Thiết kế sàn không dầm là gì? Sàn không dầm có những ưu điểm gì nổi trội so với sàn bê tông truyền thống? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn được giải thích chi tiết nhất về thiết kế sàn không dầm và ưu điểm sàn không dầm so với sàn bê tông truyền thống.
Thiết kế sàn không dầm là gì?
Sàn bê tông không dầm là loại sàn bê tông phẳng, không cần dùng đến các thành dầm dọc ngang, liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ trong công trình, vì thế nên nó luôn tạo ra những ưu thế về đặc tính kỹ thuật.
Thiết kế sàn không dầm là việc các kỹ sư xây dựng tính toán sàn theo lý thuyết cổ điển, để thay thế các vùng sàn không chịu được trọng tải nặng.
Sàn không dầm ra đời tạo ra những thay đổi trong ngành xây dựng, việc áp dụng sàn bê tông dầm bằng những kết cấu mới làm cho ngành công nghiệp xây dựng phát triển hơn, tiết kiệm chi phí xây dựng.
Sự ra đời của sàn bê tông không dầm sẽ giúp kế thừa những phương thức tính toán sàn theo lý thuyết cổ điển. Những vật liệu nhẹ như hộp định hình tạo rỗng Ubot có thể thay thế vùng, phần bê tông không làm việc trên sàn. Từ đó tạo nên sàn bê tông không dầm nhưng vẫn đảm bảo được tính ổn định và khả năng chịu lực tốt.
Khi mà đời sống kinh tế xã hội ngày càng nâng cao thì nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, công trình xây dựng cũng dần tăng nhanh. Ở thời điểm hiện tại, việc thiết kế sàn bê tông không dầm được nhiều nước như Nga, Mỹ, Áo, Hà Lan, Đan Mạch,… nghiên cứu và phát triển. Chính việc phát triển, tìm hiểu công nghệ thiết kế sàn không dầm ở những nước phát triển sẽ là bài học, nguồn tài liệu quý để Việt Nam phát triển sàn bê tông không dầm.
Cụ thể, công nghệ sàn Ubot, sàn bóng, Panel 3D, sàn ứng lực được sử dụng để tạo ra các không gian bê tông không dầm vẫn đảm bảo tính chịu lực của các kết cấu sàn bê tông.
Tại Việt Nam, việc thiết kế sàn không dầm cũng được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng nghiên cứu từ năm 2006. Một số công ty còn chuyển giao ứng dụng thí điểm vào các công trình tiêu biểu như: Tòa nhà 28A Lê Trọng Tấn (năm 2010, Hà Đông, Hà Nội gồm 2 tầng hầm, 28 tầng nổi với 25.000m2 sàn); chung cư Licogi 13 (năm 2010, Thanh Xuân, Hà Nội gồm 3 tầng hầm, 27 tầng nồi với 30.600m2 sàn).
Những ưu điểm khi thiết kế sàn không dầm
Một số ưu điểm thiết kế sàn không dầm khi áp dụng thi công tại các công trình đó là:
Khả năng giảm trọng tải và chịu lực tốt
Khả năng chịu lực của sàn bê tông không dầm gần như không có sự khác biệt so với sàn truyền thống, thậm chí còn có thể tốt hơn. Với cùng bề dày, sàn bê tông không dầm có thể chịu trọng tải gấp đôi so với sàn đặc, giảm 65% trọng lực của bê tông.
Linh hoạt trong khả năng thiết kế
Sử dụng sàn không dầm giúp tăng số tầng chức năng nhờ vào sự hiệu quả của việc giảm chiều cao tổng thể công trình. Chính việc giảm trọng lượng bản thân cho phép sử dụng sàn phẳng vượt nhịp lớn. Sàn nhẹ có thể đạt nhịp lớn nhất là 20m.
Sử dụng sàn bê tông không dầm rất tiện lợi cho việc bố trí kiến trúc, hệ thống kỹ thuật một cách thông thoáng hơn. Các bạn nên linh động trong việc giật cấp sàn bằng cách sử dụng nhiều mô đun khác nhau. Có thể thay thế phần bê tông không chịu được lực bằng việc thông qua kích thước vật liệu tái chế.
Tiến độ thi công sàn bê tông không dầm
Việc thi công sàn bê tông không dầm giúp các bạn được giảm toàn bộ hệ thống cốp pha dầm phụ và dầm chính. Việc thi công sẽ nhanh hơn, đơn giản hơn do chỉ lắp dựng và cấu tạo cốp pha được phẳng hơn với với việc thi công sàn có dầm.
Ưu thế của thiết kế sàn không dầm sẽ giúp giảm lượng thép dùng trong sàn. Chính vì vậy nên công tác lắp đặt cốt thép cũng dễ dàng và tiện lợi hơn, vừa tiết kiệm được thời gian và không tốn nhiều nhân lực. Những công nghệ thi công ổn định, nhanh gọn và đơn giản là sàn 3D l, Bubbledeck và Ubot.
Mức độ thân thiện với môi trường
Việc loại bỏ phần bê tông ở giữa tiết diện sàn đã đem lại khá nhiều lợi ích tiện lợi. Thiết kế sàn không dầm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ vào việc giảm tải những tài nguyên sử dụng cũng như các yếu tố phát sinh trong quá trình thi công.
Bên cạnh đó, sàn không dầm còn có khả năng chịu động đất khá tốt.
Thiết kế Sàn phẳng không dầm được ứng dụng nhiều nhất trên thị trường
Các loại sàn phẳng không dầm hiện nay tại Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất là:
Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck)
Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck) được thiết kế dựa trên những quả bóng nhựa đặt ở vùng giữa của bản sàn cùng cốt thép chịu lực. Đáng chú ý, thép được làm từ loại thép hàn có cường độ hàn cao, có thể kết hợp với hệ thống cốt thép tăng cường.
Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck) là một trong những công nghệ xây dựng sàn phẳng không dầm đã được nhiều quốc gia phát triển sử dụng trong vòng hơn 10 năm trước. Và nếu được thiết kế tốt, Bubbledeck có thể làm giảm 35% khối lượng bê tông cho 1 công trình.
Dẫu vậy, sàn bóng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như bóng hình tròn gây khó khăn cho việc đặt bóng. Khi thi công, bóng dễ dàng bị dịch chuyển và quá trình đổ vào đầm bê tông chắc chắn sẽ không được như ý. Nhiều vị trí cột thép không được bao phủ bằng bê tông nên khả năng liên kết không tốt.
Công nghệ sàn Cobiax
Công nghệ sàn Cobiax là hướng phát triển để cải thiện những yếu điểm của sàn bóng. So với sàn bóng, sàn Cobiax có cấu tạo hoàn toàn khác biệt. Các khối rỗng của sàn Cobiax sẽ được lồng ghép và lắp ráp tại khu vực xây dựng.
Chính điều này sẽ giúp thay đổi chiều dài lớp bóng, bê tông và cột thép cũng được đặt đúng vị trí. Vì vậy nên khả năng chịu lực cũng được đánh giá là tốt hơn.
Sàn rỗng bằng hộp Ubot
Sàn rỗng bằng hộp nhựa tái chế Ubot hay còn được gọi là sàn Ubot, đây là sàn có khối rỗng có hình chóp cụt được làm từ nhựa tái chế. Loại sàn không dầm này là một sáng chế đến từ các Kỹ sư của Tập đoàn Daliform – Italia gây dựng và phát triển cho ngành xây dựng hiện đại.
Năm 2012, Sàn không dầm Ubot được LPC đưa về Việt Nam dưới hình thức chuyển giao công nghệ, sau đó được nghiên cứu và phát triển để phù hợp với đặc điểm ngành xây dựng Việt Nam. Sở hữu cấu tạo mới, các khối Ubot được thiết kế tối ưu về diện tích, có thể xếp chồng lên nhau giúp giảm thiểu đáng kể không gian lưu trữ, giúp tiết kiệm chi phí cho quá trình vận chuyển được suôn sẻ hơn.
Thiết kế sàn không dầm được nhiều đơn vị xây dựng đánh giá cao, ưu ái ứng dụng trong nhiều dự án, từ nhà dân cho tới các công trình lớn như TTTM, Trường học, Chung cư… Tính riêng LPC đã có hơn 300 dự án trên gần 50 tỉnh thành được ứng dụng giải pháp sàn nhẹ Ubot và được nhiều CĐT đánh giá cao tính hiệu quả. Với khả năng tối ưu, linh hoạt từ kiến trúc, thi công cho tới tính hiệu quả kinh tế, Ubot đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong ngành xây dựng.