san vuot nhip lon Ubot

Sàn vượt nhịp và kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm 2024

Nội dung

Sàn vượt nhịp hay sàn phẳng không dầm là giải pháp vật liệu xây dựng không còn mới và được nhiều CDT quan tâm hiện nay. Với khả năng vượt nhịp, chịu tải trọng tố cũng như đảm bảo tất cả yêu cầu về yếu tố kỹ thuật trong xây dựng, sàn vượt nhịp đã được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều các công trình với quy mô lớn – nhỏ khác nhau.

Là đơn vị đầu tiên đưa giải pháp Sàn phẳng không dầm về Việt Nam và có 13 năm kinh nghiệm trong thiết kế, cung cấp và chuyển giao. LPC nắm rõ những đặc điểm cấu tạo nổi bật và kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm dạt hiệu quả tối ưu nhất. Cùng LPC tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sàn vượt nhịp là gì?

sàn vượt nhịp lớn Ubot

Sàn vượt nhịp hay sàn vượt nhịp lớn là sàn bê tông cốt thép có khả năng vượt nhịp từ 7m đến 20m giúp loại bỏ những phần cột giữa tạo không gian thông thoáng – thẩm mỹ tốt và dễ dàng hơn cho CDT trong việc bố trí và tối ưu công năng sử dụng. Sàn vượt nhịp thường được làm rỗng phần bê trong bê tông bằng các loại vật liệu như Hộp nhựa Ubot, Xốp, Bóng,… giúp loại bỏ phần bê tông không làm việc, giúp giảm tải trọng sàn – giảm lượng bê tông sử dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn kết cấu công trình

Thời nhiều năm gần đây, sàn vượt nhịp được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng vì những tính năng nổi bật đặc biệt là khả năng vượt nhịp giúp tối ưu không gian. Sàn vượt nhịp cũng được ứng dụng trong nhiều loại công trình khác nhau: Nhà dân dụng, Nhà cao tầng, Công trình xây dựng công nghiệp, Nhà xưởng, Trung tâm thương mại, Trường hợp hay Bệnh viện… đều có thể sử dụng sàn vượt nhịp

Trên thị trường xây dựng hiện nay có nhiều loại sàn vượt nhịp khác nhau: sàn phẳng, sàn nấm, sàn bóng, sàn dự ứng lực,… Mỗi lại sàn được cấu tạo và ứng dụng khác nhau phụ thuộc và kiến trúc và kết cấu của công trình

Các loại sàn vượt nhịp phổ biến hiện nay

Sàn vượt nhịp dùng hộp nhựa Ubot

Sàn vượt nhịp dùng hộp nhựa Ubot là công nghệ từ Châu Âu. Là các hộp được cấu tạo nhựa tái chế từ nhựa Polypropylene, có 5 chân nằm giữa 2 lớp sàn bê tông. Sàn hộp Ubot giúp làm rỗng sàn và giảm trọng lượng sàn, tăng chiều cao thông thủy. Cùng với đó là các ưu điểm nổi bật về khả năng cách âm – cách nhiệt hiệu quả

Sàn phẳng không dầm cho nhà phố
Sàn vượt nhịp Ubot

Ưu điểm của Sàn hộp Ubot

  • Trọng lượng nhẹ: Thiết kế rỗng giúp giảm trọng lượng của sàn, dễ dàng trong vận chuyển và lắp đặt.
  • Cách âm và cách nhiệt: Hộp nhựa tái chế giúp cải thiện khả năng cách âm và cách nhiệt cho công trình.
  • Thi công nhanh: Quá trình thi công trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn nhờ sử dụng các hộp nhựa dễ lắp đặt.
  • Tăng chiều cao thông thủy: Sàn hộp Ubot giúp tối ưu hóa không gian, tăng chiều cao thông thủy của các tầng.

Sàn vượt nhịp Dự ứng lực

sàn dự ứng lực
Sàn Dự ứng lực

Sàn vượt nhịp dự ứng lực là một loại sàn bê tông cốt thép được thiết kế đặc biệt để vượt qua các khoảng cách lớn mà không cần nhiều cột đỡ. Kết cấu này sử dụng cáp dự ứng lục đặt vào sàn và thực hiện quá trình kéo và thả tại các đầu neo tạo nên các lực ngược hướng lên trên, cân bằng với tải trọng sàn.

Sàn có thể chịu được các lực tác động lớn và vượt nhịp dài hơn so với sàn thông thường. Sàn Dự ứng lực thường được áp dụng trong các công trình lớn cần không gian rộng rãi không có cột và yêu cầu khả năng chịu lực cao

>> Tìm hiểu thêm: Sàn Dự án ứng kết hợp với sàn phẳng Ubot

Sàn nấm (Flat Slab)

Sàn nấm kết hợp với sàn vượt nhịp Ubot

Sàn Flat Slab là một kiểu kết cấu sàn phẳng không dầm, trong đó tấm bê tông cốt thép được đặt trực tiếp lên cột và tường. Để tăng cường khả năng chịu lực cắt và độ cứng cho hệ thống sàn, Flat Slab thường sử dụng mũ cột (column head), một bản dày được đặt ở vị trí cột và tường.

Mũ cột có chức năng tương tự như dầm chữ T tại vị trí gối đỡ, giúp phân bố tải trọng từ sàn xuống cột một cách hiệu quả hơn, giảm tải trọng cục bộ và tăng khả năng chịu lực cắt của sàn.

Tuy nhiên, Sàn nấm có giới hạn về nhịp đối với sàn bê tông thông thường nhịp tối đa khoảng 9.5m và khi kết hợp cùng sàn dự án ứng lực thì có thể đạt đến 12m

Sàn phẳng (Flat Plate)

Sàn Flat Plate là một hệ thống chịu lực theo một hoặc hai phương, kê trực tiếp lên cột hoặc tường chịu lực. Đây là dạng kết cấu sàn phổ biến trong các tòa nhà cao tầng hiện đại.

Đặc điểm và ưu điểm

  • Chiều dày không đổi: Đặc điểm nổi bật của sàn Flat Plate là chiều dày không đổi hoặc gần như không đổi. Điều này giúp tạo ra mặt phẳng phía dưới của sàn, đơn giản hóa việc làm cốp pha và thi công.
  • Linh hoạt trong thiết kế: Sàn Flat Plate cho phép dễ dàng tạo vách ngăn, trong nhiều trường hợp không cần đến trần giả.

Sàn Flat Plate phù hợp với nhịp kinh tế và tải trọng từ nhỏ tới trung bình. Tuy nhiên, việc kiểm soát độ võng dài hạn có thể gặp khó khăn. Có thể áp dụng cách tạo độ vồng tường hợp lý (không quá lớn) hoặc sử dụng UST để giải quyết vấn đề độ võng.

Sàn Sườn (Ribbed Slab) và Sàn Ô Cờ (Waffle Slab)

Sàn vượt nhịp sàn ô cờ

Sàn sườn bao gồm nhiều sườn được bố trí ở các vị trí cố định với khoảng cách đều nhau giữa các sườn và thường được đỡ trực tiếp bởi cột. Các sườn có thể bố trí theo một phương (ribbed slab) hoặc theo hai phương (waffle slab). Ưu điểm của sàn sườn và sàn ô cờ là chịu tải trọng lớn, tiết kiệm nguyên vật liệu và khả năng linh hoạt. Tuy nhiên việc thi công giải pháp này còn khá phức tạp.

Đặc điểm và thông số kỹ thuật

  • Chiều dày sàn: Từ 75-125mm.
  • Chiều dày sườn: Tối thiểu 125mm đối với sườn làm việc nhiều nhịp và yêu cầu khả năng chống lửa trong 2 giờ.
  • Chiều rộng sườn: Từ 125-200mm.
  • Khoảng cách giữa các sườn: Từ 600-1500mm.
  • Tổng chiều dày sàn: Thường từ 300-600mm.
  • Nhịp sàn: Lên tới 15m đối với sàn bê tông cốt thép, có thể lớn hơn nếu sử dụng cáp dự ứng lực (UST).

Cấu tạo sàn vượt nhịp Ubot

Hiện nay, sàn vượt nhịp hầu như đều sử dụng phương án kết cấu sàn phẳng không dầm. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho các công trình vượt nhịp vì ngoài yếu tố công nghệ giúp bỏ cột, sàn phẳng có chiều dày mỏng và khả năng thay đổi công năng vị trí tường xây linh hoạt.

Các phương án bố trí kết cấu cho sàn phẳng vượt nhịp

Sàn phẳng hộp rỗng

  • Sàn phẳng không có dầm chịu lực: Gồm các dải sàn qua đầu cột và dải sàn ở giữa nhịp, ngăn cách bằng các khoảng L/4 và L/2 nhịp.
  • Đầu cột: Để đảm bảo khả năng kháng thủng, làm sàn đặc và có nấm hạ xuống (chiều dày lớn hơn chiều dày sàn ở giữa).

Bố trí thép cho sàn vượt nhịp hộp nhựa

  • Lớp thép dưới chịu lực.
  • Lớp gia cường thép dưới: Đặt tại vùng mô men lớn.
  • Hộp nhựa bóng nhựa hoặc xốp: Đặt lên trên có khoảng bảo vệ > 2cm với thép dưới.
  • Lớp thép trên chịu co ngót nhiệt.
  • Lớp thép trên mô men âm: Tập trung phạm vi L/3 mỗi bên quanh mũ cột.
  • Thép gia cường góc lỗ mở.
  • Thép dầm chìm gia cường cầu thang.

Phương án này không chỉ đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả cho các công trình vượt nhịp lớn mà còn tối ưu về mặt công nghệ và thi công.

Kinh nghiệm thi công sàn vượt nhịp lớn

công tác bê tông trong sàn phẳng không dầm

Độ phức tạp của thi công sàn vượt nhịp còn phụ thuộc nhiều vào giải pháp vật liệu mà CDT lựa chọn. Thông thường hiện nay, với giải pháp Sàn phẳng sử dụng Hộp nhựa Ubot thì phổ biến hơn do phù hợp với tối đa các loại công trình và việc thi công trở nên dễ dàng khi nhân công tại hiện trường đều có thể triển khi thi công theo hướng dẫn chuyển giao của kỹ sư hiện trường.

Với các giải pháp phức tạp hơn như Sàn dự ứng lực hay Sàn ô cờ, cần có đội ngũ thi công có kinh nghiệm để triển khai và chi phí thi công cũng tăng lên đáng kể.

Khi thi công sàn vượt nhịp cần đảm bảo các giai đoạn và các bước thi công theo đúng thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật của kỹ sư hướng dẫn hiện trường.

Khi tính toán sàn vượt nhịp, cần xem xét kỹ một số vấn đề trọng điểm sau:

  • Lưới cột: Chỉ nên từ 8-20m vì ngoài tầm đó kết cấu bê tông không còn làm việc đàn hồi.
  • Lựa chọn sàn công nghệ phù hợp.
  • Kiểm tra độ võng sàn: Đảm bảo sau này không ảnh hưởng tới các vật liệu hoàn thiện.
  • Kiểm tra chọc thủng sàn: Cần thiết phải hạ nấm đầu cột xuống để đảm bảo an toàn.
  • Kiểm tra các dầm biên và cột: Đặc biệt chú ý đến các cột biên có mô men không cân bằng và dầm biên bị xoắn nhiều. Cần tăng độ cứng của dầm biên khi cần thiết.

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi tính toán sàn phẳng không dầm

Báo giá sàn vượt nhịp Ubot mới nhất

Nguyên lý bình thông nhau của Hộp Ubot

Tùy vào giải pháp vật liệu – kiến trúc mà CDT lựa chọn thì giá sàn vượt nhịp cũng có mức giá tương đương. Trên thực tế ứng dụng, giải pháp tiết kiệm chi phí và vẫn đảm bảo được hiệu quả kết cấu công trình là Hộp nhựa Ubot – Sàn phẳng Ubot. Rất nhiều công trình đã ứng dụng Sàn Ubot và giảm thiểu được chi phí vật liệu, chi phí nhân công, thời gian thi công và đạt được tối ưu các ưu điểm về vượt nhịp, khả năng chịu tải và cách âm – cách nhiệt

LPC (Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm) là đơn vị đầu tiên chuyển giao giải pháp Sàn phẳng không dầm tại Việt Nam. Với 13 năm kinh nghiệm trong việc Quản lý dự án – Giám sát hiện trường – Cải tiến và chuyển giao công nghệ, đã có hơn 1600 Dự án sử dụng sàn phẳng Ubot trên cả nước trong đó bao gồm rất nhiều các công trình công nghiệp lớn như trường học, TTTM, Nhà xưởng,… và đặc biệt dự án Nhà ở Xã hội cũng sử dụng giải pháp này

Căn cứ vào nhu cầu, kiến trúc và kết cấu của từng Công trình, các kỹ sư của LPC sẽ lên phương án sơ bộ, tư vấn và báo giá chi tiết cho Chủ đầu tư khi sử dụng các dịch vụ tại LPC. Bên cạnh đó với kinh nghiệm thiết kế – thẩm tra hồ sơ, LPC sẽ tư vấn cho khách hàng những ưu – nhược điểm để công trình luôn an toàn và đạt hiệu quả tối ưu

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.