Công trình Trường Đại học Long và Khu đô thị (Thành phố Uông Bí – Tỉnh Quảng Ninh) được coi là một Dự án trọng điểm với mong muốn xây dựng và đồng hành cùng phát triển một trường đại học thế kỷ của Việt Nam tại di sản thế giới: Đại học Hạ Long. Chính vì thế, tỉnh ủy và chủ đầu tư dự án quyết định tổ chức cuộc thi để tìm ra đơn vị ưu tú và đủ năng lực và tiềm năng để hoạch định phương án quy hoạch chi tiết 1/500 tối ưu đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, công năng sử dụng và hiệu quả kinh tế, để đầu tư xây dựng công trình Trường Đại học Hạ Long.
Liên danh LPC + Scene Plus + APDI tham gia cuộc thi thực hiện dự án không chỉ là quy hoạch không gian, bền vững, sáng tạo mà còn đưa vào trong dự án những triết lý của giáo dục Đại học tiên tiến của thế kỷ 21. Tạo nên sự khởi đầu của một sự phát triển mới về giáo dục của tỉnh Quảng Ninh, góp phần đưa Quảng Ninh thành một trong những đô thị năng động nhất Đông Nam Á trong vòng vài thập kỷ tới.
Phương án quy hoạch của Liên danh tham gia vinh dự đạt Giải Nhì trong cuộc thi với ý tưởng và sự hài hòa trong việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữ gìn và bảo tồn di sản thiên nhiên.
1. Tạo ra thành phố bền vững, vòng tuần hoàn khép kín tự sản xuất cung cấp dân sinh lấy cảm hứng từ thiên nhiên
Chúng ta cần quan sát & học hỏi từ thiên nhiên đã tồn tại 3,8 triệu năm thay vì tìm cách chế ngự thay đổi & tạo ra nhiều hệ quả. Chính vì vậy, điểm bắt đầu an toàn chính là từ tự nhiên, tôn trọng tính tuần hoàn. Tối ưu hóa nhu cầu, tái sử dụng, tái chế là nền tảng của một đô thị tuần hoàn.
Đặc điểm khu vực hình thành trục nước & cảnh quan hạ tầng xanh
Do hiện trạng chủ yếu là đất trồng lúa của 300 lao động nông nghiệp, khu đất thuộc 26, % đất vùng trũng của Thành phố Uông Bí. Trong đó có nhiều ao hồ cùng 2 mạch nước ngầm phía Bắc & phía Đông Bắc, phía Tây tiếp giáp với sông Uông. Nhóm quyết định bắt đầu từ yếu tố nước, sử dụng Hạ tầng xanh để giữ lại tối đa diện tích cảnh quan nông nghiệp, địa hình. Mục tiêu giảm chi phí chăm sóc, giải quyết vấn đề lưu trữ nước do hạn hán về mùa khô, góp phần hỗ trợ thủy lợi, điều hòa nguồn nước giảm thiểu ngập úng vào mùa mưa,cao điểm tập trung tháng 6,7,8.
Ngoài ra, do chịu ảnh hưởng khí hậu Đông Bắc Bộ nên hàng năm thường có bão lũ, địa hình dốc nên gây xói mòn, úng lụt, ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp nói riêng & phát triển kinh tế trên toàn khu nói chung. Hạ tầng xanh cũng giúp cải thiện độ phù sa của đất, khôi phục nông nghiệp chất lượng & hệ sinh thái động thực vật.
Khai thác nông nghiệp đô thị đảm bảo tự cung tự cấp hướng tới đô thị tuần hoàn
Theo khuyến cáo của WHO, số lượng rau một người trong ngày là khoảng 400g trong khi đó trung bình tiêu thụ rau của người Việt Nam là khoảng 230g/người/ngày mới đạt khoảng hơn 65%. Bộ y tế đã khuyến cáo thậm chí cao hơn WHO với số rau tiêu thụ mỗi người là 480-560g/ngày bao gồm 50% rau, 50% hoa quả chín.
Với lượng sinh viên và giáo viên của Trường Đại học Hạ Long thì đây là nguồn lương thực đặc biệt cần thiết cho cả sau này. Mô hình agrihood có thể là cầu nối kết nối cộng đồng người lao động, nâng cao tay nghề phát triển nông nghiệp và giới thiệu các chương trình đào tạo phi nông nghiệp tùy vào khả năng tổ chức, nhu cầu và khả năng liên kết. Sử dụng Agrihood làm bàn đạp cho phát triển cộng đồng, phát triển kĩ năng mới về nông nghiệp. Đặc biệt còn chú trọng tới về các vấn đề như: Sức khỏe, phân phối thực phẩm, xã hội, kinh tế thu nhập, môi trường sinh thái, vườn cộng đồng – không gian nông nghiệp tập trung…
Quy hoạch tổ chức nông nghiệp đô thị- Agrihood
Để đảm bảo hiệu quả về quản lý cũng như tăng tính tự lập cho Agrihood “từ trang trại đến bàn ăn”, chủ đầu tư có thể tiến hành xây dựng Agrihood theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 trong 2 năm đầu tiên: tạo nền tảng
Đây là giai đoạn cần thiết nhất để hình thành mô hình mẫu tiềm năng và phát triển. Xây dựng đội ngũ quản trị viên và kết hợp với các đơn vị, tổ chức để thúc đẩy nền tảng vốn có.
Giai đoạn 2: sau 2 năm triển khai
Có thể đây chính là giai đoạn để mở rộng quy hoạch và đầu tư xây dựng không gian chung của cộng đồng.
Hướng tới Đô thị tuần hoàn
Với quỹ đất 113 ha, Dự án có thể bắt đầu với nền tảng không gian hạ tầng xanh bền vững, nơi thu hút nhân lực & trao đổi đầu tư, từ đó sẽ kích hoạt các chủ đề cần thiết. Cite U là một Platforme xanh.
2. Bản sắc và di sản để tạo nên sự khác biệt
Dự án Trường Đại học Hạ Long được tái cấu trúc một cách tự do, đa diện, đa hướng nhưng vẫn tạo ra giá trị và bản sắc riêng, chia sẻ tích cực qua cách tiếp cận các không gian mở, cải thiện bản năng cộng đồng và nhu cầu kết nối của mọi người.
Đô thị bản sắc, di sản và văn hóa
Lấy cảm hứng về câu chuyện chuyển đổi kinh tế từ Nâu-sang-Xanh của mảnh đất Quảng Ninh, Nhóm kiến trúc đã mượn hình tượng Mỏ than lộ thiên đại diện cho kinh tế “Nâu” khai thác tài nguyên dưới lòng đất, rồi từ đó đảo ngược hoàn toàn hướng lên như một ngọn núi được phủ xanh của thiên nhiên bền vững, màu “xanh” của của tri thức đại diện cho sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực của Đại học Hạ Long.
Tôn trọng và bảo tồn thiên nhiên
Khối nhà hiệu bộ của công trình lấy hình tượng hòn Trống Mái và hình dung về một “Hạ Long trên cạn”. Tổng thể công trình gần 10000m2 được phân nhỏ và tái cấu trúc một cách tự do, đa diện và đa hướng tạo điều kiện tốt cho thông gió tự nhiên, vừa tạo ra những không gian xanh giữa các khối nhà. Từ đó mang cảm giác thiên nhiên đang len lỏi, hòa trộn giữa các khối kiến trúc.
Một mái che lớn bao phủ toàn bộ tầng 1 cho phép tạo nên một vùng vi khí hậu ngay ở phần chân công trình giúp đảm bảo các hoạt động có thể được diễn ra quanh năm. Ngoài ra, công trình tổ chức theo hướng giật cấp để tạo ra nhiều các khu vực trồng cây trên mặt đứng ở các tầng kết hợp với các đường dốc đi dạo để dễ dàng tiếp cận các khu vực khác nhau từ bên ngoài và kết nối trực tiếp không gian xanh, mặt nước ở tầng 1 và tầng mái.
Tên các con phố và các khối nhà
Các con phố và khối nhà sẽ được đặt tên theo các sự kiện lịch sử, văn hóa và di sản của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung để tạo cảm giác gần gũi.
Tuyến đi bộ Thiền hành
Từ hình tượng thiền sư Thích Nhất Hạnh và nét văn hóa Yên Tử, cái nôi của Thiền Viện Trúc Lâm, trong khu sẽ có các tuyến đi bộ Thiền hành đường bằng và một số leo dốc để năng cao sức khỏe cũng như hòa mình với văn hóa.
Tính linh hoạt của không gian
Với sự thay đổi chưa biết trước do Covid, phương án Kiến trúc cho khối hiệu bộ và học tập của Đại học Hạ Long ngoài việc tạo mô hình khối tròn hướng tâm để tiện di chuyển, không gian vật lý sẽ không còn là yếu tố bắt buộc nữa. Bên cạnh đó, cách sử dụng hệ thống tường di động, tường thông minh cũng khiến khu vực có độ mở và kích thích sự sáng tạo, tiện dụng, hiệu quả.
Không gian hành lang cũng được bố trí xe đạp đến tận phòng chức năng thông qua hệ thống dốc phía trước. Các dải ban công, thang, hành lang, trên mái là những không gian bán-công-cộng tạo điều kiện giao tiếp thường xuyên để tăng nhu cầu kết nối.
3. Dùng đòn bẩy công nghệ cho khu trở nên thông minh hơn
Bằng việc kết nối các công nghệ, con người, quy trình và dữ liệu sẽ tạo ra các quyết định sáng suốt hơn cho các hoạt động, chức năng của khu và mối quan hệ con người – thiên nhiên ở trung tâm Đại học Hạ Long.
Mô hình 4 khối và tương tác dựa trên tháp nhu cầu
Với dự án xây dựng đại học Hạ Long, nhóm luôn sử dụng mô hình 4 khối living lab trong các chủ đề để không cân bằng quyền lợi trách nhiệm và mong muốn của cả 4 bên. Từ đó đưa ra quyết định dựa trên tham khảo và đồng thuận tối đa của mỗi nhóm.
Tháp nhu cầu và các chức năng đô thị
Bằng việc so sánh, giải thích các nhu cầu theo tầng bậc của Maslow để chỉ ra các mong muốn được xếp thứ tự từ thấp lên cao. Từ đó liên hệ các thiết bị, chức năng đô thị đang giải quyết nhu cầu nào của tháp. Khiến khoảng cách giữa khối hành lâm, nhà nước với khối xã hội dễ hiểu nhau hơn.
Twin Cite U- Nhân bản số hóa
Công nghệ Twin city hiện nay đã cho phép tạo dựng một không gian số song song với không gian thực quy mô một thành phố để quản lý, theo dõi. Việc này tạo thêm một không gian riêng nữa trong môi trường giáo dục. Ứng biến trước những tình huống làm-việc-từ-xa và tiết kiệm thời gian khi cần. Việc ứng dụng này cũng thay đổi cách nhìn về không gian, tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với các môn học.
4. Thúc đẩy các chức năng đô thị linh hoạt thích nghi với thay đổi không ngừng
Công trình Đại học Hạ Long cũng hướng tối đa điều kiện tiếp xúc các không gian mở và cho phép thương mại hóa sử dụng đường phố như một tài sản. Không gian công cộng càng thích nghi với cuộc sống bao nhiêu thì tính bền vững càng cao bấy nhiêu.
Ngoài việc trao đổi các ý tưởng, tri thức trong môi trường hàn lâm của Đại học Hạ Long, đây còn là nơi để thử nghiệm những mô hình mới, chia sẻ cũng như thấu hiểu trong mỗi vai trò của 4 khối Chính quyền – Hàn lâm – Doanh nghiệp và xã hội.
5. Khuyến khích phát triển một thành phố bao trùm và kinh tế đa dạng
Giải quyết các khoảng cách kinh tế và thế hệ trong thành phố bằng việc mở rộng việc làm và khả năng tiếp cận các cơ hội giữa các thế hệ.
Khối ký túc xá
Hiện khối ký túc xá cho sinh viên Đại học Hạ Long là tổ hợp có nhiều nhà nhất tại khu đô thị, mỗi nhà đều được thiết kế hiện đại, phong cách trẻ trung, năng động hợp với lứa tuổi sinh viên. Không gian thiết kế theo mở, chú trọng tính tập thể và giao lưu học hỏi, xây dựng được văn hóa khởi nghiệp, tạo công ăn việc làm.
Không gian công cộng 2 trục xanh
Đây sẽ là nơi thường xuyên giao lưu trao đổi, một trong những yếu tố cốt lõi tạo ra các mô hình kinh tế, công ăn việc làm nhỏ, phù hợp cho nhiều lứa tuổi.
Khối khách sạn
Với 80 phòng nằm trong tổ hợp khu nghiên cứu sinh, cảnh quan đặc trưng của Hạ tầng xanh. Mô hình hiện đang có khả năng xây dựng ngay và thu hồi vốn tốt nhất. Đối tượng là các nghiên cứu sinh, thầy cô giáo, giáo sư từ các trường khác tới hoặc tổ chức các sự kiện. Mô hình kết hợp với khoa Du lịch Đại học Hạ Long để tạo công việc làm, cơ hội thực hành có sinh viên trong khoa.
Khối hỗn hợp Co-Mix
Khối nhà đa chức năng này vừa là hệ thống các văn phòng làm việc,vừa là nơi các doanh nghiệp hợp tác với trường có thể đặt cơ sở hoặc là nơi sinh viên, nghiên cứu sinh cũng như các thầy cô giáo phát triển những dự án khởi nghiệp. Công trình là tổ hợp có tính sáng tạo và thích nghi linh hoạt với nhiều mô hình kinh tế.
6. Suy nghĩ lại về giao thông và tạo ra sự công bằng với mô hình thành phố láng giềng 20 phút
Kích hoạt các cộng đồng lân cận, kết nối và tiện dụng. Xây dựng các dịch vụ cung cấp cộng đồng, hạ tầng và các chức năng khả dụng. (Thông qua giao thông, micro mobility, quản lý ô nhiễm, các thành phố trên thế giới không ngừng tạo ra các dịch vụ cho người dân cách 20ph đi bộ từ nhà.
Đổi mới tập trung vào việc tạo ra các chiến lược đầu tư chiến lược, một trong số đó là khuyến khích cam kết từ khu vực công và tư, các quan hệ phi truyền thống như các tổ chức phi chính phủ. Mục tiêu tạo ra môi trường bền vững cải thiện toàn diện chất lượng cuộc sống cho cư dân, từ đó củng cố việc tự xây dựng bảo vệ môi trường sống của mình.
Mục tiêu và tầm nhìn
Tầm nhìn cho giao thông Uông Bí: “Xây dựng một hệ thống giao thông toàn diện, góp phần kích thích phát triển kinh tế và tạo dựng cuộc sống đầy đủ cho người dân địa phương nhờ sự giao lưu giữa con người lẫn lưu thông hàng hóa”.
Mục tiêu 1
Xây dựng hệ thống giao thông nhằm thúc đẩy giao lưu liên vùng – động lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Xây dựng và thúc đẩy mạng lưới đường trục chính liên vùng nhằm phát huy tối đa chức năng làm trọng điểm hậu cần. Hướng tới xây dựng hệ thống giao thông tăng cường tính thuận tiện trong tiếp cận, hỗ trợ di chuyển cho khách tới thăm nhằm nâng cao chức năng du lịch và thúc đẩy giao lưu với khu vực bên ngoài.
Mục tiêu 2
Xây dựng hệ thống giao thông nhằm mang lại cuộc sống sung túc cho người dân khu vực. Hướng tới hệ thống nâng cao thuận tiện trong việc di chuyển, phục vụ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân từ làm việc, học tập đến mua sắm,giải trí,… Dễ dàng tiếp cận, an toàn, an tâm. Thân thiện với môi trường, chống chọi tốt với thiên tai.
Lợi ích kỳ vọng
Những lợi ích kỳ vọng là giảm chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng của khu, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, cải thiện do sức hút từ cảnh quan, dịch vụ và chức năng đặc thù của khu, tạo cảm giác an toàn, giảm ô nhiễm tiếng ồn, không khí và thị giác, giảm phát thải khí nhà kính đồng thời thu hút được đầu tư.
Đánh giá giao thông trong quy hoạch thành phố Uông Bí
Đánh giá giao thông trong quy hoạch thành phố Uông Bí có những thuận lợi và khó khăn.
Thuận lợi
Việc mở rộng mạnh mẽ các chức năng công nghiệp của Uông Bí được tổ chức bằng quy hoạch đô thị rất rõ ràng. Một tuyến cao tốc và tuyến đường sắt nhanh trên cao sẽ mở rộng gấp đôi trục đường chính hiện có ở phía Nam, tạo điều kiện tiếp cận các khu công nghiệp trong tương lai và kết nối Quảng Ninh với Hà Nội. Địa điểm trường đặt Đô thị Cite U trong quy hoạch sẽ được phục vụ rất tốt bởi mạng lưới đường hiện tại và trong tương lai.
Nhược điểm
Khuôn viên trường Đại học Hạ Long sẽ nằm giữa hai đường cao tốc và hệ thống cơ sở hạ tầng tạo ra một số hệ quả, đặc biệt là tiếng ồn và ô nhiễm. Việc xây dựng hai đường cao tốc, trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của khuôn viên trường. Cho thấy, quy hoạch tỷ lệ 1/5000 thể hiện sự thiếu gắn kết và bất hợp lý không nhỏ tác động tới các yếu tố hiện có của khu đô thị đại học (tòa nhà, hồ nước, v.v.). Đề xuất này sẽ là một sự phát triển đường quá khổ, tạo sức cản lớn cho chi phí xây dựng và phát triển dự án Cite U Đô thị đại học.
Danh sách các đề xuất liên quan giao thông nội bộ khu Cite U
- Hạn chế tối đa các giao thông cơ giới, cá nhân và xe công cộng
- Trang bị tiếp cận đa phương thức cho tất cả các chức năng của khu, bổ sung bằng phương án tổ chức bãi đậu xe phù hợp.
- Giao thông nội khu được phát triển dựa trên giao thông vi mô bền vững-Mi-cromobilité durable (đi bộ, xe đạp và các phương tiện thay thế)
- Đường dành cho người đi bộ được thiết kế theo mô hình Khoảng-cách-15-phút đảm bảo sự thoải mái cho cư dân. 1km=15 phút đi bộ. Tiêu chuẩn là 3,75 phút hoặc 250m, bố trí 1 tuyến đi bộ có mái che liên kết tất cả chức năng của khu.
- Ý tưởng tuyến xe đạp hay các phương tiện chức năng tương tự
- Hệ thống giao thông Tàu điện tự hành siêu nhẹ trên cao-GoCarlina gợi ý một giải pháp thay thế mang tính đổi mới, linh hoạt và dễ tiếp cận.
7. Suy nghĩ lại về Quận trung tâm thương mại CBD
Đây là cơ hội để tạo ra thành phố gần gũi hơn, bán kính đi bộ thoải mái, có thể tiếp cận được và một môi trường được sử dụng với nhiều tính đa dạng khiến các thành phố kết nối với nhau và tăng khả năng cạnh tranh .
Đánh giá quy mô quốc tế, vùng và tỉnh của Đô thị Đại học Hạ Long
Mục tiêu của các mô hình đô thị đại học trên thế giới thường tập trung ở ba điểm: (1) Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển của đất nước; (2) Thu hút sinh viên quốc tế tạo nguồn doanh thu từ nguồn xuất khẩu giáo dục tại chỗ; (3) thu hút nhân tài từ các quốc gia khác cho các trường ĐH, viện nghiên cứu, và nền kinh tế tri thức.
Nếu coi toàn bộ khu vực là một CBD và khả năng tiếp cận giao thông dễ dàng như đi bộ, trí thức và nhân lực chất lượng cao sẽ dễ dàng tiếp cận từng thị trường, kích hoạt và thúc đẩy kể cả một vị trí chưa thực sự thuận lợi phát triển sau như Uông Bí. Mấu chốt là việc huy động được nguồn tài sản tri thức trong “khu vực CBD”.
“CBD” Cite U
Với quy mô như khuôn viên trường Đại học Hạ Long thì CBD là điều không tưởng, tuy nhiên nếu xét ở góc độ tập trung và dễ tiếp cận bằng đi bộ, xe đạp hay Go-Carlina trong không quá 3 phút thì không gian trục xanh Bắc Nam nối với khu văn phòng thương mại có thể gọi theo hướng đó. Việc bắt đầu bằng giao thông mềm khép kín trong khu với cảnh quan hạ tầng xanh sẽ làm tiền đề cho Đô thị phía Đông TP Uông Bí phát triển mở rộng và trở thành một CBD giáo dục.
Công ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC
Hotline: 0911.29.9696
Website: www.lpc.vn
Facebook: Lam Pham Construction