Trong thế giới xây dựng hiện đại, sàn phẳng sàn hộp rỗng là một trong những kiểu thiết kế được ưa chuộng nhiều nhất. Nhiều người cho rằng sàn phẳng sàn hộp rỗng là một trong những kiểu thiết kế tiên tiến nhất và ưu việt nhất trong xây dựng, tại sao lại vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Xu hướng sàn phẳng sàn hộp rỗng hiện nay
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành xây dựng cũng đang tiến tới những giải pháp xây dựng hoàn toàn mới, sao cho vừa đảm chất lượng công trình, giảm bớt chi phí thi công, mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa phải đặc biệt thân thiện với môi trường. Do đó, sàn phẳng sàn hộp rỗng ra đời chính là giải pháp tối ưu, khắc phục tất cả những nhược điểm về kỹ thuật, vật liệu xây dựng và độ bền của công trình so với nhiều loại sàn khác.
Bên cạnh đó, các biện pháp thi công sàn phẳng sàn hộp rỗng rất đơn giản, nhanh gọn và nhanh chóng nên tiết kiệm thời gian và nhân lực.
Những điểm ưu việt mà sàn phẳng sàn hộp rỗng đem lại như:
- Sàn có khả năng vượt nhịp tới 20m, tạo không gian thoáng rộng cho công trình
- Cấu tạo sàn không có dầm và mũ cột giúp làm tăng tính thẩm mỹ của công trình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đường ống kĩ thuật dưới sàn
- Giảm độ dày của hệ dầm sàn
- Với cùng chiều cao, công trình có khả năng tăng thêm được số tầng do giảm chiều dày của hệ dầm sàn
- Tăng khả năng cách âm, cách nhiệt
- Giảm trọng lượng sàn từ 10-30% so với sàn truyền thống, từ đó giảm tải trọng công trình xuống móng, giảm kích thước móng
- Giảm số lượng cột và tối ưu hóa tiết diện cột
- Tiết kiệm tới 10-15% tổng chi phí công trình, tiết kiệm 10-30% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha, nhân công, tiết kiệm chi phí kĩ thuật, hệ thống điện nước.
- Thân thiện với môi trường, UBOT nhận chứng nhận chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể.
Do đó, sàn hộp được sử dụng trong các tòa nhà công cộng, bệnh viện, nhà xưởng…
Sàn phẳng sàn hộp rỗng – Giải pháp thay đổi xu thế xây dựng tương lai?
Ở các nước phát triển công nghệ sàn phẳng không dầm đã được phát triển từ rất lâu từ những năm 50 của thế kỷ. Nhiều sản phẩm công nghệ của sàn phẳng đã được các quốc gia tiên tiến ứng dụng như: Ý (công nghệ sàn Uboot), Đan mạch (công nghệ sàn bóng), Hàn quốc (công nghệ sàn xốp).
Việt Nam cũng đã tiến hành nhập khẩu các công nghệ này về và hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi trên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc vì ưu điểm, lợi ích vượt trội của giải pháp.
Trong xây dựng, sàn phẳng sàn hộp rỗng ngày càng được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội so với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Đây là một trong những loại sàn có giá thành khá rẻ và thân thiện với môi trường – đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về vật liệu xây dựng trong phát triển bền vững. Sàn phẳng không dầm có thể vượt được nhịp lớn từ 7-20m và có nhiều ưu điểm so với sàn dầm truyền thống.
Dễ thấy nhất có thể kể đến như đem không gian phóng khoáng với hệ lưới cột thoáng đãng, vị trí tùy ý trên mặt bằng công năng cũng như độ phẳng lì của sàn cộng với nét mộc bê tông, mang lại các không gian kiến trúc hiện đại mộc mạc nhưng không kém phần sang trọng tiện nghi, cùng đó là khả năng cách âm, cách nhiệt tuyệt đối cũng như việc xây tường bố trí công năng linh hoạt,…
Các công trình lớn được áp dụng sàn phẳng sàn hộp rỗng như “Chung cư Ligoci 13 (Hà Nội 29.000m2 sàn), Chung cư 28A Lê Trọng Tấn (Hà Nội 20.000m2 sàn), Chung cư 423 Minh Khai (Hà Nội 100.000m2 sàn), Chung cư Ecohome Phúc Lợi (60.000m2 sàn)”. Tính trung bình mỗi năm có hàng trăm nghìn m2 sàn thi công sử dụng sàn phẳng không dầm.
Một số giải pháp cũng như đơn vị sàn phẳng hiện nay có thể kể đến như: Sàn phẳng sàn hộp rỗng (Uboot, Nevo, Tbox, Lform,…), Sàn xốp, Sàn ô cờ, Sàn bóng, Sàn dự ứng lực Sàn deck,…
Sàn ô cờ (Waffle slab) cũng có lịch sử lâu đời từ những năm 1950.
Sàn ô cờ là một loại sàn bê tông cốt thép có nhiều dầm phụ phân bố theo ô cờ còn sàn bê tông có chiều dày nhỏ tới 5cm. Chính vì chiều dày sàn nhỏ, tải trọng nhẹ nên kết cấu nhà có nhịp lớn và trung bình sử dụng loại sàn này có chi phí vật liệu bê tông và cốt thép thấp nhất so với các loại sàn bê tông khác.
Tuy nhiên, việc thi công loại sàn này khá phức tạp làm tăng thời gian và chi phí xây dựng. Năm 2009, tiến sỹ Nguyễn Xuân Hoàng, Giám đốc Công ty CP Tư vấn Xây dựng ACH đã sáng chế ra công nghệ thi công mới và được Bộ Khoa học Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế.
Năm 1990 sàn bóng (bubledeck) được phát minh bởi giáo sư Jorgen Breuning –Đan Mạch. Sàn bê tông nhẹ sử dụng những quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn. Làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%.
Sàn xốp (Expanded Polystyrene System) tiền thân là công nghệ đúc sẵn tấm tường xốp 3D những năm 1985 tại châu Âu Khoảng những năm 2012 ThS.Hoàng Đức Thắng – Đại học xây dựng Hà Nội đã nghiên cứu, cải tiến phù hơp phát triển giải pháp ở Việt Nam.
Giải pháp sử dụng Hộp UBOT – Hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene để tạo nên sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn.
Từ 2012, LPC được chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Daliform Group (Italia) và tiếp phát triển, hoàn thiện giải pháp. Được triển khai ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước, đến nay, UBOT Beton là giải pháp sàn phẳng vượt nhịp lớn hàng đầu Việt Nam.
Nay với giải pháp UBOT, công trình trở nên thông thoáng, đẹp mắt về mặt kiến trúc, dễ dàng bố trí công năng cho hợp lý trong khi vẫn đảm bảo chất lượng xây dựng cần có. Việc đặt UBOT vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.
Mỗi loại đều có những tính chất đặc thù hay ưu nhược điểm khác nhau theo công năng, tính chất từng công trình tuy nhiên đều có thể gọi chung là giải pháp Sàn phẳng.