Dự toán hay dự toán công trình là những khái niệm được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, nội thất cũng như nhiều lĩnh vực liên quan khác. Vậy dự toán là gì, ý nghĩa của nó cũng như làm sao để người mới bắt đầu có thể lập được dự toán cho một công trình? Hãy cùng LPC giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây!
Dự toán là gì?
Dự toán (Estimate) được hiểu cơ bản là việc dự tính các số liệu liên quan đến công việc sắp tới. Theo đó, các chủ thể cần cần phải đưa ra các con số dự báo trước thông qua việc tính toán tổng thể các hạng mục trước khi bắt tay vào thực hiện công việc.
Đọc thêm bài viết: Tính Toán Kiểm Tra Vết Nứt Theo TCVN 5574:2018
Để có thể đưa ra con số dự tính hợp lý nhất thì các chủ thể phải dựa trên các tiêu chuẩn và số liệu thực tế đã có. Một ước tính không chính xác sẽ là quá cao nếu ước tính vượt quá kết quả thực tế hoặc quá thấp nếu ước tính không phù hợp với kết quả trong thực tế.
Hiện nay, khái niệm dự toán được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng. Thông thường, trước khi bắt đầu triển khai một công trình, các chủ thể sẽ lập dự án hay kế hoạch đầu tư trong năm. Ở giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ có trách nhiệm tính toán sơ lược tổng giá trị đầu tư trên cơ sở chuẩn mực. Từ đó có thể đưa ra các dự toán cụ thể cho từng hạng mục của công trình.
Mục đích của việc lập dự toán trong xây dựng
– Lập dự toán giúp nhà đầu tư có thể ước tính trước các khoản chi phí cần phải bỏ ra cho các hạng mục xây dựng. Từ đó có thể chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn hoặc có kế hoạch huy động vốn trong trường hợp cần thiết để không làm gián đoạn đến quá trình thi công sau này.
– Nhà đầu tư có thể căn cứ vào bản kế hoạch dự toán để xem xét về phí tổn cũng như giá trị thực của các công trình được xây dựng. Đó được xem là một tài liệu quan trọng cần được lưu trữ cẩn thận trong hồ sơ. Bởi nó có ảnh hưởng lớn đến quá trình quyết toán công trình giữa nhà đầu tư và nhà thầu sau khi hoàn tất dự án.
– Dựa vào các con số được dự toán từ trước, nhà đầu tư có thể cung cấp số liệu thực tế của công trình cho các ngân hàng. Từ đó có thể lấy được chu cấp trong trường hợp nhà đầu tư cần vay vốn.
– Dự toán còn là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật, so sánh và lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng hợp lý cho các công trình. Nhờ đó mà đảm bảo được chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất có thể.
– Kế hoạch dự toán còn là cơ sở khi ký kết hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Đó cũng là căn cứ để nhà thầu quyết toán công trình sau khi hoàn thành việc thi công.
– Cuối cùng, dự toán giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn ra những nhà thầu phù hợp nhất với dự án của mình.
Cách lập dự toán trong xây dựng cho người mới bắt đầu
Dự toán khối lượng
Người mới bắt đầu tiếp xúc với hoạt động dự toán thì sẽ bắt đầu bằng việc dự toán khối lượng. Để có thể làm được điều đó, bước đầu tiên là bạn phải đọc và hiểu được bản vẽ. Vì vậy, đây sẽ là một công việc tương đối khó khăn với những người không có kiến thức chuyên môn về xây dựng.
Theo đó, khi bắt đầu tiến hành tính toán khối lượng, bạn tuyệt đối không được bỏ qua khối lượng chính. Còn đối với phần khối lượng nhỏ, bạn có thể hoàn thiện sau khi đã quen dần với công việc hoặc nhờ người có kinh nghiệm đóng góp ý kiến.
Đọc thêm bài viết: Thị Trường Vật Liệu Xây Dựng Chuyển Đổi Theo Nhu Cầu Của Các Nhà Đầu Tư
Dự toán chiết tính đơn giá
Sau khi hoàn thành việc xác định khối lượng, bạn sẽ làm quen với bước tính đơn giá. Bởi lẽ, chỉ khi có được khối lượng và đơn giá, bạn mới tính được phần dự toán.
Để tính được đơn giá, việc bạn cần làm là tính 4 số liệu bao gồm: Giá nhân công ở thời điểm hiện tại (lương cho một ngày công); Định mức; Giá vật liệu trên thị trường và Giá ca máy.
Dự toán giá nguyên vật liệu
Dự toán về giá nguyên vật liệu là công việc có sự phức tạp cao. Do đó, người mới bắt đầu sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, độ phức tạp ở đây không liên quan đến công việc tính toán. Mà là vấn đề của việc lấy vật liệu ở đâu và mức giá đó có thể chấp nhận được hay không.
Đọc thêm bài viết: Vật Liệu Thông Minh Và Xu Hướng Tất Yếu Trong Thị Trường Xây Dựng
Vì vậy, người lập dự toán cần thực hiện việc tham khảo giá trên các website hay diễn đàn. Bên cạnh đó, cần đi tham khảo giá cả tại các cửa hàng địa phương vì sẽ có sự khác biệt tại mỗi khu vực.
Sau khi đã có được số liệu thống kê cụ thể, lúc này, người dự toán đã có thể tính toán và đưa ra được kế hoạch dự đoán cuối cùng.
Tổng hợp kinh phí và các hệ số
Sau khi thực hiện các bước trên, phụ thuộc vào mức lương để người làm dự toán điều chỉnh lại hệ số của các chi phí. Cụ thể, các loại chi phí được nhắc đến ở đây là dành cho nhân công và máy thi công. Theo đó, chúng là các loại chi phí chung, chi phí trực tiếp cũng như chi phí dự phòng cùng những mức thuế phải chịu.
Trên đây là những lý giải của LPC về chủ đề dự toán là gì, mục đích của hoạt động dự toán trong ngành xây dựng cũng như hướng dẫn cách làm dự toán cho người mới bắt đầu. Với những thông tin đã được đề cập phía trên, LPC tin rằng quý bạn đọc đã phần nào hiểu được về khái niệm dự toán cùng các vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tin hữu ích cho những bạn đang dành sự quan tâm tới chủ đề này.
Trong trường hợp quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với LPC để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp một cách nhanh nhất.
— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC
Hotline: 0911.29.9696
Website: https://lpc.vn
Facebook: Lam Pham Construction
Youtube: Lam Pham Construction Tiktok: Lam Pham Construction