Hình ảnh bảo vệ môi trường trong ngành bằng công nghệ xây dựng mới 5

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong ngành bằng công nghệ xây dựng mới

Nội dung

Bằng việc sử dụng các công nghệ xây dựng ứng dụng vào trong quá trình thi công, vấn đề ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên từ các công trình đang có những chuyển biến tốt đẹp.

Hình ảnh bảo vệ môi trường trong ngành bằng công nghệ xây dựng mới 1

Việc áp dụng công nghệ xây dựng mới là điều cấp thiết nhất bởi hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường đang được Đảng, nhà nước và người dân chú trọng hơn cả. Vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường, sử dụng quá nhiều rác thải bằng nhựa đang là mối đe dọa đối với cuộc sống của chúng ta. Nhất là trong ngành xây dựng, số lượng vật liệu nung được sử dụng quá nhiều làm khan hiếm nguồn tài nguyên của đất nước. Ngoài ra còn làm ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp được xả trực tiếp ra ngoài môi trường.  

Báo động đỏ đối với vấn đề ô nhiễm môi trường

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Tài Nguyên và Môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ở mức báo động cực kỳ nghiêm trọng.

Cả nước tiêu thụ hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt được thải ra môi trường, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp và hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại trong khi việc xử lý rác thải và nước thải công nghiệp.

Trong ngành xây dựng tình trạng gây ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra hằng ngày. Cụ thể:

Ô nhiễm tiếng ồn trong xây dựng

Đây là vấn đề bị người dân phản ánh nhiều nhất, phần lớn tại các tòa nhà cao tầng có kết cấu khung bê tông cốt thép, các quy trình được làm theo thứ tự trộn bê tông, vận chuyển, đổ bê tông. Mỗi công đoạn trong quy trình này đều tác động trực tiếp tạo ra những tiếng ồn làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ngoài ra, nguồn gây ô nhiễm môi trường thi công còn bao gồm: máy xúc, máy ủi, máy ép, máy cọc,… 

Hình ảnh bảo vệ môi trường trong ngành bằng công nghệ xây dựng mới 2
Áp dụng công nghệ xanh trong bảo vệ môi trường

Bởi bụi công trường

Trong quá trình xây dựng các hoạt động đào bới, xử lý vận chuyển các vật liệu xây dựng tạo ra rất nhiều bụi đá gây ô nhiễm không khí. Cũng chính những hoạt động này tạo ra rất nhiều bụi bẩn, đất đá tại công trường. 

Khí thải trong công nghiệp xây dựng

Khí thải mang nhiều chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, tác động trực tiếp tới sức khoẻ của con người. 

Nước thải trong xây dựng chủ yếu từ các giếng nước ngầm, nước bùn thải trong quá trình thi công móng,… Các chất thải lỏng khác động vào cống thoát nước, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và ô nhiễm nguồn nước. 

Ngành xây dựng phải chuyển sang công nghệ xây dựng hoàn toàn mới

Trước thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm như thế, tại Việt Nam Bộ Xây Dựng đang khuyến khích các công ty chuyển giao sang công nghệ xây dựng mới đã và đang được áp dụng trên Thế Giới. Công nghệ xây dựng mới không làm gây ra tác động đến môi trường cao. 

Ngành xây dựng nói riêng và các ngành khác nói chung, đều có các đặc thù riêng biệt. So với các ngành công nghiệp khác thì chất thải của ngành xây dựng cũng khác. Chất thải của ngành xây dựng chủ yếu là tiếng ồn, bụi công trường. Thực tế như ở Hà Nội, các công trình xây dựng ở khắp các con đường làm cho tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao.

Hình ảnh bảo vệ môi trường trong ngành bằng công nghệ xây dựng mới 3
Công nghệ xây dựng xanh giúp bảo vệ môi trường

Ngoài những khói bụi bởi khoan, đục, xây dựng thì còn các các rác thải và nước thải được thải ra trực tiếp vào môi trương. Vì thế, để giảm thiểu rác thải và ô nhiễm môi trường những người trong ngành xây dựng cần phải tăng cường đổi mới kỹ thuật và kiểm soát chặt chẽ tình trạng ô nhiễm hiện nay. 

Đẩy mạnh công nghệ xây dựng mới giảm ô nhiễm môi trường

Có rất nhiều công ty tại Việt Nam đã áp dụng những mô hình công nghệ xây dựng mới bằng các vật liệu xây dựng xanh như:

Xốp cách nhiệt (XPS)

Xốp cách nhiệt là một trong những vật liệu thuộc công nghệ xây dựng xanh đã và đang được ứng dụng vào Việt Nam. Xốp cách nhiệt được làm từ nhựa PS, thông qua quá trình điều chế đặc biệt để làm dẻo tấm nhựa, giãn nở để đúc ép. Cấu trúc tấm xốp cách nhiệt được hàn kín và có bọt giúp cho tác dụng cách nhiệt hoàn hảo, chống lại lực nén cao hơn.

Ngoài ra, các tấm xốp cách nhiệt còn có tác dụng không thấm nước, chống ẩm, chống ăn mòn, hệ số dẫn điện thấp và có tuổi thọ cao. Do được gia công từ nhựa nên các tấm xốp cách nhiệt khá nhẹ có thể dễ dàng mang vác và bảo vệ môi trường cực tốt. 

Gỗ ốp tường xanh

Gỗ rất được mọi người thích dùng vì an toàn, bảo vệ môi trường và không gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Gỗ ốp tường xanh là một loại công nghệ xây dựng xanh được làm từ các nhánh cây, cành cây.  Các nhánh cây và cành cây này chiếm 97% trong các tấm gỗ ốp tường và 3% còn lại sẽ là chất kết dính.

Hình ảnh bảo vệ môi trường trong ngành bằng công nghệ xây dựng mới 4
Cộng nghệ xây dựng xanh dần được áp dụng vào các toà nhà

Việc sử dụng gỗ ốp tường xanh sẽ giảm thiểu được lượng cây tự nhiên bị chặt đi là vật liệu. Trong quá trình sử dụng tấm gỗ ốp tường sẽ có đặc điểm gần giống như gỗ tự nhiên, không bị cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng, có độ bền cao và chống cháy.

Bê tông nhẹ 

Bê tông nhẹ được dùng trong công nghệ chưng áp khí và hoàn toàn không phải nung nên không gây ra việc xả khí thải làm ô nhiễm môi trường. Bê tông nhẹ được làm từ gạch khối, tầm sàn mái, tấm thường. Cốt liệu sản phẩm được làm từ cát, nước, vôi, xi măng qua công nghệ trộn đều với bột nhôm các chất phụ gia và cho vào khung. Hỗn hợp gặp phản ứng lý hoá trong nỗi chưng áp suất, giãn nở tạo thành sản phẩm. 

Bê tông nhẹ có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với loại vật liệu được làm từ gạch đất sét nung. Bên cạnh đó, công nghê xây dựng mới sử dụng bê tông nhẹ trong các công trình tòa nhà cao tầng có thể tiết kiệm điện năng, tác dụng chống nhiệt cao, giảm khối lượng các vật liệu khác và bảo vệ môi trường. 

Sàn Ubot

Một trong những thành tựu rực rỡ nhất đang được áp dụng tại Việt Nam trong ngành xây dựng đó chính là sàn Ubot. Sàn Ubot được công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm áp dụng vào các công trình xây dựng làm giảm việc sử dụng quá nhiều sắt thép để đổ sàn bê tông ở các công trình tòa nhà cao tầng. 

Hình ảnh bảo vệ môi trường trong ngành bằng công nghệ xây dựng mới 5
Sử dụng công nghệ xây dựng mới sàn Ubot vào công trình thi công

Sàn Ubot là công nghệ xây dựng xanh bắt nguồn từ Ý và hiện này đang được triển khai tại nhiều công trình như: các tòa nhà cao tầng, nhà dân, hệ sinh thái… tại Việt Nam. Sàn Ubot được tạo thành từ các hộp cốt pha rỗng gọi là hộp Ubot làm từ nhựa tái chế Polypropylene.

Các hộp Ubot liên kết với nhau bởi thanh nối tạo ra một hệ thống dầm vuông góc, giống như một trụ đỡ giữa lớp sàn bê tông dưới và trên. Từ đó giúp giảm tải trọng lượng của sàn và hạn chế số lượng cột cần sử dụng. Đồng nghĩa với việc lượng bê tông và thép sẽ cần ít hơn, góp phần giảm bớt chất thải rắn ra môi trường xung quanh.

Hiện nay, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối không chỉ của riêng người dân Việt Nam mà là của Toàn Cầu và trong đó có ngành xây dựng. Việc áp dụng công nghệ xây dựng mới vào trong ngành xây dựng sẽ làm giảm được rất nhiều lượng khí thải, rác thải ra môi trường.

Tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và hạn chế được các rác thải ra môi trường tại các tòa nhà cao tầng, các công trình xây dựng. Đảm bảo chất lượng an toàn sức khỏe cho người dân. Việc đẩy mạnh phát triển công nghệ xây dựng xanh là cần thiết và cấp bách trong ngành xây dựng. 

Nguồn: https://lpc.vn

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.