8 ưu việt của hộp Ubot

8 ƯU VIỆT CỦA HỘP UBOT ĐÃ ĐƯA SÀN PHẲNG UBOT LÊN MỘT TẦM CAO MỚI

Nội dung

Hộp Ubot hay Uboot Beton (hay Hộp định hình tạo rỗng cho sàn bê tông – Ubot) là một trong những loại vật liệu xây dựng công nghệ mới được sử dụng phổ biến thay thế cho kết cấu sàn bê tông truyền thống, tạo nên hệ sàn phẳng không dầm ứng dụng cho nhiều loại hình công trình với quy mô lớn nhỏ khác nhau.

8 ưu việt của hộp Ubot

Từ phiên bản đầu tiên là Hộp Uboot 4 chân đến những cải tiến ưu việt mà đến hiện tại, Hộp Ubot đã đưa Sàn phẳng Ubot lên một tầm cao mới. Cùng LPC điểm danh 8 ưu việt được cải tiến của Hộp Ubot suốt 12 năm vừa qua nhé

HỘP UBOT ĐÃ ĐỊNH NGHĨA LẠI NGUYÊN LÝ CỦA GIẢI PHÁP SÀN PHẲNG UBOOT BETON TỪ KHÁI NIỆM “LỰC ĐẨY ARCHIMEDES” SANG “BÌNH THÔNG NHAU”

LPC (Lam Pham Construction) là đơn vị đầu tiên đưa giải pháp Sàn phẳng Ubot – Uboot Beton về Việt Nam từ năm 2012.  Phiên bản đầu tiên của Công nghệ/ Giải pháp được chuyển giao và đào tạo từ Tập đoàn Daliform – Italia là Sàn phẳng Uboot Beton 4 chân không có nắp; Không có chân phụ; Con kê trên hộp là 8mm và nguyên lý là “Lực đẩy Archimedes” để làm rỗng trong lòng hộp.

 Ở  Việt Nam, việc đổ bê tông 2 cấp phối và 2 độ sụt khác nhau trong một sàn gây khó khăn trong quá trình thi công. Cùng với đó nhiều công trình đổ bê tông bằng bơm tĩnh, quá trình đầm bê tông với phương pháp này sẽ dễ gây hiện tượng đẩy nổi hộp, làm cháy thép lớp trên. Hiện tượng đẩy nổi vẫn có thể xảy ra với cả các công trình khi sử dụng bơm cần, nếu không đổ bê tông và đàm đúng cách.

Từ những điều kiện thực tế trên, các kỹ sư LPC đã nhận định rằng: Muốn chống đẩy nổi phải cho thoát hơi, tức phải bỏ nguyên lý Lực đẩy Archimedes để cho khí vào ra tự do như vậy hạn chế hoàn toàn việc đẩy nổi hộp và thép. Định nghĩa mới về nguyên lý cho Sàn phẳng Ubot “BÌNH THÔNG NHAU” ra đời và được sử dụng rộng rãi.

Nguyên lý bình thông nhau của Hộp Ubot

Xem thêm: Giải pháp vật liệu xây dựng Sàn phẳng Ubot

2– HỘP UBOT ĐƯỢC BỔ SUNG CHÂN VOI – CHÂN THỨ 5

Thực tế quá trình thi công giải pháp Sàn phẳng Ubot tại Việt Nam, công nhân không thoải mái trong việc di chuyển trên sàn nếu phải kê ván thao tác, nhưng nếu không đảm bảo việc kê hay thực hiên theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của kỹ sư chuyển giao thì khi di chuyển trên bề mặt hộp Ubot sẽ dễ gây ra hiện tượng nứt hay vỡ hộp. Dẫn đến hộp bị thoát hơi và bê tông có thể tràn vào trong lòng hộp

Với nguyên lý bình thông nhau đã được định nghĩa lại để phù hợp cho các công trình tại Việt nam thì cần có một vị trí thoát khí khi đổ Bê tông để tránh việc tức khí vừa giảm đẩy nổi hộp

Từ đó, ưu điểm thứ 2 của Hộp Ubot được cải tiến chính là bổ sung chân thứ 5 hay còn gọi là “Chân voi” ở vị trí yếu nhất của hộp Ubot là phần giữa hộp. Chân thứ 5 được bổ sung là chân to nhất nằm ở vị trí chính giữa Hộp Ubot và có cấu tạo: Hình côn thủng ở giữa và hai bên vị trí bê tông lớp 1 có lỗ.

  • Chân côn có tác dụng khi xếp các hộp chồng lên nhau giúp dễ dàng vận chuyển bốc dỡ, tiết kiệm chi phí lưu kho, bến bãi.
  • Lỗ giữa để có thể nhìn và kiểm tra lượng bê tông lớp dưới, đảm bảo không bị thiếu bê tông, hạn chế tối đa hiện tượng rỗ mặt bê tông khi thào cốp pha.
  • Hai lỗ hai bên trong phần chân hộp để thoát khí khi bê tông ngập chiều dày lớp dưới và cũng có tác dụng để gài cái Nắp hộp (Trôn) vào giúp không bị rơi ra.

Xem thêm: Thí nghiệm khả năng chịu tải Hộp Ubot

3 -BỔ SUNG NẮP/TRÔN HỘP UBOT ĐỂ CHỐNG TRÀN BÊ TÔNG VÀO LÒNG HỘP

Với nguyên lý từ các phiên bản Ubot trước đây, một bài toán được đặt ra cho LPC cũng như các đơn vị nhà thầu thi công giải pháp sàn phẳng không dầm chính là hiện tượng “HAO HỤT BÊ TÔNG”. Bê tông có thể hao hụt từ 10 – 12% và chui vào trong lòng hộp lên tới 4cm.

Khi hợp tác với các nhà thầu lớn để ứng dụng và triển khai giải pháp Sàn phẳng Ubot như: Hòa Bình; UDIC; Xây dựng Thủ đô; Tập đoàn Vinaconex; TCT 36 BQP;… LPC cũng đã nghiên cứu các giải pháp từ đổ bê tông đuổi, hay đổ bê tông thành 2 lần, tuy nhiên vẫn khó xử lý vì đa số vời thời điểm trước đó các công trình đều sử dụng dùng bơm tĩnh. Nếu công trình nào có bơm cần thì có thể  giảm thiểu hao hụt bê tông hơn nhưng không triệt để được

Từ nguyên lý của Giải pháp sàn phẳng Ubot “Bình thông nhau” tới bài toán cần phải xử lý triệt để hiện tượng hao hụt bê tông, các kỹ sư LPC đã đề xuất đã cải tiến thêm phiên bản NẮP HỘP UBOT hay còn gọi là TRÔN với những ưu điểm đã được chứng minh thực tế

  • Kích thước nắp hộp Ubot là 52x52cm. Với lưới lỗ 10x7mm để cản phần đá và bê tông chui vào trong lòng hộp Ubot.
  • Nắp hộp có 4 lỗ 4 góc xung quanh để dễ dàng gắn vào chân hộp Ubot.
  • Được thiết kế có 8 chốt ngàm giữ vào mép hộp để cố định nắp hộp và hộp Ubot trong quá trình xếp hộp
Nắp hộp Ubot

4 – PHẪU THUẬT GÂN/CON KÊ CỦA HỘP UBOT

Gân/Con kê là một bộ phận của Hộp Ubot, được bố trí trên mặt hộp, nhiệm vụ chính là để kê thép lớp trên, giúp cho thép ko nằm sát mặt hộp, đảm bảo thép được bao bọc hoàn toàn trong bê tông. Ngoài ra còn có nhiện vụ tăng cường độ cứng cho hộp.

Khi chuyển giao công nghệ Sàn phẳng Ubot – Ubot Beton về Việt Nam thì phiên bản đầu tiên của Hộp Ubot có Gân/Con kê của hộp song song thẳng nhau và chỉ cao 8mm. Trong quá trình đổ bê tông thì nhiều vị trí thép bị lệch ra khỏi Gân/Con kê hoặc bị võng xuống nằm ngay sát mặt hộp

Với hiện tượng trên, Gân/Con kê Hộp Ubot đã được LPC “phẫu thuật” mang lại một diện mạo mới sang – xịn và đầy đủ công năng hơn với với phiên bản cũ

  • Tăng chiều cao Gân/Con kê từ 8mm lên 12mm để có võng cũng không sát mặt hộp.
  • Bố trí Gân/Con kê so le nhau trên mặt hộp để thép ko bị ra khỏi con kê.
  • Tăng chiều cao Gân/Con kê từ 8mm lên 12mm để có võng cũng không sát mặt hộp.

Từ những cải tiến mới, Gân/Con kê của Hộp Ubot được tối ưu công năng sử dụng và được các đơn vị tư vấn Giám sát, đơn vị thi công đánh giá cao trong việc ứng dụng thực tế

Gân - Con kê Hộp Ubot

5 – BỔ SUNG CHÂN PHỤ – NHƯNG LÀ CHÂN CHÍNH CHO HỘP ĐÔI

Hộp đôi Ubot là phiên bản đặc biệt của giải pháp Hộp định hình tạo rỗng cho sàn bê tông dành cho các công trình vượt nhịp từ 17m đến 20m sử dụng giải pháp sàn phẳng không dầm.

Với cấu tạo hiện tại của Hộp nhựa chon sàn bê tông thông thường hiện nay (Chiều cao 9cm – 13cm – 16cm – 17cm – 20cm – 24cm – 28cm) thì việc sử dụng sẽ không đảm bảo được kết cấu công trình.

  • Do vậy yêu cầu phải có hộp lớn hơn 28cm, tuy nhiên nếu làm các khuôn quá lớn sẽ khó khăn trong quá trình sản xuất và vận chuyển.
  • Hộp đôi Ubot ra đời là phương pháp ghép 2 hộp đơn thành hộp đôi có chiều cao từ 28cm đến 34cm phù hợp với các công trình yêu cầu nhịp lớn. Vì vậy cần có chân rời để gắn vào mặt trên của hộp đơn tạo thành chân chính Chân phụ được cấu tạo là hình côn và có kích thước dài 6 – 9cm; có 8 cái lỗ nhỏ để gắn vào chốt trên mặt hộp tạo sự cố định
Hộp đôi Ubot

6 –  4 CHÂN CHÍNH CỦA HỘP UBOT CÓ NHIỀU CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG BAO GỒM CẢ LÀM TĂNG VIỆC CHỊU LỬA TRONG HỎA HOẠN

Những vụ hỏa hoạn xảy ra là những rủi ro không mong muốn, tuy nhiên nếu CDT lựa chọn thêm các loại vật liệu xây dựng có thể giảm khả năng chống cháy sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ hỏa hoản  – làm giảm quán trình lan truyền lửa cũng như giúp phần bảo vệ tính mạng và tài sản của gia chủ.

Đây cũng là điều mà nhiều CDT – đơn vị tư vấn thiết kế quan tâm trong thời gian gần đây.

Thực tế khi sử dụng sàn phẳng Ubot sẽ có những ưu điểm liên quan tới PCCC như sau:

  • Sàn Ubot có chiều dày sàn lớn hơn sàn truyền thống. Do vậy, khi xảy ra hỏa hoạn giúp giảm ảnh hưởng của nhiệt độ tới các sàn xung quanh. Giúp tạo điều kiện và thời gian thuận lợi cho việc cứu hộ, cứu nạn hay di tải khỏi đám cháy
  • Chân hộp Ubot ngoài tác dụng làm định vị chiều dày của bê tông lớp tưới từ 5cm – 9cm. Khi xảy ra cháy tại 4 đỉnh chân của hộp Ubot sẽ hóa lỏng trước (Do chiều dày tại các vị trí chân chỉ khoảng 5mm) tạo thành 4 van giảm áp để thoát khí, khí nóng sẽ được xì qua 4 chân van này do đó không gây nổ cục vộ, phá vỡ kết cấu sàn
  • Do sàn phẳng, không có dầm cao, nên khi xảy ra cháy việc thoát khí nóng ra bên ngoài sẽ nhanh chóng, dễ dàng hơn với thiết kế dầm sàn truyền thống

Bên cạnh đó, Chân hình côn để khi đặt hộp lên mặt cốp pha và đổ bê tông thì khi đầm chân hộp sẽ có chiều hướng được đẩy lên trên vài mm do vậy không nhìn thấy chân hộp khi tháo cốp pha sàn.

Rất nhiều công trình, khách hàng sử dụng giải pháp sàn phẳng Ubot nhưng dùng trần thô mộc chứ không cần phải sử dụng đến trần giả hay trần thạch cao

7 – THANH NỐI UBOT CÓ CẤU TẠO ĐẶC BIỆT

Để tránh việc xô lệch, không đều, không thẳng, đẩy nổi hộp, bung liên kết thì THANH NỐI hộp Ubot đã có những cấu tạo đặc biệt để làm tròn nhiệm vụ của mình là KẾT NỐI (liên kết các hộp Ubot lại với nhau)

  • Đầu ngắn của Thanh nối có 2 lỗ hình chữ thập để định vị vào hộp thứ nhất.
  • Đầu dài có 7 lỗ và có các con số 10 12 14 16 18 20 để tạo ra khoảng cách các khe hộp theo tính toán của kỹ sư kết cấu
  • Trên mặt hộp được khoét lõm có 4 gờ hãm chống bung, trượt và 2 chốt hình chữ thập. ️2 lỗ trên thanh nối được xập vào 2 chốt hình chữ thập trên mặt hộp có tác dụng chống xoay và chống bung khi bơm bê tông vào Thanh nối hoặc khi 1 trong 2 hộp có dịch chuyển.

 Với cấu tạo đặc biệt của 2 chốt chữ thập trên mặt hộp và các lỗ chữ thập trên Thanh nối thì luôn giữ được các hộp đảm bảo khoảng cách thiết kế; luôn thẳng hàng và tạo thành hệ lưới hộp vững chắc và ổn định trong quá trình đi lại và thi công.

Thanh nối Hộp Ubot

8 –  HỘP UBOT GÂN GUỐC NHƯ MA TRẬN

Với Hộp nhựa Ubot – Uboot Beton thì gân lồi và lõm đều nhằm mục đích tạo ra hệ xương chịu lực và truyền tải trọng đều lên các chân hộp trong quá trình đi lại và thi công.

Hệ gân càng dày càng chắc thì mặt hộp càng mỏng và giảm được khối lượng nguyên liệu của hộp nhựa.

Các gân này cần cao và liên kết giữa gân và thành hộp phải vát lên để tránh liên kết có kết thúc cục bộ dễ gây rạn vỡ tại vị trí liên kết này.

Hộp mỏng khối lượng hộp nhẹ hơn nhưng rủi do khi có lô nhựa tái chế giòn. Do vậy trong quá trình lựa chọn hạt nhựa tái chế cũng cần có sự lựa chọn kỹ lưỡng. Thường thì quá trình chọn nhựa tái chế chỉ có đơn vị cung cấp mới hiểu quy trình này. Do vậy, CDT hãy lựa chọn các đơn vị cung cấp giải pháp uy tín, có kinh nghiệm để đảm bảo tối ưu kết cấu, hiệu quả và chi phí cho công trình.

Hệ gân hộp Ubot

Sau 12 năm được chuyển giao về Việt Nam thì Sàn phẳng Ubot – Uboot beton đã đượcc cải tiến rõ rệt về cấu tạo và công năng sử dụng, phù hợp với tất cả các loại hình công trình ở Việt Nam, đưa giải pháp Sàn phẳng không dầm lên một tầm cao mới và là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều đơn vị Tư vấn thiết kế – Chủ đầu tư hoặc các đơn vị tổng thầu thi công.

  • Tính đơn giản: Đơn giản hơn nhiều trong thiết kế, trong thi công
  • Tính đại chúng: Công trình nào, loại hình nào, ở đâu cũng đều dùng được kể cẩ các ngõ ghách, hay sâu xa, vùng cao hay đảo.
  • Tính bền vững: Là vật liệu tái chế thân thiện và bền vững với môi trường..
  • Tính kinh tế và hiệu quả: Giải pháp đem lại hiệu quả cao về kinh tế, về tiến độ,
  • Tính mới: Cách âm và cách nhiệt tốt hơn

Đến nay thì Sàn phẳng Ubot – Uboot Beton được khẳng định và dần đi sâu vào tiềm thức của các đơn vị thiết kế, thi công và Chủ đầu tư. Được đón nhận ở mọi nơi từ Trung ương tới địa phương LPC hy được liên kết và hợp tác với các đơn vị trên cả nước với mong muốn đem giải pháp Sàn phẳng Ubot trở thành giải pháp phổ biến – được ứng dụng rộng rãi hơn nữa trong cộng đồng xây dựng và mang lại giá trị hơn cho cộng đồng.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.