Sàn phẳng không dầm

Top 3 loại sàn phẳng tốt nhất hiện nay được nhiều Chủ đầu tư lựa chọn

Nội dung

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành xây dựng hiện nay cũng đã và đang không ngừng tạo ra các vật liệu xây dựng mới để nâng cao chất lượng cũng như thẩm mỹ của công trình cũng như bảo vệ môi trường. Sàn phẳng không dầm không còn là cái tên xa lạ với các Chủ đầu tư, kỹ sư xây dựng trên cả nước. Cùng tham khảo bài viết sau đây để biết 3 loại sàn phẳng nào đang được lựa chọn nhé!!

sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là gì?

Sàn phẳng không dầm là loại sàn không sử dụng đến các thanh dầm ngang và dầm dọc đỡ ở phía dưới khi thi công. Khi xây dựng thì chúng sẽ được liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình.

Sàn phẳng không dầm

Một số loại sàn phẳng hiện nay

Nhiều sản phẩm công nghệ của sàn phẳng đã được các quốc gia tiên tiến tại Châu Âu ứng dụng như: Ý (công nghệ Sàn Ubot), Đan mạch (công nghệ sàn bóng), Hàn quốc (công nghệ sàn xốp). Việt Nam cũng đã tiến hành nhập khẩu và phát triển các công nghệ này và đang được ứng dụng rộng rãi trên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc vì ưu điểm, lợi ích vượt trội của giải pháp.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

Cấu tạo của sàn phẳng không dầm như thế nào ?

Hầu hết các loại sàn phẳng không dầm đều có Kết cấu khá đơn giản, không có nhiều sự khác biệt so với sàn truyền thống thông trường. Bao gồm:

  • Tấm lưới thép lưới cố dưới
  • Hộp rỗng, bóng,… bằng xốp và nhựa
  • Tấm thép lưới cố định trên
  • Các móc thép cố định

Sử dụng sàn phẳng giúp giảm đi lượng bê tông không cần thiết nằm trong sàn khi thi công. Giúp giảm tải trọng sàn xuống móng, tiết kiệm chi phí vật liệu nhân công và tối ưu công năng sử dụng của công trình. Việc bố trí thép của sàn phẳng không dầm sẽ giúp bề mặt sàn liên kết tốt hơn, từ đó tạo ra hệ sàn an toàn, toàn chắc chắn và tiết kiệm được nguyên vật liệu.

sàn phẳng không dầm ubot

Kết cấu của sàn phẳng không dầm

Sự khác nhau giữa sàn phẳng không dầm và sàn truyền thống

Sàn truyền thống (sàn bê tông) là được làm bằng cốt thép, màng hoặc cáp ứng lực trước kết hợp với hỗn hợp bê tông. Do vậy mà sàn truyền thống không xảy ra tình trạng bị võng giống như các sàn khác nhưng tải trọng của sàn này lớn, làm gia tăng tải trọng của công trình, sau một thời gian dài sử dụng sẽ xuất hiện tình trạng bị nứt trên bề mặt không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ảnh hưởng đến kết cấu móng bên dưới.

Xem thêm:https://lpc.vn/vat-lieu-xay-dung-xanh-xu-the-xay-dung-moi-trong-linh-vuc-xay-dung-hien-nay/

Sàn phẳng không dầm lại sử dụng dự ứng lực trong bê tông giúp tạo lực nâng cân bằng với tải trọng và làm giảm độ võng của sàn. Bên cạnh đó, chúng còn giúp loại bỏ việc phải cần tới ván khuôn vòm hoặc dầm tiết diện lớn và kiểm soát được vết nứt trên sàn.

Sàn phẳng

Sàn bê tông cốt thép truyền thống có thể chịu được tải trọng lớn, khả năng chống cháy tốt nhưng khả năng tiêu âm, cách nhiệt kém. Ngược lại thì sàn phẳng không dầm giúp tiết kiệm kinh tế, khả năng tiêu âm, cách nhiệt và chống cháy tốt.

Trong trường hợp các công trình đa chức năng như bãi để xe, thương mại, khu thể thao thì khoảng cách các cột phải khác nhau tùy từng mục đích sử dụng, do đó sử dụng hệ sàn chuyển giúp tiết kiệm được chi phí, thời gian mà sàn bê tông cốt thép không làm được.

Xem thêm: https://lpc.vn/giai-phap-san-phang-vuot-nhip-trong-kien-truc-hien-dai/

Top 3 loại sàn phẳng không dầm tốt nhất hiện nay 

Sàn phẳng Ubot 

Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới. 

Việc đặt Ubot vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.

Sàn phẳng

Hộp Ubot

Từ 2012, LPC được chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Daliform Group (Italia) và tiếp phát triển, hoàn thiện giải pháp. Được triển khai ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước, đến nay, UBOT Beton là giải pháp sàn phẳng vượt nhịp lớn hàng đầu Việt Nam.

Sàn hộp Ubot với những đặc tính ưu việt đã chiếm vị trí quan trọng trong thị trường xây dựng ngày nay và đạt được những thành công nhất định:

  • Ubot trở thành sản phẩm đại diện cho các công trình xanh: ECO Home Phúc Lợi, Nhà ở xã hội Cát Tường ECO, Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City, Thống Nhất Smart City,…
  • Ubot tạo xu hướng mới cho giải pháp sàn phẳng, đi đầu trong công cuộc chuyển giao công nghệ mới về Việt Nam.
  • Ubot trở thành lựa chọn hàng đầu cho những thiết kế xây dựng có tính thẩm mỹ cao mà tiết kiệm và thân thiện với môi trường
  • Ubot tự hào đồng hành cùng những đối tác lớn: Hòa Bình Greencity, Capital house,…
Thi công sàn phẳng ubot

Thi công sàn phẳng Ubot

Xem thêm: https://lpc.vn/vat-lieu-xanh-va-hieu-qua-kinh-te-trong-xay-dung/

Sàn VRO

Sàn Vro là giải pháp sàn xốp tạo rỗng được các giáo viên từ trường Đại học Xây Dựng thiết kế vào năm 2010, sau này được nhiều người biết đến và được sử dụng rộng rãi khắp nơi. 

Sàn phẳng

Cấu tạo sàn VRO

Sàn VRO được tạo nên bằng cách đặt lõi xốp nhẹ, đàn hồi vào trong miền trung hòa của bê tông. Lõi xốp bên trong thực chất là các phiên xốp hình như nhật có kích thước 38x38cm, chiều cao của phiên xốp sẽ được thay đổi linh động tùy trọng tải của sàn. Sàn nhẹ và đàn hồi nhưng lại thiếu ổn định về mặt bề ngang nên thi tạo ra, nó được trang bị thêm hệ thống khung zic zac. Từ đó, sản phẩm có thể giúp toàn bộ sàn ổn định hơn về mọi chiều.

Sàn phẳng

Sàn VRO

Sàn bóng

Sàn bóng – Bubbledeck được làm từ những quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%. 

Sàn phẳng

Các cấu kiện rộng 2,4m tạo nên một phần bản sàn tổng thể được sản xuất dưới dạng cấu kiện đúc sẵn bán toàn khối bao gồm lưới thép dưới và lớp bê tông đúc sẵn dày 60mm, hình thành hệ ván khuôn vĩnh cửu cho bản sàn. Các sườn tăng cứng có tác dụng cố định 2 lưới thép trên và dưới, định vị các quả bóng nhựa đúng vị trí cũng như tăng cường độ cứng dọc cho tấm sàn trong quá trình lắp dựng.

Sàn phẳng

Sàn bóng

Sàn bóng Bubble Deck là công nghệ thi công tấm sàn phẳng, rỗng theo hai phương không dầm, ít cột, thi công không cần ván khuôn và có khẩu độ vượt nhịp lớn. Công nghê sàn bóng Bubble Deck rất linh hoạt trong thiết kế kiến trúc, có tính cách âm, cách nhiệt tốt và khả năng chống cháy nổ, giảm tác dụng động đất vượt trội.

Xem thêm: https://lpc.vn/nang-cao-y-thuc-bao-ve-moi-truong-trong-nganh-bang-cong-nghe-xay-dung-moi/

Hy vọng rằng với những thông tin về sàn phẳng không dầm mà LPC chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn đọc đang có nhu cầu thi công công trình. So với sàn truyền thống thì loại sàn này có nhiều ưu điểm vượt trội rất phù hợp với đa số các công trình hiện nay. 

Tuy nhiên, các bạn hãy tìm cho mình một đơn vị cung cấp uy tín, thợ thi công phải có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm để tránh một số nhược điểm như: rỗ đáy, đẩy nổi,…. Và quá trình đổ bê tông của sàn cần có sự kiểm soát kỹ càng, cẩn thận. Nếu cần hỗ trợ , xin liên hệ 0911.29.9696 để được tư vấn miễn phí.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC 

Hotline: 0911.29.9696 

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.