Search

Các loại vật liệu xây dựng nào sẽ trở thành tương lai của ngành xây dựng?

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng thi công. Bên cạnh các loại vật liệu xây dựng truyền thống, sự phát triển của công nghệ hiện đại đã cho ra đời rất nhiều loại nguyên liệu mới với nhiều tính năng ưu việt. Liệu các sản phẩm này có thể thay thế hoàn toàn các dòng nguyên vật liệu cũ ? Đâu mới là hướng đi đúng đắn cho ngành xây dựng trong tương lai ? 

Vật liệu xây dựng là gì?

Hiểu một cách đơn giản, vật liệu xây dựng là bất cứ loại nguyên vật liệu dùng để  xây dựng các công trình. Bạn có thể dễ dàng nhận ra các vật liệu rất quen thuộc vẫn thường được sử dụng như gỗ, tre, bê tông cốt thép, sắt, xi măng….. Vật liệu xây dựng là thành phần cốt lõi trong mọi công trình, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến việc thi công thành hay bại. Sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp với dự án không chỉ giúp chủ thầu đạt được thành quả tốt mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí, hạn chế tác động xấu đến môi trường. 

Phân loại vật liệu xây dựng

Để hiểu rõ hơn và sử dụng tốt các loại vật liệu xây dựng, bạn cần biết cách phân loại chúng. Việc phân loại vật liệu thường dựa trên cơ sở nguồn gốc hình thành. Thông thường, có thể chia vật liệu xây dựng thành hai loại – truyền thống và hiện đại. 

Vật liệu xây dựng truyền thống: 

Vật liệu xây dựng truyền thống là những nguyên vật liệu đã tồn tại từ rất lâu, được đưa vào trong thi công các tòa nhà, đường sá, đồn trạm….Các vật liệu truyền thống được lấy trực tiếp từ thiên nhiên như tre nứa, gỗ, đá sỏi… đã cùng rất nhiều công trình sống mãi với thời gian. Bên cạnh đó, ngành xây dựng còn sử dụng những vật liệu thiên nhiên đã qua chế tác của con người như gạch đất nung, gốm, sứ…. Các vật liệu xây dựng truyền thống có độ bền lớn, tính linh hoạt cao nên vẫn luôn được ưu tiên sử dụng từ xưa đến nay.

Sử dụng gỗ trong thi công nhà ở

Tuy nhiên, sau một thời gian dài khai thác, sử dụng, các vật liệu truyền thống dần lộ ra yếu điểm của mình. Việc liên tục chặt phá rừng lấy gỗ làm nhà khiến hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Gạch nung, xi măng,… đều có những tác động xấu đến môi trường sống của con người. Việc ngành xây dựng tiếp tục phát triển, nhanh chóng đưa vào sử dụng những vật liệu xây dựng hiện đại, thân thiện với môi trường là xu hướng tất yếu không thể tránh khỏi. 

 Vật liệu xây dựng hiện đại:

Cùng với sự phát triển như vũ bão của tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng đang từng bước chuyển mình, đưa ra nhiều loại nguyên liệu hiện đại, khắc phục được những hạn chế vẫn còn tồn tại khi sử dụng các dòng sản phẩm cũ. Dưới đây là một số vật liệu xây dựng hiện đại đang được áp dụng tại Việt Nam và thế giới :

  • Hộp Ubot:

Hộp Ubot là hộp định hình tạo rỗng được làm từ nhựa tái chế Polyproylene dùng để cấu thành sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn. Hộp Ubot này đáp ứng được những yêu cầu rất khắt khe trong ngành xây dựng, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho nguyên vật liệu mà còn thân thiện với môi trường.

Sàn phẳng không dầm được khá nhiều người sử dụng ở thời điểm hiện tại.

Việc sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot mang lại nhiều hiệu quả tích cực về cả vấn đề chi phí lẫn kỹ thuật. Sàn nhẹ Ubot giúp giảm trọng lượng của hệ thống dầm sàn từ 10 – 30% so với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Hệ thống sàn nhẹ cho phép bạn dễ dàng nâng tầng, tối ưu hóa tiết diện và số lượng cột sử dụng. Chi phí của toàn bộ công trình có thể giảm từ 10 – 15% giúp nhà thầu tiết kiệm được ngân sách khi thi công. 

  • Gỗ ốp tường xanh:

Thay vì sử dụng các loại gỗ tự nhiên vừa khó vận chuyển vừa gây hại đén màu xanh của trái đất, các công trình hiện nay đã sử dụng gỗ ốp tường xanh để thay thế. Loại gỗ này được làm từ cành cây, nhánh cây tận thu ép vụn cùng với các chất kết dính bên trong. Sản phẩm có độ bền, tính linh hoạt cao, không sợ bắt lửa, mối mọt ảnh hưởng. 

  • Xốp cách nhiệt:

Xốp cách nhiệt có nhiều đặc tính vượt trội như cách âm, chống thấm, chống ẩm tốt và có độ bền cao. Xốp được làm bằng chất dẻo PS có trọng lượng nhẹ, không gây cản trở khi di chuyển, và đặc biệt là không tạo ra khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Xốp được ứng dụng nhiều trong xây dựng nhà cửa, các công trình giải trí….hiện nay

Nên sử dụng các loại vật liệu xây dựng nào trong tương lai

Xã hội ngày một văn minh hiện đại, nhu cầu con người tăng cao cũng kéo theo sự phát triển ngày một mạnh mẽ hơn của ngành xây dựng. Cùng với trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân toàn cầu, các công trình xây dựng trong tương lai hướng đến sử dụng những nguyên liệu hiện đại giúp tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường. Ubot beton, gỗ ốp tường xanh, xốp cách nhiệt,… cùng nhiều vật liệu tiên tiến hiện nay sẽ trở thành xu hướng tất yếu của ngành xây dựng và thay thế hoàn toàn những nguyên liệu truyền thống vốn còn nhiều bất cập từ trước đến nay. 

Vật liệu xây dựng xanh mở ra hướng đi mới cho ngành xây dựng trong tương lai

Việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng xanh sẽ góp phần giảm thiểu các vấn đề về ô nhiễm môi trường, giúp tối ưu các hạng mục trong quá trình xây dựng thi công. Hiện nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình đã dùng các loại nguyên liệu này để thay thế cho các vật liệu truyền thống. Đây là một sự thay đổi cần thiết, một xu hướng tất yếu của ngành xây dựng để theo đuổi các giá trị bền vững trong tương lai. 

TÁI CHẾ RÁC THẢI NHỰA KHÔNG CÒN LÀ BÀI TOÁN ĐAU ĐẦU NẾU ĐẦU RA LÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG NHẸ

Trong những năm gần đây, tác động của rác thải nhựa đối với môi trường đang ngày càng nghiêm trọng. Thói quen sử dụng túi nilon, nhựa dùng một lần của con người đang dần giết chết môi trường sống của chính họ. Bài toán tái chế rác thải nhựa chưa bao giờ cấp thiết và thách thức nhiều thế hệ đến vậy. Thế nhưng nếu đầu ra của bài toán tái chế rác thải nhựa là “vật liệu xây dựng nhẹ” thì câu chuyện lại khác !

Gánh nặng môi trường phát sinh từ…rác thải nhựa

Cách đây hơn 100 năm, Leo Hendrick Baekeland – một nhà hoá học người Mỹ gốc Bỉ đã phát triển loại nhựa đầu tiên được sản xuất hàng loạt có tên là Bakelite. Có lẽ chính ông cũng không thể ngờ rằng phát hiện của mình đã đặt một nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành nhựa trên thế giới, là tiền đề phát hiện ra Ni-lông, Polyethylene trọng lượng cao (HDPE), Polypropylene (PP)… Sự phát triển nhanh đến chóng mặt của các sản phẩm nhựa đem đến những tiện ích to lớn cho con người song cũng là cội nguồn đem lại những mối đe dọa trực tiếp tới trái đất và cuộc sống của chính họ.

Theo thống kê đến năm 2015, thế giới có khoảng 6,3 tỷ tấn rác thải nhựa được thải ra, trong đó chỉ có 9% được tái chế, 12% được xử lí bằng phương pháp đốt, 79% còn lại được xử lí bằng cách chôn lấp hoặc vứt trực tiếp ra môi trường. Để có thể phân hủy, túi nhựa phải mất tới 100 năm, còn chai nhựa mất tới 200 năm. Với nhịp sử dụng sản phẩm nhựa như hiện nay, dự kiến đến năm 2050 sẽ có khoảng 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc thải xuống đại dương. Số lượng rác thải nhựa khổng lồ ấy có thể tàn phá và gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường đất – nước – không khí của chúng ta.

Với 3260km bờ biển, Việt Nam là quốc gia với lợi thế tài nguyên biển rất lớn. Tuy nhiên, việc không kiểm soát và xử lí rác thải nhựa hợp lí đã khiến cho đường bờ biển dài trở thành một “điểm trừ” của Việt Nam trên bản đồ môi trường thế giới. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Việt Nam hiện đang thứ 4 trong danh sách các quốc gia thải nhiều rác ra biển nhất thế giới (với khoảng 1.8 triệu tấn/năm). Nếu không sớm tìm ra hướng đi đúng đắn cho vấn đề này, có lẽ “thứ hạng” này của chúng ta sẽ tiếp tục “được” nâng cao và tương lai “sống chung” với rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi.

Rác thải nhựa đang hủy hoại đại dương

Việc sử dụng và thải rác thải nhựa ra môi trường giờ đây là việc không hề hiếm gặp. Người ta chỉ mất một giây để vứt bỏ những rác thải nhựa đã qua sử dụng, nhưng những rác thải đó phải mất tới cả trăm, thậm chí cả nghìn năm mới có thể phân hủy. Và tác động mà chúng gây ra đối với Trái đất trong hàng trăm, hàng nghìn năm đó là không thể đo đếm và lường trước được. Bởi vậy, việc tìm ra một giải pháp để xử lý rác thải nhựa là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết!

Vật liệu xây dựng nhẹ: Hướng đi mới cho bài toán hóc búa “tái chế rác thải nhựa”

Với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đã có rất nhiều mô hình tái chế rác thải nhựa đạt được thành công. 

Những mô hình tái chế rác thải nhựa thành công trên thế giới !

Tại Cumbira, Anh, nhựa được tái chế thành chất liệu mới mang tên MR6 với mục đích làm thảm đường. Thảm đường  này có chất lượng tốt hơn 60% và tuổi thọ kéo dài gấp 10 lần so với các tuyến nhựa đường thông thường. Tại Nga, các nhà khoa học đã tái chế, ứng dụng công nghệ cao đưa rác thải nhựa thành nguyên liệu nền để thu được nguyên liệu xăng dầu.

Trong lĩnh vực xây dựng, người ta cũng bắt đầu nghiên cứu và đưa những giải pháp sử dụng vật liệu tái chế rác ứng dụng vào các công trình. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Công ty tái chế chất thải nhựa và cao-su Conceptos Plasticos đã hợp tác nhằm sử dụng nhựa thu gom từ các khu vực ô nhiễm để sản xuất gạch phục vụ cho xây dựng các lớp học tại khu vực Tây và Trung Phi. Theo Liên hợp quốc (LHQ), những viên gạch được sản xuất từ nhựa tái chế và có khả năng chống cháy, giá thành rẻ hơn 40%, nhẹ hơn 20% và có tuổi thọ dài hơn hàng trăm năm so các vật liệu xây dựng thông thường.

Gạch được sản xuất từ rác thải nhựa

Tại Việt Nam, bên cạnh các hoạt động như tổng thầu, tư vấn, giám sát xây dựng, hiện nay LPC cũng đang sở hữu nhà máy LPC Plastic – nơi sản xuất vật liệu xây dựng từ nhựa tái chế với dây chuyền sản xuất hiện đại. Mục đích đầu tiên của nhà máy chỉ là sản xuất vật liệu nhựa, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt từ nhựa tái chế với giá thành hợp lí, phục vụ cho các dịch vụ mà công ty cung cấp. Đến thời điểm hiện tại, LPC Plastic đã tự tin có khả năng sản xuất sản phẩm nhựa cho bất kỳ ngành nghề nào. Từ lĩnh vực xây dựng, công nghiệp ô tô…tới các ngành công nghiệp mũi nhọn khác. Một số sản phẩm tiêu biểu hiện đang được LPC sản xuất và phân phối trên thị trường có thể kể đến hộp định hình tạo rỗng UBOT; giải pháp sàn một phương LPDome; giải pháp bảo vệ cỏ Pratopratico…

Vật liệu xây dựng nhẹ: mở đường cho xu hướng “xây dựng xanh”

Có thể nói, vật liệu xây dựng nhẹ từ nhựa tái chế đang mở ra hướng đi mới cho ngành xây dựng: xu hướng Xây dựng xanh. Các số liệu thống kê cho thấy, các sản phẩm VLXD làm từ nhựa tái chế đạt chất lượng không hề thua kém, thậm chí là vượt trội hơn so với sản phẩm thông thường. Chúng không chỉ đem lại lợi ích kinh tế lớn mà còn góp phần giải quyết những mối lo ngại mà rác thải nhựa gây ra cho môi trường.

LPC tự hào là đơn vị sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm sản xuất từ nhựa tái chế đạt chuẩn chất lượng và tối ưu bài toán kinh tế cho khách hàng. Nổi trội nhất trong số đó có thể kể đến hộp định hình tạo rỗng Ubot – giải pháp Sàn phẳng nhẹ giúp tiết kiệm nguyên vật liệu cho những vùng bê tông không làm việc. Giải pháp này giúp công trình có thể giảm được từ 10% – 30% trọng lượng sàn; Tăng khả năng cách âm, cách nhiệt; Tiết kiệm 10%-15% tổng chi phí công trình đồng thời tiết kiệm chi phí lưu kho, vận chuyển, nhân công…

Sàn phẳng không dầm Ubot giúp tối ưu chi phí và thân thiện với môi trường

LPC luôn tin rằng, phát triển kinh tế luôn nên và luôn cần đi đôi với bảo vệ môi trường. Việc đánh đổi giữa lợi ích kinh tế với hủy hoại môi trường không bao giờ là sự lựa chọn đúng đắn. Bởi vậy, chúng tôi nỗ lực hết mình để nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm vừa đạt chuẩn chất lượng, vừa thân thiện với môi trường và áp dụng trong chính những công trình LPC thực hiện!

Vật liệu xây dựng mới – Nền tảng “Tái Tạo” ngành xây dựng

Nhắc đến VLXD, người ta thường nghĩ ngay đến những vật liệu như: cát, sỏi, bê tông… Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong ngành xây dựng, những VLXD truyền thống đang dần được thay thế bởi vật liệu xây dựng mới, hứa hẹn đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho ngành Xây dựng. Việc sử dụng những vật liệu xây dựng mới này sẽ giúp con người giải quyết được nhiều vấn đề về quy trình thi công, chất lượng, độ bền, ngân sách và những tác động đến môi trường.

Điểm tên một số vật liệu xây dựng mới hiện có trên thị trường

Sợi carbon balsa

Gỗ balsa được biết đến là một loại vật liệu vô cùng nhẹ nhưng lại rất cứng. Tuy nhiên, gỗ balsa rất khó để sản xuất, do đó vật liệu này có giá thành rất cao. Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã tạo ra một loại vật liệu composite (vật liệu tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau) với trọng lượng nhẹ chưa từng có mà độ cứng khó có thể thay thế được gỗ balsa.

Sợi carbon balsa thay thế cho gỗ balsa

Kết quả cuối cùng một sản phẩm có khả năng thay thế hoàn toàn các loại gỗ balsa không chỉ rẻ hơn, mà còn giúp loại bỏ các vấn đề mà cấu trúc gỗ thông thường có với các hạt không đều và khó khăn để sử dụng trong các kết cấu chính xác.

Bê tông màu xanh lá cây

Một nhóm nghiên cứu đến từ đại học Teknologi MARA tại Malaysia đã tạo ra một loại bê tông mới với tên gọi “Bê tông màu xanh lá cây” bằng phương pháp sử dụng cốt liệu thông thường cho bê tông trộn với chất thải phù hợp và các vật liệu tái chế khác. 

Bê tông màu xanh lá cây

Bê tông màu xanh lá cây vẫn đảm bảo chất lượng, độ cứng như bê tông thường, những tận dụng được những chất thải và vật liệu tái chế như tro bay, cốt liệu bê tông tái chế, nhôm sợi tổng hợp…góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Gạch block bê tông cốt liệu thực vật

Nguồn nguyên liệu sản xuất bê tông ngày càng khan hiếm. Nhiều nhà nghiên cứu đã tận dụng các loại cốt liệu của thực vật cỏ lau để chế tạo ra những loại gạch có khả năng cách nhiệt gấp ba lần các loại gạch thường, cách âm tốt và rất thân thiện với môi trường.

Gạch bê tông cốt liệu thực vật thân thiện với môi trường

Gạch block bê tông cốt liệu thực vật cỏ lau đáp ứng các yêu cầu về âm học với độ giảm tiếng ồn 54dB. Ngoài hiệu năng nhiệt và cơ học, việc sản xuất tại chỗ, vận chuyển ngắn cũng làm giảm các tác động của các tòa nhà được thi công đến môi trường, một trong những mục tiêu quan trọng của RBR 2020 (Quy định sự phát triển bền vững của công trình). 

Gạch block găm gỗ ép

Gạch block dăm gỗ ép được sản xuất bằng chất thải công nghiệp gỗ (như mùn cưa, dăm gỗ) thay thế cho cốt liệu cát, sỏi truyền thống.

Gạch block găm gỗ ép là sự lựa chọn mới cho công trình

Mùn cưa, dăm gỗ là những vật liệu có thể tái chế 100%. Vậy tại sao không thể sử dụng chúng để tạo nên những VLXD chất lượng? Bởi vậy, gạch block dăm gỗ ép đã ra đời và tận dụng được nguồn nguyên liệu đó. Khả năng có thể tái chế hoàn toàn và tính năng kỹ thuật của loại gạch này (về nhiệt, lửa, âm thanh) cũng rất nổi trội. Một ưu điểm khác là gạch block dăm gỗ ép phù hợp với yêu cầu của các quy định nhiệt trong tương lai. Các gạch block gỗ ép này chứa 28kg gỗ mùn cưa trong một mét vuông tường xây: một cái “bẫy” thực sự đối với khí CO2.

Điểm vượt trội của VLXD mới so với VLXD truyền thống

Việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng mới nhất vào xây dựng chính là một bước đột phá trong những năm gần đây. Chúng có nhiều ưu điểm nổi bật mang đến cho người sử dụng sau đây:

– Thân thiện với môi trường: những loại vật liệu mới này thường được chế tạo từ những chất liệu thực vật hay chất thải công nghiệp có sẵn trong tự nhiên. Vì thế, việc tận dụng những nguồn nguyên liệu này để tái chế này sẽ giúp cho môi trường được sạch đẹp, thông thoáng hơn.

_ Chất lượng vượt trội: Các số liệu thống kê cho thấy những VLXD mới hầu hết đều có chất lượng, độ bền, khả năng cách âm, cách nhiệt… cao hơn so với những loại VLXD cũ, giúp công trình đạt được chất lượng tốt nhất. 

– Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển: vật liệu xây dựng mới có trọng lượng nhẹ hơn vật liệu cũ, do đó dễ vận chuyển, khuân vác khi sử dụng.

_ Giải quyết bài toán kinh tế: Vật liệu xây dựng mới đa phần được sản xuất bằng những nguyên liệu là chất thải nhựa, chất thải xây dựng nên giá thành hầu hết sẽ rẻ hơn so với các loại VLXD thông thường, đồng thời làm giảm chi phí nhân công, vận chuyển… Bởi vậy, sử dụng VLXD mới là phương án tối ưu để giảm bớt chi phí xây dựng công trình.

VLXD mới – Mở đường cho sự thay đổi của ngành Xây dựng

Cùng với sự thay đổi về thực trạng và những nhu cầu của xã hội, các loại VLXD cũng dần phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của con người. Trước tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, ngành xây dựng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó khó khăn nhất là vấn đề cân bằng giữa phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Bởi vậy, các loại VLXD mới ra đời là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề cấp thiết này.

Công trình xây dựng từ VLXD xanh – Tương lai của ngành xây dựng

Các loại vật liệu xây dựng mới đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Với nhiều ưu điểm nổi trội, trong tương lai, chúng có thể thay thế toàn bộ các loại VLXD truyền thống. Chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng về những kiệt tác kiến trúc được xây dựng từ các VLXD mới, vừa mang lại giá trị kinh tế, giá trị nghệ thuật vừa thân thiện với môi trường!

BẤP BÊNH THỊ TRƯỜNG GIÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Vật liệu xây dựng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong ngành xây dựng, bởi vậy, những biến động về giá cả của vật liệu xây dựng luôn ảnh hưởng trực tiếp tới công trình. Trên thực tế, thị trường xây dựng thường khá “bấp bênh”, bất ổn và ẩn chứa nhiều nguy cơ…

Giá vật liệu xây dựng biến động mạnh 

Quý cuối của năm cũ và những tháng đầu năm mới luôn được xem như thời điểm “vào mùa” của thị trường vật liệu xây dựng, khi mà nhu cầu xây dựng của người dân tăng nhanh chóng. Đây cũng là lúc thị trường vật liệu xây dựng sôi nổi nhưng cũng nhiều biến động nhất. 

Trong giai đoạn này, thông thường nhu cầu vật liệu xây dựng sẽ tăng khoảng 15-20% so với các thời điểm khác. Bởi vậy, giá cả các mặt hàng cũng tăng lên đáng kể. Theo bà Phương, chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng tại TP Hồ Chí Minh, vào “mùa xây dựng”, giá vật liệu xây dựng đồng loạt tăng từ 5-20%, tùy từng loại mặt hàng. Tuy vậy, các cửa hàng vật liệu xây dựng lúc nào cũng đông đúc tại thời điểm này, bởi nhu cầu xây dựng của người dân rất cao, và họ sẵn sàng tốn thêm chi phí cho vật liệu xây dựng. 

Thị trường vật liệu xây dựng “bấp bênh” theo mùa

Tuy nhiên, sau khi mùa xây dựng đi qua, các loại vật liệu xây dựng có thể sẽ rơi vào tình trạng “ế ẩm”. Doanh số bán của hầu hết các mặt hàng từ sắt thép, xi măng, gạch ngói đến các mặt hàng trang trí nội thất… có thể giảm 50-60%.

Rất dễ để nhận ra sự chênh lệch đáng kể trong giá cả của các loại vật liệu xây dựng trong từng thời điểm. Sự bất ổn của thị trường chứa đựng rất nhiều nguy cơ cho khách hàng và cả doanh nghiệp kinh doanh. 

Nguy cơ thiệt hại đối với khách hàng – doanh nghiệp

Đối với khách hàng

Vào mùa cao điểm, khi giá vật liệu xây dựng tăng mạnh, khách hàng muốn có được nguyên vật liệu phục vụ cho công trình xây dựng phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn so với những thời điểm khác. Tuy nhiên, với tâm lí xây dựng “theo mùa” để tránh những tháng xấu, hoặc xây dựng vào cuối năm để đón năm mới của người Việt Nam, người tiêu dùng tuy “xót” nhưng vẫn sẽ bỏ ra một khoản tiền cho vật liệu xây dựng. Điều này rõ ràng ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, và gián tiếp tác động đến nền kinh tế.

Đối với doanh nghiệp

Vào những thời điểm thị trường vật liệu xây dựng gặp phải tình trạng “xuống dốc”, các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp phân phối gặp phải rất nhiều nguy cơ. 

Ông Nguyễn Văn Chinh, chủ doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cho biết: Trong thời điểm này khối lượng công việc giảm mạnh, bởi số lượng đơn hàng không nhiều, công với việc các chủ đầu tư giãn tiến độ công trình. Trong khi đó, máy móc, dây chuyền sản xuất… có được chủ yếu từ nguồn vốn vay. Tình trạng “đóng băng” thị trường kéo theo việc nhiều nhân công phải tạm nghỉ do thiếu việc làm.  

Ngoài ra, các cửa hàng phân phối vật liệu xây dựng cũng gặp phải tình trạng hàng hóa tồn kho, không thể tiêu thụ được. Điều này sẽ dẫn đến lỗ nặng cho các chủ cửa hàng trong thời gian đó, đồng thời, hàng hóa để lâu ngày có thể dẫn đến giảm sút chất lượng, khó có thể tiêu thụ trong tương lai. 

Thị trường vật liệu xây dựng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Dự đoán thị trường vật liệu xây dựng năm 2020

Đối với diễn biến thị trường vật liệu xây dựng năm 2020, theo đánh giá của các chuyên gia, các loại vật liệu xây dựng đều có xu hướng tăng cao hơn so với năm 2019. 

Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá vật liệu xây dựng năm 2020 bao gồm: 

Giá nguyên liệu đầu vào: Dự kiến năm 2020, giá nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng hơn so với năm 2019. Các yếu tố ảnh hưởng chính là các vấn đề liên quan kinh tế, bao gồm vấn đề về thuế đối với sản phẩm thép; đồng thời cát, đá là vật liệu tự nhiên cũng đang ngày càng khan hiếm. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến giá vật liệu xây dựng.

Mật độ xây dựng: Nguồn tiêu thụ chính của các loại vật liệu xây dựng phụ thuộc chặt chẽ với mật độ xây dựng. Đánh giá thị trường bất động sản 2020, các chuyên gia cho biết năm nay thị trường này sẽ có nhiều khởi sắc, nhiều dự án đầu tư mới. Đồng thời, các dự án về cơ sở hạ tầng vẫn có xu hướng tăng. Các yếu tố này phản ánh cung cầu của vật liệu xây dựng, báo hiệu nguồn cầu sẽ tăng thêm đáng kể so với năm 2019. 

Nhu cầu xây dựng tăng mạnh trong năm 2020

Những tác động của thị trường dẫn đến các sản phẩm vật liệu xây dựng có chiều hướng tăng giá đồng loạt, trong đó nổi bật là 3 loại vật liệu chủ chốt: 

Cát: Cát là vật liệu tiên quyết trong việc xây dựng bất kỳ công trình nào. Và theo như tình hình trước mắt thì nhiều công trình lớn đã không ngừng mọc lên để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày một đang tăng cao. Trong khi đó, tổng trữ lượng cát khai thác được tính đến năm 2020 rất thấp không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, nguồn tài nguyên cát ngày càng cạn kiệt nên dự báo giá cát năm 2020 tăng mạnh là điều hoàn toàn có cơ sở. Để giải quyết vấn đề này, cát nhân tạo được sử dụng để thay thế cát tự nhiên. Song, vẫn chỉ có một số ít địa phương thực hiện việc này nên chưa đem lại hiệu quả cao.

Xi măng: Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong việc xây dựng các công trình. Song, hiện nay đang có hiện tượng các doanh nghiệp di dời toàn bộ nhà máy, trạm trộn, trạm nghiền xi măng ra khỏi thành phố khiến cho số lượng xi măng sản xuất ra trở nên ít đi. Hay nói cách khác, sự di dời toàn bộ nhà máy xi măng đã dẫn đến tình trạng khan hiếm xi măng, bởi vậy, giá xi măng tăng trong năm 2020 và cả những năm tiếp theo là không thể tránh khỏi

Thép: Sắt thép được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng công nghiệp và dân dụng bởi nhiều tính năng tốt mà chúng mang lại. Sự có mặt của sắt thép đã giúp cho công trình không những mang vẻ đẹp vững chắc, khả năng chống cháy cực cao mà còn nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. 

Tuy nhiên, với những chính sách xuất nhập khẩu mới của ngành kim ngạch trong và ngoài nước đã làm cho việc nhập khẩu sắt thép cũng như là nguyên liệu về lõi sắt, phôi sắt trở nên khó khăn làm cho vấn đề tăng giá sắt xây dựng trong năm 2020 là điều tất yếu.

Cân đối chi phí vật liệu xây dựng

Trước tình trạng giá vật liệu xây dựng bấp bênh, không có tính ổn định như hiện nay, bài toán bình ổn giá trên thị trường vật liệu xây dựng là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Các lực lượng chức năng cần triển khai những giải pháp siết chặt quản lý thị trường, tránh tình trạng “đội giá” vật liệu xây dựng. Nhưng trước tiên, để tránh những thiệt hại trực tiếp đến chi phí dành cho công trình, mỗi chúng ta hãy trở thành một “khách hàng thông thái” khi lựa chọn thời điểm xây dựng công trình, các loại vật liệu xây dựng và nhà phân phối.