Trong những năm gần đây, tác động của rác thải nhựa đối với môi trường đang ngày càng nghiêm trọng. Thói quen sử dụng túi nilon, nhựa dùng một lần của con người đang dần giết chết môi trường sống của chính họ. Bài toán tái chế rác thải nhựa chưa bao giờ cấp thiết và thách thức nhiều thế hệ đến vậy. Thế nhưng nếu đầu ra của bài toán tái chế rác thải nhựa là “vật liệu xây dựng nhẹ” thì câu chuyện lại khác !
Gánh nặng môi trường phát sinh từ…rác thải nhựa
Cách đây hơn 100 năm, Leo Hendrick Baekeland – một nhà hoá học người Mỹ gốc Bỉ đã phát triển loại nhựa đầu tiên được sản xuất hàng loạt có tên là Bakelite. Có lẽ chính ông cũng không thể ngờ rằng phát hiện của mình đã đặt một nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành nhựa trên thế giới, là tiền đề phát hiện ra Ni-lông, Polyethylene trọng lượng cao (HDPE), Polypropylene (PP)… Sự phát triển nhanh đến chóng mặt của các sản phẩm nhựa đem đến những tiện ích to lớn cho con người song cũng là cội nguồn đem lại những mối đe dọa trực tiếp tới trái đất và cuộc sống của chính họ.
Theo thống kê đến năm 2015, thế giới có khoảng 6,3 tỷ tấn rác thải nhựa được thải ra, trong đó chỉ có 9% được tái chế, 12% được xử lí bằng phương pháp đốt, 79% còn lại được xử lí bằng cách chôn lấp hoặc vứt trực tiếp ra môi trường. Để có thể phân hủy, túi nhựa phải mất tới 100 năm, còn chai nhựa mất tới 200 năm. Với nhịp sử dụng sản phẩm nhựa như hiện nay, dự kiến đến năm 2050 sẽ có khoảng 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc thải xuống đại dương. Số lượng rác thải nhựa khổng lồ ấy có thể tàn phá và gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường đất – nước – không khí của chúng ta.
Với 3260km bờ biển, Việt Nam là quốc gia với lợi thế tài nguyên biển rất lớn. Tuy nhiên, việc không kiểm soát và xử lí rác thải nhựa hợp lí đã khiến cho đường bờ biển dài trở thành một “điểm trừ” của Việt Nam trên bản đồ môi trường thế giới. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Việt Nam hiện đang thứ 4 trong danh sách các quốc gia thải nhiều rác ra biển nhất thế giới (với khoảng 1.8 triệu tấn/năm). Nếu không sớm tìm ra hướng đi đúng đắn cho vấn đề này, có lẽ “thứ hạng” này của chúng ta sẽ tiếp tục “được” nâng cao và tương lai “sống chung” với rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi.
Việc sử dụng và thải rác thải nhựa ra môi trường giờ đây là việc không hề hiếm gặp. Người ta chỉ mất một giây để vứt bỏ những rác thải nhựa đã qua sử dụng, nhưng những rác thải đó phải mất tới cả trăm, thậm chí cả nghìn năm mới có thể phân hủy. Và tác động mà chúng gây ra đối với Trái đất trong hàng trăm, hàng nghìn năm đó là không thể đo đếm và lường trước được. Bởi vậy, việc tìm ra một giải pháp để xử lý rác thải nhựa là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết!
Vật liệu xây dựng nhẹ: Hướng đi mới cho bài toán hóc búa “tái chế rác thải nhựa”
Với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đã có rất nhiều mô hình tái chế rác thải nhựa đạt được thành công.
Những mô hình tái chế rác thải nhựa thành công trên thế giới !
Tại Cumbira, Anh, nhựa được tái chế thành chất liệu mới mang tên MR6 với mục đích làm thảm đường. Thảm đường này có chất lượng tốt hơn 60% và tuổi thọ kéo dài gấp 10 lần so với các tuyến nhựa đường thông thường. Tại Nga, các nhà khoa học đã tái chế, ứng dụng công nghệ cao đưa rác thải nhựa thành nguyên liệu nền để thu được nguyên liệu xăng dầu.
Trong lĩnh vực xây dựng, người ta cũng bắt đầu nghiên cứu và đưa những giải pháp sử dụng vật liệu tái chế rác ứng dụng vào các công trình. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Công ty tái chế chất thải nhựa và cao-su Conceptos Plasticos đã hợp tác nhằm sử dụng nhựa thu gom từ các khu vực ô nhiễm để sản xuất gạch phục vụ cho xây dựng các lớp học tại khu vực Tây và Trung Phi. Theo Liên hợp quốc (LHQ), những viên gạch được sản xuất từ nhựa tái chế và có khả năng chống cháy, giá thành rẻ hơn 40%, nhẹ hơn 20% và có tuổi thọ dài hơn hàng trăm năm so các vật liệu xây dựng thông thường.
Tại Việt Nam, bên cạnh các hoạt động như tổng thầu, tư vấn, giám sát xây dựng, hiện nay LPC cũng đang sở hữu nhà máy LPC Plastic – nơi sản xuất vật liệu xây dựng từ nhựa tái chế với dây chuyền sản xuất hiện đại. Mục đích đầu tiên của nhà máy chỉ là sản xuất vật liệu nhựa, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt từ nhựa tái chế với giá thành hợp lí, phục vụ cho các dịch vụ mà công ty cung cấp. Đến thời điểm hiện tại, LPC Plastic đã tự tin có khả năng sản xuất sản phẩm nhựa cho bất kỳ ngành nghề nào. Từ lĩnh vực xây dựng, công nghiệp ô tô…tới các ngành công nghiệp mũi nhọn khác. Một số sản phẩm tiêu biểu hiện đang được LPC sản xuất và phân phối trên thị trường có thể kể đến hộp định hình tạo rỗng UBOT; giải pháp sàn một phương LPDome; giải pháp bảo vệ cỏ Pratopratico…
Vật liệu xây dựng nhẹ: mở đường cho xu hướng “xây dựng xanh”
Có thể nói, vật liệu xây dựng nhẹ từ nhựa tái chế đang mở ra hướng đi mới cho ngành xây dựng: xu hướng Xây dựng xanh. Các số liệu thống kê cho thấy, các sản phẩm VLXD làm từ nhựa tái chế đạt chất lượng không hề thua kém, thậm chí là vượt trội hơn so với sản phẩm thông thường. Chúng không chỉ đem lại lợi ích kinh tế lớn mà còn góp phần giải quyết những mối lo ngại mà rác thải nhựa gây ra cho môi trường.
LPC tự hào là đơn vị sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm sản xuất từ nhựa tái chế đạt chuẩn chất lượng và tối ưu bài toán kinh tế cho khách hàng. Nổi trội nhất trong số đó có thể kể đến hộp định hình tạo rỗng Ubot – giải pháp Sàn phẳng nhẹ giúp tiết kiệm nguyên vật liệu cho những vùng bê tông không làm việc. Giải pháp này giúp công trình có thể giảm được từ 10% – 30% trọng lượng sàn; Tăng khả năng cách âm, cách nhiệt; Tiết kiệm 10%-15% tổng chi phí công trình đồng thời tiết kiệm chi phí lưu kho, vận chuyển, nhân công…
LPC luôn tin rằng, phát triển kinh tế luôn nên và luôn cần đi đôi với bảo vệ môi trường. Việc đánh đổi giữa lợi ích kinh tế với hủy hoại môi trường không bao giờ là sự lựa chọn đúng đắn. Bởi vậy, chúng tôi nỗ lực hết mình để nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm vừa đạt chuẩn chất lượng, vừa thân thiện với môi trường và áp dụng trong chính những công trình LPC thực hiện!