Search
hinh-anh-chuyen-doi-xanh-la-gi

Chuyển đổi xanh là gì? Cơ hội nào cho các doanh nghiệp trong thị trường chuyển đổi mới?

Nội dung

Chuyển đổi xanh là gì? Tại sao các doanh nghiệp lại chú trọng đến quá trình chuyển đổi xanh? Và chuyển đổi xanh mang lại những lợi ích gì cho con người? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được LPC giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

1. Chuyển đổi xanh là gì?

Chuyển đổi xanh là gì – một trong những câu hỏi được đề cập nhiều nhất khi nhắc đến các xu hướng chuyển đổi mới trong các doanh nghiệp. 

hinh-anh-chuyen-doi-xanh-la-gi-so-1

Chuyển đổi xanh là gì?

Trong cuộc sống thường ngày, việc tích cực sử dụng các sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường cũng như hạn chế sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường như túi nilon được coi là chuyển đổi xanh. 

Còn với một doanh nghiệp, chuyển đổi xanh là gì? Không chỉ là sử dụng sản phẩm xanh, chuyển đổi xanh của doanh nghiệp còn là tăng trưởng gắn với hoạt bảo vệ môi trường, hạn chế việc gây ra tác động xấu tới môi trường. Ví dụ như giảm thiểu phát thải carbon và rác cũng như tận dụng nguồn năng lượng tái tạo…

Sau khi thế giới đối mặt với khủng hoảng hậu Covid-19, vấn đề phát triển bền vững gắn liền với yếu tố bảo vệ môi trường cũng càng trở nên cấp thiết hơn. Hơn nữa, chuyển đổi xanh đối với nhiều quốc gia chính là câu trả lời về một tương lai phát triển hài giữa hòa kinh tế – môi trường. Vì vậy, các doanh nghiệp là những mũi nhọn tiên phong thực hiện cuộc cách mạng chuyển đổi xanh. 

Tại Việt Nam, chuyển đổi xanh là khái niệm còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt đã có những bước đi tiên phong trong phong trào chuyển đổi xanh. Từ đó, lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường tới cộng đồng.

Đọc thêm bài viết: Chuyển Đổi Xanh Và Xu Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Doanh Nghiệp

2. Những lợi ích khi doanh nghiệp ngành xây dựng thực hiện chuyển đổi xanh là gì? 

Gần đây, việc phát triển các công trình xanh đã trở thành xu hướng tất yếu của ngành xây dựng tại Việt Nam. 

hinh-anh-chuyen-doi-xanh-la-gi-so-2

Những lợi ích khi doanh nghiệp ngành xây dựng thực hiện chuyển đổi xanh là gì? 

Với các đặc tính thân thiện cho người dùng và góp phần giảm thiểu tác động tới môi trường, công trình xanh được coi là một loại đầu tư bền vững giúp tạo ra các lợi ích dài hạn cho chủ đầu tư cũng như các đơn vị khác trong ngành.

2.1. Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh là gì? – Lợi thế trong việc cạnh tranh nổi bật

Theo các nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực bất động sản, các dự án xanh luôn nhận được sự chú ý và ưu tiên lớn hơn của các khách hàng. 

hinh-anh-chuyen-doi-xanh-la-gi-so-3

Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh là gì? – Lợi thế trong việc cạnh tranh nổi bật

Cụ thể, trong trong Khảo sát của Batdongsan.com.vn tại Báo cáo tâm lý người tiêu dùng bất động sản năm 2022, người mua nhà có xu hướng ưu tiên các dự án có không gian xanh và nhiều không gian tiện ích… 

Nghiên cứu của Green Street Advisors năm 2020 cũng chỉ ra rằng, những tòa nhà xanh đạt được tỷ lệ lấp đầy tốt hơn so với các dự án ít bền vững. Theo đó, các tiêu chuẩn xanh đáp ứng được nhu cầu về không gian sinh hoạt an toàn, lành mạnh và thân thiện của đông đảo người tiêu dùng, đặc biệt là khi các vấn đề môi trường và sức khỏe đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của họ. 

Ngoài ra, sự dịch chuyển trong nhu cầu của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong lĩnh vực liên quan như vật liệu xây dựng theo đuổi các sản phẩm bền vững và cho ra đời các giải pháp ngày càng xanh hơn.

Đọc thêm bài viết: Vật Liệu Xây Dựng Xanh Cho Một Tương Lai Xanh

2.2. Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh là gì? – Lợi ích bền vững trong quá trình vận hành

Chuyển đổi xanh giúp các doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả về chi phí vận hành cao hơn. Nổi bật nhất là các chi phí liên quan đến tiêu thụ năng lượng cũng như bảo dưỡng, bảo trì trong vòng đời của công trình.

hinh-anh-chuyen-doi-xanh-la-gi-so-4

Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh là gì? – Lợi ích bền vững trong quá trình vận hành

Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc, thép và xi măng – hai vật liệu phổ biến của ngành xây dựng, là nguyên nhân chính gây ra lượng khí CO2 công nghiệp toàn cầu năm 2021. Có thể thấy, các nhà phát triển trong ngành đều đang tích cực thúc đẩy việc sản xuất bằng vật liệu sinh học, tái chế nhằm tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất và giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường.

Theo thống kê của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), thị trường công trình xanh ở Việt Nam được đánh giá là đang có sự phát triển với số lượng tòa nhà sở hữu chứng nhận xanh là 201,  tính đến quý 3 năm 2021. 

Hiện tại, xu hướng bất động sản xanh cũng đang được thúc đẩy nhờ chính sách của Chính phủ và nguồn cung thị trường. 

3. Cơ hội cho các doanh nghiệp trong thị trường chuyển đổi xanh là gì?

3.1. Cơ hội cho các doanh nghiệp trong thị trường chuyển đổi xanh là gì? – Thêm chất xúc tác cho đầu tư và tăng trưởng

Ông Gabor Fluit – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, năng lượng sạch và tái tạo là chất xúc tác cho đầu tư và tăng trưởng. 

Theo đó, các doanh nghiệp châu Âu phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng này. Vì vậy, có không ít dự án đầu tư đã phải tạm ngưng mở rộng vì chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn năng lượng tái tạo trong khoảng thời gian gần đây.

Còn trên thế giới, nhu cầu tiêu dùng xanh đi cùng với đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chuẩn môi trường, giảm thiểu carbon trong sản phẩm cũng khiến các nhà đầu tư chủ động thực hiện chuyển đổi sản xuất xanh.

Thế nên, khi các nhà đầu tư đến Việt Nam, họ luôn đặt câu hỏi về năng lượng tái tạo và nguyên liệu xanh. Còn những nhà đầu tư đã vào Việt Nam cũng muốn chuyển đổi để trở nên “xanh” hơn. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của các nhãn hàng lớn trên thế giới đều phải tuân thủ những yêu cầu sản xuất “xanh hóa”. Đơn cử như việc cắt giảm phát thải, tiết kiệm nước, tài nguyên cũng như thực hiện trách nhiệm xã hội và môi trường.

Vì vậy, việc Việt Nam cam kết mạnh mẽ về phát thải carbon tại COP26, đưa phát thải ròng bằng 0 (Netzero) vào năm 2050 đã tạo được sức hút lớn cho các nhà đầu tư. 

Đọc thêm bài viết: Xây Dựng Xanh – Cơ Hội Hay Thách Thức Cho Ngành Xây Dựng?

3.2. Cơ hội cho các doanh nghiệp trong thị trường chuyển đổi xanh là gì? – Có sự đồng hành của chính phủ

Trong mục tiêu Netzero của chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp nước ta đang bước vào cuộc đua chuyển đổi xanh với nhiều dự án và sáng kiến về giảm phát thải, chuyển đổi mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh”.

Theo báo cáo năm 2022 về mức độ sẵn sàng thực hiện ESG chuyển đổi xanh, có tới 80% doanh nghiệp có kế hoạch hoặc có cam kết sẽ thực hiện ESG trong 2 – 4 năm tới.

Trong 5 năm qua, hàng trăm doanh nghiệp đã đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo, giúp lĩnh vực trụ cột này có bước phát triển thần tốc. Trong đó, Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC là một cái tên nổi bật.

hinh-anh-chuyen-doi-xanh-la-gi-so-5

Cơ hội cho các doanh nghiệp trong thị trường chuyển đổi xanh là gì?

Sàn phẳng Ubot của LPC được làm từ nhựa tái chế polypropylene – loại vật liệu thân thiện với môi trường. Đạt được chứng nhận CCA từ Đại học Milano chứng nhận thành phần nhựa không chất nguy hiểm, Ubot đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Hộp nhựa Ubot còn có khả năng cách âm – cách nhiệt tối ưu so với sàn truyền thống thông thường.

hinh-anh-chuyen-doi-xanh-la-gi-so-6

Lợi ích khi doanh nghiệp chuyển đổi xanh là gì?

Thực tế đã chứng minh, Sàn phẳng Ubot là giải pháp được CĐT Tập đoàn Capital House lựa chọn cho Dự án Ecohome – Phúc Lợi, Long Biên. Dự án này đã đạt được giải thưởng Transformational Business Awards 2018 cho Hạng mục “Công trình xanh”. Đây là Dự án chung cư cao tầng tại Hà Nội với đầy đủ tiện tích sử dụng như nhà chung cư – trường học – khu dịch vụ phục vụ cho cư dân.

Khi xu thế thương mại xanh là tất yếu, LPC hy vọng rằng, những bước đi đầu tiên trên hành trình cắt giảm carbon hôm nay của các doanh nghiệp xây dựng sẽ đặt nền móng cho sự phát triển bền vững trong tương lai!

Trên đây là phần bài viết về chủ đề: Chuyển đổi xanh là gì? Cơ hội nào cho các doanh nghiệp trong thị trường chuyển đổi mới? của LPC. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyển đổi xanh cũng như những giá trị tốt đẹp mà quá trình này có thể mang đến cho doanh nghiệp!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.