Search

GIÁ THÉP TĂNG CHÓNG MẶT- BỨC THIẾT CẦN CÓ GIẢI PHÁP BỀN VỮNG CHO NGÀNH XÂY DỰNG

Giá thép tăng chóng mặt trong suốt gian vừa qua và chưa có dấu hiệu dừng lại

Báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam về tình hình thị trường thép tháng 3/2021 và quý 1/2021 nhấn mạnh: Các dự báo trước đó nói rằng, giá thép sẽ chỉ tăng tối đa là hết quý 2/2021. Nhưng hiện tại, mọi thứ đang thay đổi, nhiều dự báo đang điều chỉnh về thời gian giá thép có thể tăng hết quý 3/2021 khi nhìn vào những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, EU và nhiều thị trường lớn khác. Trong nước, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép Quý I/2021 tăng khá cao so với những nhận định trước đó.

Những công trình xây dựng đã ký thầu từ trước Tết không lường trước giá thép tăng phi mã như vậy nên gặp khó, các dự án nhà ở trong khu dân cư đã nhích lên theo.

Giá thép tăng cao kéo theo giá vật liệu tăng như gạch, đá, cát, gỗ, ống nhựa, dây điện, bê tông tươi… đã nhanh chóng tác động đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng và bất động sản. Các chủ đầu tư không phải vốn nhà nước đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định không thời điểm ở thời điểm ký (trừ trường hợp bất khả kháng) nên các nhà thầu phải tự giải quyết sự thâm hụt này. Các nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ mất toàn bộ lợi nhuận thi công, thậm chí là phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến.

Giá thép tăng cao, nhà thầu “khốn đốn”

Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) vừa có văn bản số 22/VACC kiến nghị Văn phòng Chính phủ chỉ đạo sớm các Bộ ngành liên quan kiểm tra triệt để nguyên nhân khiến giá thép tăng đột biến trong thời gian qua.

Giá thép tăng chóng mặt, bức thiết cần có giải pháp bền vững cho ngành xây dựng
Công văn số 22/VACC ngày 19/04/2021

Theo Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, các nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ vỡ trận, phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến trong quý I/2021, đặc biệt ở tháng 4.

Việc giá thép tăng là do thời gian qua giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, than tăng. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch cũng giúp hoạt động xây dựng được đẩy mạnh và nhu cầu thép tăng.

Giá vật liệu tăng, giá nhà lại tăng. Các công trình xây dựng, nhất là các công trình nhà ở của người dân bị ảnh hưởng. Các dự án chung cư chào bán ra thị trường cũng đang đối diện với nguy cơ tăng giá.

Theo các doanh nghiệp, khi giá cả tăng đột biến, vượt quá chi phí dự phòng cũng sẽ ảnh hưởng đến vùng giá BĐS CĐT đưa ra thị trường. Bản thân chủ đầu tư cũng phải cân đối để đảm bảo lợi ích giữa nhà thầu để giúp sản phẩm đưa ra thị trường đúng theo tiến độ đã cam kết với người mua. Nếu giá cả vật liệu cứ tăng tiếp, người mua sẽ là người mua nhà cuối cùng phải chịu.

Vậy Giải pháp nào cho tình trạng giá thép liên tục “nóng”?

Đứng trước hiện trạng giá thép tăng kéo theo giá vật liệu tăng một cách chóng mặt. Các đơn vị sản xuất, các nhà thầu phải tự tìm cho mình một hướng đi an toàn và bền vững. Thế giới vật liệu ngày càng đa dạng, nhưng chọn được loại vật liệu phù hợp với các công trình xây dựng, đảm bảo chi phí, kết cấu và kiến trúc công trình là một điều trăn trở với nhiều Chủ đầu tư.

Là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng và chuyển giao các công nghệ vật liệu mới, hiện đại tại Châu Âu và Việt Nam. LPC mong muốn sẽ đồng hành cùng các Chủ đầu tư trong các giải pháp mà chúng tôi đã và đang triển khai. Cùng LPC tham khảo những giải pháp vật liệu “xanh”, vật liệu bền vững cho các công trình.

1. Sàn phẳng Ubot – Giải pháp Vật liệu – Công nghệ “Xanh”

UBOT là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Sàn phẳng Ubot đã được LPC ứng dụng từ năm 2012 đến nơi Sàn phẳng Ubot được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình khác nhau và nhận được sự hài lòng của Chủ đầu tư.

Thông tin về giải pháp Sàn phẳng Ubot

https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/san-phang-ubot/

2. GRC (Glassfibre Reinforced Concrete) – Bê tông sợi nhẹ

Còn gọi là Bê tông Cốt sợi thủy tinh, được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn và phun bằng máy từ hỗn hợp cốt liệu mịn: xi măng, cát sạch, nước sạch, sợi thủy tinh kháng kiềm và các phụ gia hóa dẻo. Điều này giúp GRC có độ bền cao, tạo hình đa dạng, kiểu dáng đẹp và có màu sắc tự nhiên…Do đó, GRC thường được ứng dụng tại các công trình yêu cầu tính thẩm mỹ cao như: mặt dựng GRC, phào chỉ GRC, đầu cột GRC và các sản phẩm trang trí sân vườn, mỹ thuật.

UHPC (Ultra-High Performance Concrete – Bê Tông Tính Năng Cao Hay Bê Tông Cường Độ Siêu Cao) 

Là loại bê tông thế hệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại bê tông truyền thống xét về mặt cường độ cũng như độ bền. UHPC là một loại vật liệu bê tông composite gốc xi măng được tối ưu hóa các thành phần hạt cốt liệu với tỉ lệ nước/xi măng nhỏ hơn 0.25 dẫn đến sự giảm thiểu lỗ rỗng và làm mật độ  phân bố của các vi cấu trúc trở nên dày đặc Đồng thời sử dụng hàm lượng cốt sợi phân tán để tăng tính dẻo khi chịu kéo uốn.

3. Gạch không nung

Gạch không nung hay gạch bê tông bùn là vật liệu xanh thân thiện với môi trường được ưa chuộng. Gạch được trộn thêm sỏi, cát để tăng thêm độ chắc chắn. Tại Việt Nam, vật liệu này chiếm tỷ trọng sử dụng là 21% tổng các vật liệu trên thị trường và được cho là sẽ phát triển mạnh vì bền.

Gạch không nung là vật liệu xanh hứa hẹn phát triển trong tương lai

Chi phí cao hơn gạch nung đất sét nhưng tính theo tổng thể thì nó mang lại nhiều giá trị hơn như có thể cách âm, cách nhiệt, chống cháy, thoát ẩm, giảm được kết cấu cốt thép, thời gian thi công ngắn hơn, tiết kiệm được giá thành xây dựng. Gạch không nung còn giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.

4. Xốp cách nhiệt (XPS)

Đây là vật liệu làm từ chất dẻo PS, nó có ưu điểm cách nhiệt và chống lại lực nén, không thấm nước, bền lâu bởi được hàn kín và có bọt. Trọng lượng của xốp cách nhiệt khá nhẹ và dễ dàng mang vác.

Vật liệu xanh xốp cách nhiệt XPS chống thấm, bền lâu

Xốp cách nhiệt XPS có nhiều ưu điểm hơn xốp cách nhiệt ép, bề mặt đồng đều và tế bào lõm vào. Vật liệu này không mang lại chất độc nguy hiểm bốc hơi nào, không bị nấm mốc và ăn mòn, có thể tái sử dụng. Ngoài  ra, xốp cách nhiệt XPS còn giúp cách âm bên ngoài khá tốt nên được dùng trong nhà hàng, phòng vui chơi,…

5. BTLG – Khung Bê Tông Cốt Thép (BTCT) Lắp Ghép (Charpente Béton) 

Là hệ khung đỡ nhà xưởng bằng BTCT đúc sẵn, sử dụng bê tông cường độ cao và siêu cao ( từ 60Mpa trở lên) kết hợp với hệ cấp dự ứng lực để vượt nhịp lớn. Hệ móng, cột, dầm đều bằng bê tông và được lắp ghép ở hiện trường giúp giảm thời gian thi công.

6. LPC SMART – SÀN BÁN LẮP GHÉP – Giải pháp tiết kiệm chi phí

LPC Smart Là giải pháp xây dựng không mới. Nhưng cách làm cải tiến mới giúp giảm đáng kể thời gian thi công, tiết kiệm chi phí cốp pha và nhân công gia công đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và tiến độ cho Chủ đầu tư.

Giải pháp này rất hiệu quả cho các công trình nhịp nhỏ, nhà xây chen, liền kề, biệt thự v..v.., đảm bảo các yếu tố an toàn, nhanh, gọn, áp dụng dễ dàng và linh hoạt. Là một trong những giải pháp xanh thân thiện với môi trường

LPC Smart – 1

Thông tin chi tiết về giải pháp LPC – Smart:

https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/lpc-smart-san-ban-lap-ghep/

7. Tấm lợp sinh thái

Sử dụng vật liệu xanh tấm lợp sinh thái hay tôn sinh thái là nguyên liệu tái sinh tự nhiên, mang lại giá trị thẩm mỹ và chất lượng cao. 

Tấm lợp sinh thái có tính linh hoạt dẻo dai, trọng lượng nhẹ, kiểu dáng và màu sắc giống với ngói cải tiến, không bị ăn mòn bởi hóa chất, muối biển, kiềm, an toàn cho sức khỏe, cách âm, cách nhiệt tốt, giảm tiếng ồn từ bên ngoài, không cháy, thấm nước, chống va đập.

Tấm lợp sinh thái là vật liệu xanh có tính dẻo dai, không bị ăn mòn

Một số tấm lợp sinh thái hiện nay:

– Tấm lợp sinh thái Corrubit: Đây là dòng cao cấp nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, chất lượng tốt, chịu gió bão tốt, giá phải chăng.

– Tấm ngói Pháp Onduvilla: Đến từ Pháp, tấm lợp sinh thái được làm từ sợi tổng hợp và nhựa Bitum, có thể chống gỉ sét, cách được âm và nhiệt, chịu được sức gió mạnh.

– Tấm lợp sinh thái ONDULINE: Sản phẩm nhẹ, chống oxi hóa tốt, phù hợp với những nơi có nồng độ muối cao. 

Nhắc đến VLXD, người ta thường nghĩ ngay đến những vật liệu như: cát, sỏi, bê tông… Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong ngành xây dựng, những VLXD truyền thống đang dần được thay thế bởi vật liệu xây dựng mới, hứa hẹn đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho ngành Xây dựng. Việc sử dụng những vật liệu xây dựng mới này sẽ giúp con người giải quyết được nhiều vấn đề về quy trình thi công, chất lượng, độ bền, ngân sách và những tác động đến môi trường.

——Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction