điện khi trời giông sét, bền với thời tiết, không giữ ẩm, không rỉ sét…

Ngoài ra, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, sử dụng tôn nhựa sợi thủy tinh vừa tạo môi trường trong lành vừa làm không gian sáng sủa hơn. Vật liệu xây dựng này còn có trọng lượng nhẹ nên dễ dàng trong vận chuyển, thi công.

Trên thị trường hiện nay còn có tấm nhựa mút mỏng 3 – 5 mm với bề mặt “giả” lớp nhôm, hay gọi là tấm OPP hay PE bạc. Tuy nhiên, loại nhựa này có tác dụng nhiệt và cách âm không cao và cũng không bền.

Bên cạnh đó, các loại xốp, ốp trần nhựa chống nóng trước đây ít khi được quan tâm thì giờ cũng khá được yêu thích.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 3
Xốp chống nóng cho trần có giá thành khá phù hợp

Chọn vật liệu xây dựng chống nóng cho trần

Xốp chống nóng là loại vật liệu xây dựng chống nóng phù hợp với nhu cầu này, lại hợp túi tiền của đại đa số người dùng. Thêm vào đó, thời gian thi công với xốp chống nóng rất nhanh, chỉ khoảng 1 ngày cho căn phòng diện tích 30 m2.

Mặc dù chống nóng tốt nhưng loại vật liệu xây dựng này lại có nhược điểm là khả năng chống cháy kém, dễ bị biến dạng nhanh chóng dưới nhiệt độ cao.

Nếu bạn muốn chống nóng hiệu quả triệt để hơn thì có thể lát trực tiếp gạch trần nhiều lỗ, gạch chữ U hoặc gạch hourdis. Giá của các loại vật liệu xây dựng truyền thống này khá rẻ. Bạn có thể dùng lát trực tiếp trên bề mặt bê tông của trần nhà, sau đó có thể để trần hay lát gạch men tùy thích.

Bên cạnh đó, các loại ngói lợp phủ gốm, ngói xếp truyền thống, bông thủy tinh, túi hạt khí, bông khoáng hay các loại sơn đặc chủng giúp xử lý cách nhiệt, cách âm khá tốt.

Túi khí cách nhiệt cấu tạo từ lớp nhôm nguyên chất phủ lên nhựa tổng hợp chứa các túi khí. Lớp nhôm màu sáng bạc có tác dụng phản xạ nhiệt còn lớp nhựa chứa túi khí giúp ngăn chặn quá trình dẫn nhiệt và tản nhiệt.

Ngoài ra, túi khí còn có tác dụng ngăn âm thanh truyền qua, đồng thời khử sóng âm thanh phản xạ, tránh tiếng vang khi bề mặt không phẳng hay hình dạng bất định.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 4
Túi khí cách nhiệt cũng là vật liệu cách nhiệt tốt

Đây là một loại vật liệu xây dựng mới, an toàn và thân thiện với môi trường, lại tiết kiệm năng lượng điện cho việc thắp sáng và điều hoà. Bông thủy tinh cách nhiệt và bông khoáng thì phổ thông hơn, chúng đều có tác dụng hấp thụ nhiệt bức xạ và ngăn cản truyền nhiệt, nên chống nóng hiệu quả. Ngoài ra chúng còn có khả năng cách âm, giảm tiếng ồn khi trời mưa,…

Lựa chọn vật liệu xây dựng chống nóng trong và quanh nhà

Vật liệu xây dựng chống nóng cho tường có thể sử dụng thủy tinh cách nhiệt hoặc bông khoáng là phổ thông nhất. Bông thủy tinh cấu tạo từ sợi thủy tinh, không chứa Amiăng nên rất an toàn khi sử dụng.

Còn bông khoáng được tạo thành từ quặng khoáng đá nung chảy, nên thường được sử dụng để lót cách nhiệt, cách âm ở giữa các bức tường. Tuy nhiên, hai vật liệu xây dựng này đều có độ bền không cao, dễ bị lão hóa và mủn sau thời gian dài sử dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, các loại sơn tường, phủ trần chống nóng hiện nay cũng rất được ưa chuộng, với sản phẩm đa dạng đến từ nhiều thương hiệu như: Kecnee, Vatex, Litex, Matex, Levi-stex, Super Matex, Maxilite. Bạn nên lưu ý khi mua sơn tường, phủ trần chống nóng là thị trường hiện không chỉ có sơn chống nóng trong nhà mà còn có loại dùng ngoài trời, chúng có giá bán cao hơn hẳn.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 5
Đa dạng các loại sơn tường chống nóng

Nhựa uPVC hiện nay cũng là loại vật liệu xây dựng được sử dụng khá nhiều, giúp giảm thiểu bức xạ nhiệt từ bên ngoài. Với ưu điểm về cách âm, cách nhiệt nổi trội, vật liệu này đang được sử dụng để thay thế cửa đi, cửa sổ, vách ngăn bằng gỗ, nhôm ở các khu vực trực tiếp có ánh sáng chiếu trong ngôi nhà.

Nhìn chung thị trường hiện nay có khá nhiều loại vật liệu xây dựng chống nóng, làm mát tốt, tạo nên nhiều giải pháp lựa chọn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả chống nóng tốt nhất, cũng như thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn nên nhờ chuyên gia tư vấn thiết kế và thi công.

Không chỉ dùng vật liệu xây dựng chống nóng, để tăng hiệu quả làm mát thì cần tạo thêm giếng trời, lỗ thông gió ở trước và sau căn phòng. Như vậy sẽ tạo hiệu ứng trao đổi nhiệt, tạo lối thoát nhiệt cho không gian dưới mái.

Trên đây là một số chia sẻ của Lam Pham Construction về giải pháp và cách chọn vật liệu xây dựng chống nóng cho không gian nhà ở. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ thêm về giải pháp thi công, thiết kế, hãy liên hệ với Lam Pham Construction.

Nguồn: https://lpc.vn

Những vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay

Ngành vật liệu xây dựng thế giới đang thực hiện cuộc cách mạch lớn, nhằm cải cách, sáng tạo vật liệu xanh, thông minh và ứng dụng cao.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay

Sức sáng tạo của con người là không giới hạn, và đây là khởi nguồn của những phát minh vĩ đại. Cùng Lam Pham Construction điểm qua một số vật liệu xây dựng sáng tạo, thú vị nhất để hiểu rõ hơn về bước tiến đột phá mà ngành xây dựng đã đạt được.

Gỗ trong suốt – vật liệu xây dựng “vô hình”

Loại gỗ cao cấp, trong suốt độc đáo này được các nhà khoa học trường Đại học Maryland, College Park phát minh ra. Tiến sĩ Lương Bỉnh Hổ mô tả, gỗ trong suốt chắc chắn hơn gỗ truyền thống, có thể thay thế vật liệu xây dựng tương tự ít thân thiện với môi trường hơn như plastic.

Quá trình tạo gỗ trong suốt như sau:

Đầu tiên, phương pháp hóa học được áp dụng để loại bỏ lignin – chất hữu cơ trong mô mạch cây, tạo màu nâu đục của gỗ. Bước này tương tự cũng được sử dụng trong sản xuất bột giấy. Sau đó, nguyên nhân được xử lý đặc biệt, để trở nên giòn và không màu. Thời gian xử lí tùy vào kích thước gỗ, khoảng 24h cho 1 khúc gỗ lớn.

Sau đó, các mạch gỗ được bơm epoxy, chất này có tác dụng kết dính và gia cường cho vật liệu, được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng. Quá trình này thường thực hiện trong 1h, để duy trì trạng thái tốt của sợi nano xenlulozơ.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay 1
Gỗ trong suốt cứng và khả năng thấu quang cao

Thành phẩm tạo ra là loại gỗ đặc biệt cứng, nhẹ hơn thép, chịu lực gấp 10 lần so với gỗ chưa xử lý, dễ phân hủy hơn nhựa. Hơn nữa, gỗ trong suốt có khả năng thấu quang cao, có thể giữ cho tia sáng phản xạ lại nhiều lần và tạo ra ánh sáng tán xạ rất đẹp.

Thử nghiệm đặt gỗ trong suốt trước 1 tấm pin mặt trời, pin có thể hấp thụ lượng ánh sáng tăng 30% so với bình thường.

Sản xuất bê tông từ vật liệu xây dựng trên sao Hỏa

Nghiên cứu về các vì sao trong vũ trụ luôn là khát vọng lớn của con người. Nếu như việc tạo ra bê tông xây dựng trên Trái Đất vô cùng đơn giản thì trên sao Hỏa lại khó muôn phần. Lí do lớn nhất là trên sao Hỏa không có nước để đảo trộn nguyên liệu tạo Composite, sau đó đông cứng thành bê tông.

Với mong muốn đưa con người lên sống trên sao Hỏa trong tương lai, thì việc xây dựng công trình kiên cố tại hành tinh này rất quan trọng.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay 2
Hiện thực hóa khát vọng sinh sống trên sao Hỏa

Mới đây, tiến sĩ Lin Wan và đồng nghiệp tại Đại học Northwestern đã tuyên bố, phát hiện được cách tạo bê tông trên sao Hỏa không dùng nước. Theo đó, các nhà khoa học nung lưu huỳnh đến 240 độ C – Nhiệt độ gấp đôi điểm nóng chảy của nguyên tố này.

Ở trạng thái nóng chảy, lưu huỳnh lỏng được trộn với đất đá trên sao Hỏa, sẽ thành loại “bê tông đặc biệt”. Sau khi để nguội, lưu huỳnh và đất gắn kết chắc chắn với nhau tạo thành khối bê tông.

Trong thử nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hỗn hợp Silic Dioxide, Nhôm Dioxide và các khoáng chất khác để mô phỏng đất đá trên sao Hỏa. Thực hiện theo cách trên, các nhà khoa học đã tìm ra công thức trộn “bê tông đặc biệt” phù hợp nhất. Theo đó, tỉ lệ lưu huỳnh thích hợp nhất là 50%, còn lại là đất sao Hỏa, kích thước cốt liệu tối đa đạt 1mm.

Bê tông sao Hỏa cực kì bền, có khả năng chịu được lực nén gấp đôi bê tông tiêu chuẩn đang được xây dựng ở Trái Đất. Điều này được cho là phù hợp với điều kiện khí hậu trên sao Hỏa. Không những thế, bê tông đặc biệt này có thể tái sử dụng đơn giản bằng cách nấu chảy để phục vụ công trình khác.

So với việc đưa nguyên liệu từ Trái Đất lên sao Hỏa, cách sản xuất bê tông xây dựng này rẻ gấp nhiều lần. Đây là nghiên cứu đột phá, giúp con người tiến lại gần hơn với kế hoạch lên sinh sống ở sao Hỏa.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay 3
Xi măng phát quang có thể cấp ánh sáng suốt đêm

Xi măng phát quang – vật liệu xây dựng phát sáng

Các nhà nghiên cứu Đại học San Nicolás de Hidalgo mới đây đã chế tạo thành công loại vật liệu xây dựng ánh sáng – xi măng phát quang. Xi măng này có thể phát sáng trong thời gian dài, chịu nhiệt tốt và tuổi thọ lên tới 100 năm. Vật liệu xây dựng này được kì vọng sẽ ứng dụng để tạo nên những con đường hoặc tòa nhà phát sáng mà không cần sử dụng điện năng.

Vật liệu xây dựng này là hỗn hợp xi măng, trong đó có chất lân quang sử dụng như yếu tố hấp thụ ánh sáng mặt trời ban ngày, để chiếu sáng vào ban đêm. Các nhà nghiên cứu cho biết, xi măng phát quang có thể hấp thụ ánh sáng cả trong ngày thời tiết u ám. Thời gian phát sáng liên tục có thể lên tới 12 giờ đồng hồ.

Độ sáng và màu sắc ánh sáng có thể điều chỉnh bằng thành phần xi măng. Điều này đem đến khả năng hữu ích cho người tham gia giao thông hoặc hoạt động vào ban đêm.

Cách sản xuất xi măng phát quang không quá phức tạp, việc bổ sung thành phần phát quang không khiến vật liệu thay đổi cấu trúc. Do đó, nó vẫn có thể sử dụng như xi măng thông thường để xây dựng công trình, cầu đường.

Vật liệu xây dựng này vẫn đang được nghiên cứu để hoàn thiện, áp dụng vào mục đích thương mại.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay 4
Cầu phao được xây dựng tại hồ Iseo – Ý

Cầu phao – Vật liệu xây dựng thông minh

Cầu phao đã được “hiện thực” tại hồ Iseo của Ý, đây cũng là một trong những minh chứng tốt nhất thể hiện những bước tiến đột phá của ngành vật liệu xây dựng. Chiếc cầu phao có tên là The Floating Piers, rộng khoảng 16m, dài gần 3km.

Cầu phao có cấu tạo như một chiếc phao, bên trong chứa khoảng 200.000 m3 khí Polyetylen để giúp cầu có thể cố định trên mặt hồ. Không có thành cầu, The Floating Piers vẫn luôn nổi trên mặt nước dù mực nước của hồ có hạ thấp.

Tác giả của chiếc Cầu phao màu cam đặc biệt này là Christo Vladimirov Javacheff – nhà thiết kế nổi tiếng với những công trình nghệ thuật dựa trên nét đẹp thiên nhiên. Đi trên Floating Piers, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác chưa từng có, nhẹ nhàng bồng bềnh như trên mây, nhấp nhô theo từng ngọn sóng.

Đặc biệt, The Floating Piers có thể tự thu gọn khi thời tiết xấu và sau đó trải ra nhanh chóng nối liền các đảo. Cây cầu này sẽ không những mang đến một cảnh quan – biểu tượng xây dựng độc đáo mà còn giữ sự kết nối giữa các đảo dù thời tiết xấu hay thảm họa tự nhiên.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay 5
The Floating Piers nối liên các đảo một cách độc đáo

Trên đây là tổng hợp những công trình và vật liệu xây dựng độc đáo trên thế giới, minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng. Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thông minh sẽ dần thay thế cho vật liệu xây dựng truyền thống.

Lam Pham Construction cùng các công ty Việt Nam đang áp dụng xu hướng này cho ngành xây dựng trong nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc tư vấn thiết kế, lắp đặt công trình thông minh, hãy liên hệ với Lam Pham Construction.

Nguồn: https://lpc.vn

Vật liệu xây dựng thông minh là gì và tiêu chí lựa chọn vật liệu thông minh

Sự phát triển Khoa học công nghệ vượt bậc, cùng với nhu cầu đời sống con người ngày càng tăng đã thúc đẩy tạo nên những loại vật liệu xây dựng thông minh, khu đô thị thông minh.

Hình ảnh vật liệu xây dựng thông minh là gì và tiêu chí lựa chọn 1
Vật liệu xây dựng thông minh sử dụng ngày càng phổ biến

Với xu hướng đó, những loại vật liệu truyền thống hiện nay đang dần được thay thế, thay vào đó là vật liệu thông minh. Sử dụng vật liệu xây dựng thông minh đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng cũng như môi trường: Giảm tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường.

Thế nào là vật liệu xây dựng thông minh?

Tốc độ đô thị hóa ngày càng cao kéo theo nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ngày càng lớn. Hơn nữa, ô nhiễm môi trường cũng tăng lên, vì thế ngành sản xuất vật liệu xây dựng được trước yêu cầu phải đổi mới. Đó là nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vật liệu xây dựng thông minh, thân thiện môi trường.

Cần một thời gian dài nữa để vật liệu thông minh xác lập được “chỗ đứng” vững chắc của mình trên thị trường vật liệu xây dựng, song đây cũng là tín hiệu đáng mừng.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo một số vật liệu có khả năng “phát hiện sự cố” và “tự hồi phục”. Đây là tiền đề cho ra đời vật liệu thông minh sau này.

Các sinh vật tự nhiên đều có khả năng tự biến đổi, tự tu sửa để hồi phục sau ảnh hưởng của tác động môi trường. Ví dụ con người khi bị rách da chảy máu, gãy xương thì cơ thể sẽ tự thích nghi và lành lặn sau một thời gian. Các loài động vật, thực vật cũng có khả năng tương tự như vậy.

Hình ảnh vật liệu xây dựng thông minh là gì và tiêu chí lựa chọn 2
Cốt thép không có khả năng “tự phục hồi”

Tuy nhiên, khả năng này không có ở các vật liệu nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng như cốt thép, chất dẻo… Đây là những vật liệu “không sống”, nên chúng không có khả năng tự thích nghi, tự hồi phục. Đây là một nhược điểm lớn, bởi khi các vật liệu bị hư hỏng, sự cố xảy ra sẽ gây nhiều tổn thất.

Vậy ý nghĩ nảy sinh, liệu với các công trình sử dụng lâu dài, có thể biến vật liệu “không sống” thành vật liệu “sống” được không? Liệu khi đưa một thành phần đặc biệt vào vật liệu, có thể khiến một cây cầu lớn phát sinh sự cố có thể phát ra cảnh báo cần thiết, hoặc tàu thuyền khi có hư hại có thể tự động biến đổi để chống lại?

Đây là những ý tưởng sơ khai hình thành vật liệu thông minh. Đến nay, vật liệu thông minh đã được làm rõ và nghiên cứu sâu hơn. Những thiết bị khoa học kỹ thuật cao được kết hợp với vật liệu truyền thống, để chúng có năng lực “cảm giác” và “tự hồi phục”.

Thực tế, người ta đã kết hợp tính dẫn điện tốt của sợi cacbon với tính cách điện tốt của sợi thuỷ tinh, tạo nên một vật liệu thông minh. Khi chịu tác dụng của ngoại lực tương đối mạnh, vật liệu cong và gãy vỡ do tính giòn của sợi cacbon. Nhưng đồng thời gãy vỡ làm thay đổi tính dẫn điện của vật liệu, từ đó tính được mức độ tổn thất và sửa chữa.

Ứng dụng trong vật liệu bê tông, khi đưa vào cốt thép một số thanh sợi rỗng lòng, bên trong chứa sẵn vật liệu tu sửa. Khi bê tông chịu áp lực quá lớn gây nứt vỡ, các thanh rỗng này cũng vỡ ra, vật liệu tu sửa được thoát ra và có thể tự sửa chữa.

Hình ảnh vật liệu xây dựng thông minh là gì và tiêu chí lựa chọn 3
Vật liệu xây dựng thông minh đang được nghiên cứu mạnh mẽ

Hiện đại hơn, các nhà khoa học còn đưa được các máy phát tín hiệu và máy tính cực nhỏ vào vật liệu, để vật liệu trở nên thông minh. Khi phát hiện các vấn đề xảy ra cục bộ, máy tính nhận tín hiệu và đưa lệnh để các hợp kim ghi nhớ hình trạng, sau đó chất kết dính kịp thời biến đổi rồi tự gia cố.

Vật liệu xây dựng thông minh đã đạt được một số thành quả đáng kể. Nhưng để áp dụng rộng rãi trong xây dựng và đời sống, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu

Tiêu chí vàng trong lựa chọn vật liệu xây dựng thông minh

Giữa thị trường vật liệu xây dựng vô cùng đa dạng hiện nay, người tiêu dùng thực sự hoang mang khi lựa chọn vật liệu xây dựng và vật liệu xây dựng thông minh. Để lựa chọn một vật liệu xây dựng thông minh tốt, sản phẩm đó cần đáp ứng được 3 tiêu chí:

An toàn với sức khỏe

Vật liệu xây dựng thông minh trước hết cần làm bằng chất liệu tốt cho sức khỏe, có thể sử dụng lâu dài, tiếp xúc liên tục hàng ngày.

Bền vững với thời gian

Đây là tiêu chí chung cho một vật liệu xây dựng, và vật liệu xây dựng thông minh cần đáp ứng tốt tiêu chí này. Theo đó, vật liệu đảm bảo bền vững theo thời gian, hạn chế biến dạng và xuống cấp, đảm bảo tuổi thọ bền vững cho công trình với điều kiện khí hậu thông thường.

Ứng dụng đa năng

Vật liệu đa năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng đa dạng của nhiều hạng mục công trình, tiện lợi cho thi công, lắp ghép và bảo trì, đảm bảo thẩm mĩ trong thời gian dài.

Hình ảnh vật liệu xây dựng thông minh là gì và tiêu chí lựa chọn 4
Vật liệu xây dựng thông minh là vật liệu của tương lai

Bên cạnh đó, vật liệu xây dựng lựa chọn cần đáp ứng được nhu cầu sử dụng công trình và phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.

3 tiêu chí chọn trên cũng là những tính năng nổi bật của dòng vật liệu xây dựng thông minh là yếu tố quan trọng cho ngành xây dựng tương lai. Chính vì thế mà xu hướng sử dụng vật liệu thông minh trong xây mới và sửa nhà đang ngày càng phổ biến những năm trở lại đây.

Một số loại vật liệu xây dựng thông minh

Có nhiều vật liệu xây dựng thông minh hiện nay trên thị trường, dưới đây là một số sản phẩm đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi:

Tấm mái lợp thông minh Smart

Đây là vật liệu thông minh sử dụng để lợp mái nhà, mái hiên, làm vách ngăn cho công trình,. Tấm mái lợp thông minh Smart gồm 3 lớp là:

  • PVC/PP/Alufim
  • PU cách nhiệt, cách âm, chống thấm
  • Tôn mạ màu gồ sóng
Hình ảnh vật liệu xây dựng thông minh là gì và tiêu chí lựa chọn 5
Tấm mái lợp thông minh Smart

Panel bông thủy tinh

Loại vật liệu này có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy tốt. Ngoài ra, tấm mái lợp thông minh sản xuất từ đá, xỉ để tạo nên sợi thủy tinh tổng hợp, thân thiện với môi trường.

Sơn xanh là dòng sản phẩm, vật liệu xây dựng xanh được đánh giá rất cao và người tiêu dùng đón nhận. Sơn xanh có khả năng chống nóng rất tốt, phản nhiệt lên tới 88%, đảm bảo tiết chế nhiệt trong nhà dưới 37 độ C.

Trên đây là những thông tin được Lam Pham Construction tổng hợp về vật liệu xây dựng thông minh – xu hướng của tương lai. Cùng tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác tại Lam Pham Construction nhé.

Nguồn: https://lpc.vn

Xu hướng phát triển – Điểm danh 5 loại vật liệu xây dựng trong tương lai

Vật liệu xây dựng tương lai hướng đến vật liệu xanh, thông minh và thân thiện với môi trường.

Hình ảnh 5 loại vật liệu xây dựng trong tương lai 1
Ngày càng nhiều vật liệu xây dựng mới ra đời

Hiện nay, toàn xã hội đang sử dụng khoảng 70% tỷ trọng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng, trong đó chiếm tới 30 – 40% là vật liệu xây dựng. Do đó, phát triển, cải tiến vật liệu xây dựng luôn được chú trọng.

Xu hướng phát triển vật liệu xây dựng tương lai

Khí hậu đang biến đổi mạnh mẽ, làm cho môi trường sống của con người cũng ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.

Để hạn chế tối đa sự tác động xấu tới môi trường và khí hậu, các quốc gia đều đang chú trọng phát triển kinh tế định hướng tăng trưởng xanh. Với ngành xây dựng nói riêng, sản xuất vật liệu cũng ngày càng thay đổi để đáp ứng một cách tốt hơn.

Cùng với đó là sự ra đời các của nhiều loại vật liệu xây dựng xanh, vật liệu xây dựng thông minh… Việc nghiên cứu các loại vật liệu xây dựng mới, phục vụ cho công trình xây dựng tương lai cũng là lựa chon tất yếu của ngành vật liệu xây dựng.

Vật liệu xanh – xu hướng tất yếu của sự phát triển

Các đô thị thông minh ngày càng xuất hiện nhiều, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng hướng tới vật liệu xanh, thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và giúp tiết kiệm điện năng.

Việc sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng xanh giúp tiết kiệm đáng kể năng lượng, nguồn tài nguyên không tái tạo. Ngoài ra, ngành xây dựng nói riêng và toàn xã hội có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính, hạn chế biến đổi khí hậu – vấn đề đang nóng hơn bao giờ hết.

Với xu hướng phát triển đó, các nhà nghiên cứu đang tập trung với các chủng liệu vật liệu mới. Nhiều loại vật liệu xây xựng xanh được khuyến khích, trong đó phổ biến nhất vẫn là vật liệu xây dựng không nung. Nguyên liệu lấy từ phế thải công nghiệp, vừa có thể tái sử dụng vừa dễ tiêu hủy.

Hình ảnh 5 loại vật liệu xây dựng trong tương lai 2
Vật liệu xây dựng không nung dần thay thế cho gạch truyền thống

Những năm gần đây, nhà nước ta cũng thông qua nhiều Chính sách nhằm phát triển vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường. Tiêu biểu là “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.

Chương trình 567 mà Chính phủ phê duyệt cũng định hướng phát triển vật liệu xây dựng không nung, dần thay thế cho gạch đất sét nung. Tỉ lệ thay thế vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 30 – 40%. Cùng với đó, ước tính mỗi năm sẽ tái sử dụng được 15 – 20 triệu phế thải công nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường đáng kể.

Vật liệu xây dựng thông minh – hướng tới xã hội thông minh

Viện trưởng Viện vật liệu xây dựng đã phát biểu, “Xu thế phát triển vật liệu xây dựng tương lai là sản xuất vật liệu xây dựng thông minh, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Để đảm bảo mục tiêu này thì vật liệu xây dựng phải tốn ít năng lượng hơn cho việc tạo ra nó, tiết kiệm năng lượng tại công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng”.

Hiện nay, ngành sản xuất vật liệu cũng có một số sản phẩm thông minh như tấm lợp sinh thái, xốp cách nhiệt, gạch bê tông nhẹ, ngói tráng men, xi măng xanh, tấm ốp đất sét nung, gạch ốp lát tái chế, gỗ ốp tường xanh…

Hiện nay, khi thế giới đang tiến vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đây là cơ hội mở ra cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng để nâng cao trình độ, tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh toàn cầu.

Hình ảnh 5 loại vật liệu xây dựng trong tương lai 3
Tấm lợp sinh thái áp dụng trong xây dựng

Nhiệm vụ của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là:

  • Góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng đô thị thông minh
  • Tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ với tính năng của vật liệu xây dựng công nghệ 3D, sản xuất và xây dựng trên công nghệ in 3D,
  • Dùng robot trong các công đoạn sản xuất, chế tạo, giúp tiết kiệm được thời gian, nhân lực và nguyên liệu sản xuất.

Điểm danh 5 loại vật liệu xây dựng tương lai

Trên cơ sở xu hướng phát triển này, dưới đây là 5 loại vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ trở thành vật liệu tương lai:

Sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là vật liệu xây dựng xanh được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Loại sàn này được tạo thành từ những hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, ở giữa có thanh nối liên kết các hộp.

Cấu tạo của sàn phẳng Ubot:

  • Ubot có dạng hình hộp rỗng, gồm 4 chân hình côn, kết hợp với nhau qua thanh nối. Các hộp này nằm chìm trong sàn, tạo ra lỗ rỗng để giảm tải trọng lượng, hạn chế số lượng cột cần sử dụng.
  • Thân Ubot có kích thước cơ bản là 52×52 cm. Chiều cao của các hộp có thể thay đổi linh động 10cm, 13cm, 16cm, 20cm, 24cm, 28cm… để phù hợp với nhiều module khác nhau.
  • Chiều cao của chân hộp từ 5-9 cm, có vai trò cố định chiều cao của lớp bê tông dưới sàn. Đồng thời xả khí trong trường hợp xảy ra cháy, hỏa hoạn.
Công nghệ vật liệu xây dựng xanh sàn phẳng Ubot

Ưu điểm vượt trội

  • Sàn phẳng Ubot chiếm lợi thế về kích thước. Bạn có thể xếp chồng chúng lên nhau, dễ dàng vận chuyển. Đặc biệt, sản phẩm làm từ chất liệu tốt, cứng cáp, có thể bảo quản ngoài trời, không dễ vỡ như xốp polystyrene.
  • Do được tái chế từ nhựa nên sàn Ubot mang đến sự tiện lợi trong quá trình thi công. Sử dụng Ubot hoàn toàn bằng sức người, lắp ráp thủ công rất đơn giản, dễ dàng, không cần đến máy móc hay thiết bị phức tạp nào. Nhờ vậy giảm tối đa lượng CO2 thải ra môi trường bên ngoài. Đồng thời giảm ô nhiễm âm thanh cho công trình xây dựng.
  • Chiều cao có thể thay đổi linh hoạt, khả năng chống cháy cực tốt.
  • Ubot có khả năng chịu áp lực nén, rung, trọng tải của bê tông. Sau quá trình đổ bê tông, vật liệu này sẽ không bị biến dạng.

Với những ưu điểm vượt trội này, sàn phẳng Ubot được xem là giải pháp xây dựng xanh hàng đầu hiện nay. Nhìn một cách toàn diện, vật liệu này an toàn, thân thiện với môi trường, mang đến sự tối ưu cho quá trình thi công. Song song với đó là những lợi ích về kinh tế, chất lượng dài hạn cho công trình xây dựng.

Bê tông màu xanh lá cây

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Teknologi MARA – Malaysia đã tạo ra một loại vật liệu xây dựng đặc biệt, có tên là “Bê tông màu xanh lá cây”. Vật liệu xây dựng đặc biệt này không những thân thiện với môi trường mà còn có thể làm cho chúng nhẹ hơn với cường độ lớn hơn.

Nguyên liệu sản xuất sử dụng là bê tông và chất thải phù hợp. Các vật liệu tái chế giúp “Bê tông màu xanh lá cây” đảm bảo chất lượng không kém gì bê tông thông thường. Một số loại vật liệu đang được nghiên cứu gồm: Nhôm sợi, tro bay và cốt liệu bê tông tái chế.

Graphene

Hình ảnh 5 loại vật liệu xây dựng trong tương lai 5
Vật liệu Graphene có tính chất tuyệt vời

Giải Nobel về Graphene của Konstantin Novoselov năm 2010 đã tạo nên một xu hướng mới không chỉ trong Hóa học mà còn trong vật liệu xây dựng. Graphene có tính chất tuyệt vời của một vật liệu xây dựng, như vô cùng nhẹ nhưng cứng hơn thép.

Mặc dù vậy, đến nay việc sản xuất vật liệu xây dựng Graphene vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở kỹ thuật sản xuất quy mô lớn. Mới đây, Ivan Vlassiouk – nhóm thực hiện dự án phát triển và ứng dụng Graphene đã phát triển kỹ thuật sản xuất mới – “Kỹ thuật lắng đọng hơi hóa chất”.

Tương lai, Graphene có thể được kết hợp với vật liệu xây dựng truyền thống để tạo nên sản phẩm ấn tượng, áp dụng phổ biến hơn.

Sợi carbon balsa

Sợi gỗ balsa vốn được biết đến với đặc tính của một vật liệu rất cứng và rất nhẹ. Tuy nhiên, khó khăn trong ứng dụng sợi balsa là quy trình sản xuất khó khăn và giá thành cao.

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Harvard đã phát triển loại vật liệu composite từ gỗ balsa, giá thành rẻ hơn, có trọng lượng nhẹ chưa từng có và đặc biệt cứng. Hơn nữa, Sợi carbon balsa còn có cấu trúc gỗ đều, cho phép sử dụng trong công trình yêu cầu độ chính xác cao.

Tơ nhện tổng hợp

Tơ nhện cũng được các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu, với độ bền cự kì ấn tượng. Thế nhưng, đến nay, quy trình tạo ra tơ nhện tổng hợp có tính chất tương tự loại tơ sinh vật này vẫn còn là bí ẩn.

Hình ảnh 5 loại vật liệu xây dựng trong tương lai 6
Tơ nhện tuy mỏng manh nhưng bền gấp 5 lần thép

Các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu để có thể tổng hợp quy mô lớn và ứng dụng trong vật liệu. Mới đây, Viện Công nghệ Massachusetts đã áp dụng kỹ thuật in 3D để tạo mạng nhện giả để nghiên cứu. Bước tiến này được hi vọng sẽ mở ra cơ hội tổng hợp tơ nhện nhân tạo.

Phát triển và sử dụng vật liệu xây dựng thông minh, thân thiện với môi trường và phù hợp nhu cầu xã hội là xu hướng tất yếu. Công ty Lam Pham Construction cũng là một trong những công ty dẫn đầu trong áp dụng thành công vật liệu xây dựng xanh vào ngành xây dựng. Điều này góp phần thực hiện Chủ trương của Đảng và thúc đẩy ngành xây dựng nước nhà.

Nguồn: https://lpc.vn

LPC Tuyển dụng – vị trí giám sát thi công & Chuyển giao công nghệ

Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm (Lam Pham Construction – LPC) đang trong giai đoạn Mở rộng thị trường, cần Tuyển dụng gấp Vị trí Giám sát thi công và Chuyển giao công nghệ làm việc tại 311 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Quyền lợi khi trở thành nhân viên của LPC:

– Được làm việc với Lãnh Đạo tâm lý

– Luôn đề cao sự phát triển cá nhân

– Chính sách đãi ngộ xứng đáng

– Hưởng lương theo năng lực, Thu nhập hàng tháng UP TO $1000 (hoặc thỏa thuận theo năng lực) + Nhận không-giới-hạn các khoản Thưởng nóng – Thưởng hiệu quả – Thưởng Lễ Tết…

– Được đóng bảo hiểm đầy đủ theo đúng Quy định của pháp luật ngay khi có quyết định trở thành Nhân viên chính thức.

– Lộ trình thăng tiến rõ ràng, xét tăng lương hàng năm. Được đi du lịch hàng năm.

– Được đào tạo kiến thức đa lĩnh vực, môi trường làm việc hiện đại – chuyên nghiệp – đồng nghiệp hỗ trợ nhiệt tình.

Yêu cầu:

– Tốt nghiệp Đại học chính quy chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng dân dụng và công nghiệp hoặc chuyên ngành khác có liên quan

– Có từ kinh nghiệm 01 năm trở lên trong công tác thiết kế, giám sát, thiết kế, thi công, các dự án xây dựng dân dụng có quy mô tương đương.

– Am hiểu về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật của Việt nam và quốc tế – Chịu được áp lực công việc.

– Tư duy tốt về cơ học kết cấu, sức bền vật liệu.

– Tư duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn

Mô tả chi tiết công việc:

✅ Quản lý trực tiếp công tác thi công hiện trường:

– Quản lý tiến độ công việc thi công tại hiện trường

– Lập kế hoạch và quản lý công việc được giao theo kế hoạch và tiến độ tổng thể đã được phê duyệt của dự án.

– Thu thập yêu cầu cụ thể về công việc tại hiện trường

– Đánh giá và báo cáo tiến độ đã thực hiện của đội/nhà thầu phụ hằng ngày/tuần

‍✅ Quản lý chất lượng

– Trực tiếp nghiệm thu chất lượng vật liệu đầu vào và chất lượng thi công

– Hoàn thành các bảng biểu đánh giá chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng của công ty và chủ đầu tư

– Hướng dẫn và kiểm soát các đội thi công/thầu phụ thực hiện công việc tuân thủ quy trình thi công của công ty Kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công

✅ Quản lý an toàn

– Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn lao động tại hiện trường

– Tham gia giám sát, kiểm tra việc thực hiện an toàn của các đội/thầu phụ tại công trường

Hồ sơ ứng tuyển bao gồm:

– CV kèm hồ sơ bản vẽ, mô hình tính đã từng làm

– Các bằng cấp có liên quan. (Các giấy tờ cần thiết có thể bổ sung sau khi đi làm). Chúng tôi sẽ phản hồi lại về thời gian phỏng vấn với bạn sớm nhất có thể!

————————————————————————————————————

Mọi thắc mắc về thông tin ứng tuyển vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Email: info@lpc.vn

Điện thoại: 024 66755597

Địa chỉ: Tầng 5 – 311 Trường Chinh – Thanh Xuân – Hà Nội

Một số giải pháp xây dựng xanh được ứng dụng phổ biến hiện nay

Tìm kiếm giải pháp xây dựng xanh luôn là điều các kỹ sư băn khoăn trước khi bắt tay thi công các công trình xây dựng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các giải pháp xây dựng xanh tốt nhất, được ứng dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam hiện nay.

giai-phap-xay-dung-2
Công trình xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của tương lai

Công trình xanh – Xu hướng tất yếu của tương lai

Công trình xanh (Công trình xây dựng xanh) là những công trình xây dựng mang đến nhiều lợi ích cho môi trường, đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên không độc hại, có vòng đời sử dụng lâu dài, có thể tái chế.

Các công trình này được thiết kế để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, loại bỏ các tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người và sinh vật xung quanh.

Theo một nghiên cứu cho thấy, các công trình công thường sử dụng 40% năng lượng, khai thác 25% lượng gỗ, 17% lượng nước…cùng rất nhiều nguồn tài nguyên khác. Đồng thời, lượng chất rắn thải ra là 40%, CO2 33%, 55% khí CFC…

Trong khi đó, một công trình xanh đạt tiêu chuẩn có khả năng làm giảm 24 – 50% năng lượng tiêu thụ, giảm 33-39% lượng CO2 trong không khí, tiết kiệm 40% nước, giảm 70% lượng chất thải rắn.

Như vậy, với các công trình xanh, các chỉ số về tài nguyên, chất thải…đều có chiều hướng thay đổi tích cực. Sử dụng ít tài nguyên, nguyên liệu hơn, giảm thiểu tối đa lượng chất thải ra môi trường chính là mục đích của loại công trình xây dựng này.

Trong hiện tại và tương lai, công trình xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của ngành xây dựng. Muốn có được điều này, các kỹ sư cần phải lưu ý đến 2 yếu tố chính là: vật liệu xanh và các giải pháp xây dựng xanh.

Vật liệu xây dựng xanh cần đảm bảo tiêu chí nào?

Vật liệu xây dựng xanh là những vật liệu có khả năng giảm tác động xấu đến môi trường. Hay nói cách khác, các vật liệu này mang đến sự an toàn, thân thiện cho sức khỏe con người. Đồng thời đảm bảo an toàn trong suốt vòng đời của một công trình xây dựng từ các khâu khai thác, thiết kế, thi công, vận chuyển,… cho tới khi phá dỡ chúng.

Tiêu chuẩn để đánh giá vật liệu xanh bao gồm:

Không độc hại

Vật liệu xanh phải được tối ưu hóa để hạn chế tối đa lượng chất thải ra môi trường. Đồng thời không gây độc hại cho sức khỏe của mọi người xung quanh.

Giúp tiết kiệm tài nguyên

Vật liệu xanh phải phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có của trái đất. Ví dụ, tài nguyên đất sét đang cạn kiệt, vì thế sản xuất gạch không nung cũng được gọi là một vật liệu xanh. Ngoài ra, vật liệu xanh còn giúp tiết kiệm năng lượng cho công trình trong các công đoạn khai thác, thi công, vận chuyển.

Giảm ô nhiễm môi trường

Mục đích chính của vật liệu xanh là làm giảm ô nhiễm môi trường, không gây nguy hại tới các tài nguyên khác như đất, nước, không khí…

Có vòng đời sử dụng lâu dài

Vật liệu xanh phải có chất lượng tốt, vòng đời sử dụng lâu dài, bền bỉ hơn so với các nguyên liệu thông thường khác.

Có thể tái chế

Vật liệu xanh phải thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế cao.

Các giải pháp xây dựng xanh phổ biến hiện nay

Ở khắp các quốc gia trên thế giới, chính phủ nhà nước đang kêu gọi các đơn vị xây dựng áp dụng giải pháp xây dựng xanh trong việc tạo ra các công trình kiến trúc. Dưới đây là một số giải pháp mà bạn có thể tham khảo.

giai-phap-xay-dung-3
Giải pháp xây dựng xanh bằng sàn Ubot

Sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là vật liệu xây dựng xanh được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Loại sàn này được tạo thành từ những hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, ở giữa có thanh nối liên kết các hộp.

Cấu tạo của sàn phẳng Ubot

  • Ubot có dạng hình hộp rỗng, gồm 5 chân hình côn, kết hợp với nhau qua thanh nối. Các hộp này nằm chìm trong sàn, tạo ra lỗ rỗng để giảm tải trọng lượng, hạn chế số lượng cột cần sử dụng.
  • Thân Ubot có kích thước cơ bản là 52×52 cm. Chiều cao của các hộp có thể thay đổi linh động 10cm, 13cm, 16cm, 20cm, 24cm, 28cm…để phù hợp với nhiều module khác nhau.
  • Chiều cao của chân hộp từ 5-9 cm, có vai trò cố định chiều cao của lớp bê tông dưới sàn. Đồng thời xả khí trong trường hợp xảy ra cháy, hỏa hoạn.
giai-phap-xay-dung-4
Hình ảnh trực quan về Sàn phẳng Ubot

Ưu điểm vượt trội

  • Sàn phẳng Ubot chiếm lợi thế về kích thước. Bạn có thể xếp chồng chúng lên nhau, dễ dàng vận chuyển. Đặc biệt, sản phẩm làm từ chất liệu tốt, cứng cáp, có thể bảo quản ngoài trời, không dễ vỡ như xốp polystyrene.
  • Do được tái chế từ nhựa nên sàn Ubot mang đến sự tiện lợi trong quá trình thi công. Sử dụng Ubot hoàn toàn bằng sức người, lắp ráp thủ công rất đơn giản, dễ dàng, không cần đến máy móc hay thiết bị phức tạp nào. Nhờ vậy giảm tối đa lượng CO2 thải ra môi trường bên ngoài. Đồng thời giảm ô nhiễm âm thanh cho công trình xây dựng.
  • Chiều cao có thể thay đổi linh hoạt, khả năng chống cháy cực tốt.
  • Ubot có khả năng chịu áp lực nén, rung, trọng tải của bê tông. Sau quá trình đổ bê tông, vật liệu này sẽ không bị biến dạng.

Với những ưu điểm vượt trội này, sàn phẳng Ubot được xem là giải pháp xây dựng xanh hàng đầu hiện nay. Nhìn một cách toàn diện, vật liệu này an toàn, thân thiện với môi trường, mang đến sự tối ưu cho quá trình thi công. Song song với đó là những lợi ích về kinh tế, chất lượng dài hạn cho công trình xây dựng.

Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck)

Sàn bóng sử dụng những quả bóng nhựa đặt ở vùng giữa của bản sàn và cốt thép chịu lực. Đây là một trong những giải pháp xây dựng xanh được áp dụng nhiều ở các nước Châu Âu. Nếu được thiết kế tốt, sàn bóng sẽ giảm được 35% khối lượng bê tông cần dùng cho một công trình xây dựng.

giai-phap-xay-dung-5
Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck)

Tuy nhiên, công nghệ sàn bóng vẫn tồn tại một số nhược điểm là: bóng hình tròn gây khó khăn cho việc xác định vị trí đặt bóng, bóng dễ bị vỡ khi đổ bê tông, lớp bê tông có độ dày không đều… Muốn phát huy được tối đa hiệu quả của giải pháp xây dựng xanh này, cần phải có một đội ngũ thi công tốt, dày dặn kinh nghiệm.

Công nghệ sàn Cobiax

Sàn Cobiax ra đời nhằm khắc phục những ưu điểm của sàn bóng. Thay vì tạo thành từng phên như sàn bóng trước đây, sàn Cobiax sẽ gồm nhiều khối rỗng, được cố định bằng lồng thép. Sau đó được mang ra lắp ráp tại khu vực xây dựng.

Nhờ vậy, chiều dày của lớp bê tông đều hơn, bóng và cột thép được đặt đúng vị trí nên khả năng chịu lực tốt hơn. Các công đoạn thi công cũng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Có thể thấy rằng, qua 3 giải pháp xây dựng xanh ở trên thì sử dụng sàn nhựa Ubot để tạo hệ thống sàn phẳng không dầm vẫn là tốt ưu và hiệu quả nhất. Đó cũng là lý do tại sao các công trình xây dựng đô thị, trường hợp, bệnh viện,… của Việt Nam hiện nay đều lựa chọn công nghệ này.

Vật liệu xây dựng nhẹ và thách thức mới cho ngành xây dựng tương lai

Sử dụng các vật liệu xây dựng nhẹ đang là một trong những lựa chọn mới của các chủ đầu tư hiện nay, với mục đích chính là giúp giảm tải trọng cho công trình. 

Hình ảnh Vật liệu xây dựng nhẹ và thách thức mới cho ngành xây dựng tương lai 1

Vậy các vật liệu xây dựng nhẹ có những đặc điểm gì? Và những thách thức của nó với ngành xây dựng trong tương lai là gì? Liệu chúng có giúp thay thế các vật liệu truyền thống và tiết kiệm nguồn nguyên liệu cần dùng cho quá trình xây dựng không? Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!

Các loại vật liệu xây dựng nhẹ có nguồn gốc từ đâu?

Cùng với sự phát triển của các khu đô thị hiện đại, việc sử dụng những vật liệu tiêu tốn ít năng lượng và giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên đang là hướng phát triển của ngành xây dựng tương lai. Trong đó, nổi bật lên là xu hướng xanh trong xây dựng, sử dụng các vật liệu xây dựng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được khả năng chịu lực, độ bền theo thời gian và đáp ứng được yêu cầu thân thiện với môi trường.

Bởi vậy, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm nhiều vật liệu xây dựng nhẹ bao gồm cát, xi măng và thậm chí cả chất thải từ nông nghiệp như xơ dừa non,… để tìm cách tạo ra các nguyên liệu có độ bền lớn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những vật liệu xây dựng nhẹ này tốt cho việc xây dựng các bức tường và mái nhà, từ đó giúp tiết kiệm năng lượng. Đồng thời cũng là cách để giải quyết lượng chất thải lớn từ việc sản xuất và chế biến thực phẩm từ trái cây.

Để có thể tạo ra những sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn xây dựng, các chuyên gia đã ứng dụng công nghệ 3D nhằm cung cấp cho các kỹ sư một số tùy chọn mới với các vật liệu xây dựng nhẹ.

Hình ảnh Vật liệu xây dựng nhẹ và thách thức mới cho ngành xây dựng tương lai 2
Các công trình làm từ vật liệu xây dựng nhẹ đang là xu hướng mới

Theo đó, nhóm chuyên gia nghiên cứu tại Viện Công nghệ Karlsruhe ở Đức đã sử dụng kỹ thuật in khắc laser và tia laser 3D để làm cứng các cấu trúc vi mô trong máy quang học. Vật liệu được thiết kế theo cách này mang đến sự hứa hẹn trong việc tạo ra vật liệu cách nhiệt cho xây dựng công trình.

Vậy làm thế nào mà các kỹ sư lại nghĩ ra cách sản xuất nguyên vật liệu xây dựng nhẹ cho những dự án xây dựng? Hay nói cách khác, nguồn gốc của những vật liệu xây dựng nhẹ đến từ đâu? Các kỹ sư thường được truyền cảm hứng từ thiên nhiên, y học và cuộc sống hàng ngày khi phát triển những ý tưởng và sáng tạo mới cho ngành xây dựng.

Các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Karlsruhe cho biết, họ đã phát triển những vật liệu xây dựng nhẹ này sau khi được lấy cảm hứng từ xương và ong. Xương người có cấu trúc khung và tổ ong của ong có cấu trúc vỏ bền, nhưng đủ nhẹ để thuận tiện cho việc di chuyển.

Khi được ứng dụng trong một số công trình thử nghiệm, những vật liệu xây dựng nhẹ này được đánh giá là có mật độ thấp hơn nước. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ cường độ trên trọng lượng thì chúng cao hơn vật liệu làm từ nhôm hoặc thép.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia giải thích rằng: Với cấu trúc tạo ra các khoảng không gian rỗng bên trong tương tự như tổ ong, nhưng vẫn đảm bảo được độ bền và khả năng chịu lực, thì vật liệu xây dựng nhẹ đã được chứng minh hiệu quả trong việc mang tải không lớn.

Bởi vậy, không quá khó hiểu khi hầu hết những vật liệu xây dựng nhẹ mới lạ có cấu trúc giống như khung của một ngôi nhà nửa gỗ với các thanh ngang, dọc và chéo.

Những thách thức lớn hơn với vật liệu xây dựng nhẹ trong tương lai

Mặc dù đã được nghiên cứu và chứng minh khả năng chịu trọng tải lớn, có độ bền cao nhưng vật liệu xây dựng nhẹ vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn khác. Một trong những điều đó là khả năng chống cháy trong quá trình sử dụng.

Hình ảnh Vật liệu xây dựng nhẹ và thách thức mới cho ngành xây dựng tương lai 3
Các công trình làm từ vật liệu xây dựng nhẹ gặp nhiều thách thức lớn

Những lo ngại này gần đây đã được nhiều chuyên gia đề cập đến. Nguyên do là vì ở phía bắc New Jersey, một đám cháy đã phá hủy một khu chung cư lớn được xây dựng bằng gỗ nhẹ. Các chuyên gia tại hiện trường nói rằng đám cháy đã trở nên tồi tệ hơn vì mái nhà kiểu giàn mở và gỗ được thiết kế để có trọng lượng nhẹ.

Trước thực trạng đó, dễ thấy được rằng việc cần làm là khắc phục điểm yếu này của vật liệu xây dựng nhẹ. Và một giải pháp xây dựng mới có thể được áp dụng là gia tăng thêm hệ thống phun nước trong thiết kế. Đây là điều thực sự cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho mọi công trình dùng vật liệu xây dựng nhẹ.

Bên cạnh đó, có một rắc rối khác cũng được đề cập đến. Đó là bản thân chủ đầu tư và người thực thi công trình cần phải hiểu rằng: Xây dựng trọng lượng nhẹ, trực tiếp là một thuật ngữ được định nghĩa lỏng lẻo và thậm chí không được định nghĩa chính thức bởi Bộ luật xây dựng quốc tế.

Có nhiều cách khác nhau để thiết kế vật liệu xây dựng nhẹ, và một số rủi ro hơn những cách khác. Các nhà khoa học có thể đang đi đúng hướng với thử nghiệm mô hình 3D. Nhưng rõ ràng cần nhiều nghiên cứu hơn để làm cho các tòa nhà nhẹ an toàn và hiệu quả hơn so với các tòa nhà được xây dựng bằng vật liệu truyền thống.

Người ta có thể đạt được điều này bằng cách tích hợp các loại thiết kế và vật liệu xây dựng nhẹ. Tất cả phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng khác sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm dự định cuối cùng.

Có những loại vật liệu xây dựng nhẹ nào đang được sử dụng?

Dưới đây là một số kiểu thiết kế có thể sử dụng vật liệu xây dựng nhẹ, bao gồm:

  • Sử dụng cấu trúc mái nhôm thay vì cấu trúc mái gỗ sẽ làm giảm trọng lượng chung của tòa nhà.
  • Sử dụng các tấm polystyrene (EPS) mở rộng thay cho các vách ngăn bằng bê tông hoặc tường cũng sẽ giúp công trình tối ưu hóa các cấu trúc trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, sử dụng các tấm EPS đòi hỏi phải rút ngắn cả hai mặt, hoạt động này làm cho EPS có giá thành đắt hơn.
Hình ảnh Vật liệu xây dựng nhẹ và thách thức mới cho ngành xây dựng tương lai 4
Nhựa có thể được thu gom, phân loại và tái chế để dùng sản xuất vật liệu xây dựng nhẹ
  • Sợi carbon tương đối cũng là một vật liệu xây dựng mới đang được kỳ vọng về mức độ hiệu quả và khả năng linh hoạt của nó khi dùng trong thời gian dài.
  • Tấm lợp bằng sắt hoặc tấm lợp Decra cũng có hiệu quả trong việc đạt được cấu trúc trọng lượng nhẹ so với ván lợp và ngói lợp đất sét. Chúng cũng hiệu quả hơn về giá thành (chi phí bảo trì tương đối rẻ) và bền.
  • Cầu treo có dây cáp căng sẽ nhẹ hơn cầu giàn với các thanh hàn lần lượt, nhẹ hơn cầu dầm hộp làm bằng bê tông.
  • Khung cửa và cửa sổ từ vật liệu aluminium có trọng lượng nhẹ so với khung thép.
  • In 3D là một khái niệm mới trong ngành công nghiệp xây dựng. In 3D có thể sử dụng các loại nguyên liệu thô khác nhau để in trong đó một số vật liệu này sẽ dẫn đến cấu trúc trọng lượng nhẹ. Mặc dù tương đối mới, nhưng khả năng của việc in 3D là gần như vô hạn. Đây là một lĩnh vực được dự đoán sẽ giúp vật liệu xây dựng nhẹ phát triển nhiều hơn.
  • Nhựa có thể được thu gom, phân loại và tái chế để dùng sản xuất vật liệu xây dựng nhẹ. Có thể nhắc đến sàn nhẹ Ubot làm từ nhựa polypropylene. Với cấu trúc hộp rỗng, liên kết các hộp Ubot với nhau tạo thành lớp sàn nhẹ không dầm giữa 2 lớp sàn bê tông. Đây là cách giúp giảm trọng lượng rất tốt, mà vẫn đảm bảo được độ bền, khả năng chịu lực cao và còn mang lại tính thẩm mỹ cho công trình.

Ngoài ra, vật liệu xây dựng nhẹ cũng có thể được làm từ gỗ, tre, nứa, xơ dừa, vỏ quả sầu riêng,… Dù làm từ nguồn nguyên liệu nào, thì các vật liệu này cũng đều được nghiên cứu kỹ về mọi mặt trước khi đưa vào sử dụng.

Hơn nữa, vật liệu xây dựng nhẹ cũng giúp tạo nên sự thân thiện cho nhiều công trình, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải công nghiệp và giúp giảm thiểu tối đa những tác động đến từ biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nguồn: https://lpc.vn

Thúc đẩy vật liệu xây dựng xanh phát triển bảo vệ môi trường

Cùng với sự phát triển của đô thị thông minh, vật liệu xây dựng xanh đang là xu hướng mà ngành xây dựng đang hướng tới.

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh bảo vệ môi trường 1
Phát triển xây dựng vật liệu xanh

Hiện nay, toàn cầu đang phát động phong trào bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tiết kiệm các nguồn năng lượng. Một trong các ngành tiêu thụ năng lượng và nguồn tài nguyên lớn nhất phải kể đến đó là ngành xây dựng. Tại các nước phát triển đã ứng dụng thành công mô hình ứng dụng vật liệu xây dựng xanh vừa bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên và bền vững hơn so với các vật liệu xây dựng đang dùng. 

Làm quen với khái niệm mới vật liệu xây dựng xanh

Vật liệu xây dựng xanh có thể được hiểu là các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. Sử dụng vật liệu xanh để hướng đến giải pháp xây dựng bền vững hơn, bảo vệ tài nguyên và nguồn năng lượng cho toàn Thế Giới.

Vật liệu xây dựng được kết luận là vật liệu xanh khi đảm bảo các yếu tố sau:  

Không độc hại

Tiêu chí này được đánh giá dựa trên mức độ gây ô nhiễm môi trường khi sản xuất ra vật liệu đó. Quá trình sản xuất vật liệu xanh được tối ưu hóa nhằm hạn chế lượng rác thải công nghiệp ra môi trường.

Tiết kiệm tài nguyên

Một trong những điều kiện đảm bảo đó là vật liệu xanh khi trong quá trình sản xuất ra chúng tiết kiệm nguồn tài nguyên cho quốc gia, Thế giới.

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh bảo vệ môi trường 2
Vật liệu xây dựng xanh bảo vệ tài nguyên và môi trường

Ví dụ như sử dụng cọc tre thay vì sử dụng thép để bảo vệ nguồn quặng sắt đang khan hiếm. Đồng thời, vật liệu xanh cũng phải giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình khai thác, vận chuyển, thi công.

Giảm ô nhiễm môi trường

Đây là yếu tố quan trọng nhất với sự ra đời của những vật liệu xanh, với mục đích chính khi sử dụng chúng sẽ không gây độc hại đến môi trường xung quanh công trình (đất, nước, không khí);

Có vòng đời sử dụng lâu dài

Vật liệu xanh đồng nghĩa với việc nó phải có chất lượng tốt, sử dụng được lâu dài nên vòng đời phải cao hơn so với các loại nguyên liệu thông thường.

Có thể tái chế

Một trong những yếu tố giúp đánh giá vật liệu thân thiện với môi trường là khả năng tái chế cao.

Dựa vào các yếu tố đó để đánh giá, một vật liệu xanh là khi tiêu tốn năng lượng thấp và ít gây ô nhiễm môi trường. 

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh bảo vệ môi trường 3
Phát triển vật liệu xanh trong việc xây dựng các toà nhà cao tầng

Thế giới đang sử dụng vật liệu xanh như thế nào?

Vật liệu xây dựng xanh đã và đang được sử dụng ở các nước phát triển như: Hong Kong, Hàn Quốc, Singapo,… đây là những quốc gia đã đi đầu và được vinh danh và quốc gia bền vững. Hiện nay, tại các nước phát triển tỷ lệ gạch không nung chiếm 70% trong các công trình xây dựng.

Không những thế, tại Trung Quốc còn ban hành lệnh cấm sử dụng gạch rắn được nung từ đất sét tại các thành phố và nhờ đó gạch không nung chiếm tới 60% trong xây dựng. Còn tại Mỹ, các công trình xanh đang gia tăng hàng ngày, hàng giờ và số công trình thương mại xanh chiếm tới ⅓ . 

Còn tại Việt Nam, do các rào cản về công nghệ, khoa học khiến cho vật liệu xanh chưa được phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, đã có những công ty áp dụng các vật liệu xanh vào trong quá trình xây dựng. 

Theo các chuyên gia đánh giá, nhu cầu vật liệu xanh tại Việt Nam đang trên đà tăng nhanh trong 5 năm gần đây, tăng 10-12%. Dự báo tới năm 2020 thị trường vật liệu xây dựng sẽ phải đáp ứng đủ nhu cầu 42 tỷ viên gạch không nung cho toàn ngành xây dựng.

Nhằm đẩy mạnh vật liệu xanh trong ngành xây dựng, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách để phát triển gạch không nung trong ngành xây dựng.

Tiêu biểu là quyết định 567/ QĐ-TTg ngày 28/04/ 2010 do Thủ tướng chính phủ ban hành về việc phê duyệt chương trình phát triển VLX không nung đến năm 2020 thì tỷ lệ Vật liệu xây dựng không nung vào các năm 2015, 2020 tương ứng là 15 – 20%, 30 – 40%. 

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh bảo vệ môi trường 4
Trụ sở Viettel do BM Windows thi công hạng mục vật liệu xây dựng nhôm kính

Và kể từ tháng 2/2018, đối với các công trình sử dụng ngân sách nhà nước, tỷ lệ bắt buộc sử dụng Vật liệu không nung sẽ được quy định và áp dụng cụ thể ở từng địa phương. Trong đó, các công trình ở 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội sẽ phải sử dụng 100% gạch không nung để bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên cho quốc gia. 

Lợi ích của việc áp dụng vật liệu xanh vào trong xây dựng

Việc áp dụng vật liệu xanh vào trong các công trình xây dựng có tác dụng:

  • Thân thiện với môi trường: Các vật liệu không nung, vật liệu xanh trong quá trình sản xuất không tạo ra các khí độc hại, không thải chất độc hại ra ngoài môi trường. 
  • Phát triển công nghệ tiên tiến: phát triển vật liệu xây dựng góp phần thúc đẩy công nghệ phát triển. 
  • Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Không chỉ bảo vệ môi trường, mà phát triển vật liệu xanh còn giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên cho quốc gia. 
  • Giúp cuộc sống tốt hơn: Vật liệu xanh không làm ô nhiễm môi trường giúp không khí trong lành hơn, bảo vệ cuộc sống của con người hơn. 
  • Phát triển bền vững: vật liệu xây dựng xanh không chỉ tạo nên lợi ích hiện tại mà còn làm tăng sự bền vững của các công trình hơn và thời gian các công trình bền vững hơn. 
Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh bảo vệ môi trường 5
Công ty TNHH Lâm Phạm

Thành tựu áp dụng công nghệ vật liệu xây dựng xanh

Một trong những công ty áp dụng thành công vật liệu xây dựng xanh vào trong xây dựng đó chính là Công ty TNHH Lâm Phạm. Với việc áp dụng thành công sàn Ubot vào trong việc tạo sàn phẳng không dầm từ nhựa tái chế, công ty Lâm Phạm đã góp phần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ cao vào trong xây dựng theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước ta.

Từ đó giúp tiết kiệm được chi phí cho các dự án, góp phần vào việc dùng nhựa tái chế, giảm rác thải nhà kính và là giải pháp mới giúp bảo vệ môi trường tốt đẹp hơn.

Với việc áp dụng vật liệu xây dựng xanh vào trong ngành xây dựng có thể tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên thiên nhiên cho đất nước ta, bảo vệ môi trường và cuộc sống của người dân.

Đồng thời, việc sử dụng vật liệu xanh vào trong xây dựng còn làm cho nền kinh tế đất nước phát triển hơn, giảm thiểu được các loại rác thải và phát triển công nghệ tái chế.

Nguồn: https://lpc.vn

Xây dựng xanh – Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới

Ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện với môi trường được xem là giải pháp xây dựng được ưa chuộng nhiều nhất trên toàn thế giới trong xây dựng.

Hình ảnh Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới 1
Xây dựng xanh – Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới

đổi khí hậu đang là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại và Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do các hoạt động của chính con người trong đó bao gồm cả công nghiệp xây dựng. Hiện nay, xây dựng xanh chính là giải pháp xây dựng cần thiết để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, cần thiết cho sự phát triển của nhiều khu đô thị mới trong tương lai.

Sự phát triển các khu đô thị gây ảnh hưởng đến môi trường ra sao?

Theo các chuyên gia, một trong những tác nhân chính làm cho biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng hơn, chính là sự tiêu thụ một nguồn năng lượng khổng lồ tại các công trình xây dựng.

Cụ thể hơn, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy, công nghiệp xây dựng hiện đại xả ra trên thế giới một lượng lớn rác thải rắn và khí thải độc hại. Trong đó, lượng khí thải carbonic từ hoạt động xây dựng là trên 40% ở các nước phương Tây; khoảng 36% ở Nhật Bản và gần 30% ở Đài Loan dù đã có áp dụng những giải pháp xây dựng mới cho ngành này.

Hình ảnh Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới 2
Một trong những tác nhân làm biến đổi khí hậu ngày nay là do các công trình xây dựng

Còn theo USGBC – Hội đồng công trình xanh tại Mỹ, việc sử dụng năng lượng lớn hàng năm khiến cho hiệu ứng nhà kính đang tăng cao hơn bao giờ hết. Trong đó, các công trình nhà ở và thương mại không sử dụng giải pháp xây dựng xanh dùng đến 39% tổng năng lượng, và khí thải gây hiệu ứng nhà kính là 30%. Chưa kể đến, nguồn năng lượng cần dùng để tạo ra các vật liệu xây dựng, vận chuyển và lắp đặt công thêm vào khiến cho con số này tăng lên đến 48%.

Từ những thống kê này, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, hoạt động xây dựng đang là nguyên nhân chính gây ra ½ lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, và cũng là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu. Nếu không có những giải pháp xây dựng kịp thời thì nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nữa.

Bởi vậy, trong những năm trở lại đây, rất nhiều phát minh mới, các giải pháp xây dựng xanh được ra đời nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng dùng cho các công trình xây dựng. Từ đó, các nhà khoa học tin rằng, điều này sẽ trở thành một giải pháp xây dựng mới, giúp làm giảm đáng kể lượng khí thải từ các tòa nhà lớn. Đồng thời giúp hạn chế bớt rác thải từ hoạt động xây dựng, sản xuất nguyên vật liệu và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực hơn cho những dự án lớn.

Trước xu thế chung của toàn thế giới, tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình được ứng dụng giải pháp xây dựng xanh và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhờ đó, rất nhiều công trình đã đạt chứng nhận từ Hội đồng công trình xanh Việt Nam và mang lại sự thân thiện trong quá trình sử dụng. Có thể kể đến như: Tòa nhà xanh Liên hợp quốc (Hà Nội); Trung tâm Thương mại Big C Ninh Bình; Siêu thị Big C Dĩ An (Bình Dương); Nhà máy dệt may EGV (Hòa Bình);…

Hình ảnh Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới 3
Để bảo vệ môi trường, mọi công trình xây dựng đều cần được “xanh hóa”

Thế nhưng, để chủ động hơn và có thể ứng phó với nhiều diễn biến tiêu cực của sự biến đổi khí hậu trong tương lai, thì mọi công trình xây dựng đều cần được “xanh hóa”. Tức là không chỉ riêng những dự án, khu đô thị lớn,… mà còn bao gồm cả những công trình nhỏ cũng nên áp dụng giải pháp xây dựng mới.

Do đó, việc nghiên cứu và khai thác, ứng dụng công nghệ tạo ra nhiều loại vật liệu xanh hơn là điều cần thiết. Dưới đây là một vài công nghệ xanh tiềm năng đang được các chuyên gia kỳ vọng, nhằm góp phần giải quyết hậu quả của sự phá hủy môi trường trước đây.

Những giải pháp xây dựng mới cho các khu đô thị hiện đại trong tương lai

Pin năng lượng mặt trời

Pin năng lượng mặt trời được xem như một trong những giải pháp xây dựng mới, giúp tiết kiệm năng lượng cho rất nhiều công trình. Các tấm pin này sẽ được lắp đặt trên mái và (hoặc) ốp tường bao quanh bên ngoài tòa nhà. Cách sắp xếp này sẽ giúp hấp thụ năng lượng mặt trời nhiều hơn, đồng thời cũng đem lại tính thẩm mỹ cao.

Năng lượng mặt trời được hấp thụ sẽ chuyển thành dòng điện một chiều. Thông qua một bộ chuyển điện, dòng điện đổi thành nguồn điện xoay chiều và được dùng cung cấp cho các thiết bị điện.

Hình ảnh Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới 4
Pin năng lượng mặt trời – Một giải pháp xây dụng xanh

Sử dụng pin năng lượng mặt trời đang ngày càng được khuyến khích nhiều hơn. Bởi nó là một trong những giải pháp xây dựng giúp tối ưu hóa nguồn năng lượng thiên nhiên, hạn chế việc khai thác và dùng điện theo phương pháp truyền thống. Từ đó giúp bảo vệ môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì đây vẫn chưa phải là lựa chọn phù hợp cho nhiều công trình nhà ở nhỏ lẻ, bởi chi phí của các tấm pin khá cao.

Công nghệ phủ cách nhiệt HPS

HPS là một loại lớp phủ cách nhiệt, được sử dụng cho cả thiết kế ngoại thất và nội thất. Đây là một trong những phương pháp giúp hạn chế sự mất nhiệt bên trong của nhiều công trình. Giải pháp xây dựng này có ưu điểm là tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, làm giảm lượng khí thải carbonic vào khí quyển. Hơn nữa, lớp phủ này cũng không gây ảnh hưởng đến kết cấu, tính thẩm mỹ của công trình.

Bên cạnh đó, công nghệ phủ cách nhiệt HPS còn giúp chống thấm và chống mốc cho tường nhà, giúp duy trì nhiệt độ ở mức dễ chịu nhất. Giải pháp xây dựng này giúp mang lại không gian sống lý tưởng trước sự thay đổi thời tiết, khí hậu hiện nay.

Không chỉ vậy, công nghệ HPS-G còn được dùng để phủ kính (trong suốt), giúp làm giảm bức xạ nhiệt từ môi trường bên ngoài, nhất là vào thời tiết mùa hè. Ngoài ra, tùy vào từng thiết kế riêng mà công nghệ HPS có thể được sử dụng tương ứng, bao gồm: HPS-X, HPS-I.

Hình ảnh Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới 5
Công nghệ phủ cách nhiệt HPS – Giải pháp xây dựng cho khí hậu hiện nay

Theo nhiều chuyên gia, các công trình được ứng dụng phủ HPS đã mang đến những cải thiện đáng kể. Trong đó, lớp phủ HPS giúp ngăn chặn dòng không khí nóng, cản trở 99% lượng tia tử ngoại và 85% tia hồng ngoại từ ánh sáng mặt trời. Giúp giảm nhiệt độ trong nhà xuống từ 5 – 8 độ C và cũng không gây hại cho môi trường. Đặc biệt hơn, lớp phủ này có thể dùng trên nhiều vật liệu xây dựng như: Gỗ, kính, tường xi măng,…

Vật liệu xây dựng xanh siêu bền, siêu nhẹ

Ngoài những công nghệ mới được ứng dụng vào xây dựng, thì một xu hướng xanh trong xây dựng khác cũng đang được khuyến khích phát triển thêm. Đó là tạo ra những vật liệu xây dựng xanh nhằm đáp ứng tốt cả tiêu chí xây dựng cũng như trang trí cho công trình.

Một số giải pháp xây dựng điển hình là: Dùng tấm lợp sinh thái làm từ sợi hữu cơ (cellulose); các chất chống thấm asphalt và acrylic được tạo thành bằng phương pháp ép lớp, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt cao. Hay sử dụng những nguyên liệu truyền thống như tre, gỗ, vỏ cây, cỏ,… để thiết kế cho các dự án xây nhà ở hoặc công trình lớn đều được.

Trong trang trí nội thất cũng có thể dùng gạch ốp lát từ sợi gỗ, giúp cân bằng độ ẩm, giảm tiếng ồn và giảm nhiệt. Hay tấm ốp trang trí Panel 3D là từ sợi tre và sợi mía,… Tất cả các vật liệu xanh này đều có chung ưu điểm là thân thiện với môi trường và dễ tái chế khi không còn sử dụng.

Hình ảnh Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới 6
Một giải pháp xây dựng mới đang rất được ưa chuộng là sử dụng vật liệu làm từ nhựa tái chế.

Ngoài ra, với các công trình lớn hiện nay, một giải pháp xây dựng mới đang rất được ưa chuộng là sử dụng vật liệu làm từ nhựa tái chế. Trong đó, nổi bật lên là giải pháp xây dựng tạo sàn phẳng không dầm (còn gọi là sàn vượt nhịp) từ nhựa polyproplen. Lớp sàn nhựa này gồm nhiều hộp Ubot được lắp ghép lại với nhau qua nhiều thanh nối, tạo thành một lớp giữa 2 lớp sàn bê tông.

Đây là cách để giúp giảm bớt trọng lượng cho công trình xây dựng. Đồng thời nó cũng giúp giảm chi phí, tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lắp ráp, thi công. Sử dụng sàn nhựa Ubot cũng là một giải pháp xây dựng để tái chế lượng rác thải nhựa, góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.

Nguồn: https://lpc.vn