Search

Kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là giải pháp thi công hiện đại mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây. Cũng chính vì điều đó mà nhiều nhà thầu gặp khó khăn trong các giai đoạn thi công sàn phẳng không dầm. Vậy nên trong bài viết này, LPC sẽ bật mí một số kinh nghiệm giúp nhà thầu có thể đạt chỉ tiêu thi công với loại sàn hiện đại này.

san-phang-khong-dam-1
Sàn phẳng không dầm

Sàn là cấu trúc quan trọng của công trình

Một công trình đa số có cấu trúc cơ bản bao gồm 3 phần: Phần móng, phần khung và phần mái. Quy trình thi công 3 phần này diễn ra tuần tự theo một thứ tự nhất định. Bắt đầu từ phần móng, phần khung và kế tiếp là thi công phần mái sàn.

Thi công sàn mái phải đảm bảo tuân theo quy trình nhất định từ khâu chuẩn bị đến khi hoàn thiện. Trước kia, người ta thường áp dụng giải pháp thi công sàn mái có dầm nhưng ngày nay, sàn phẳng không dầm được ưu tiên hơn cả. Bởi nó mang đến nhiều lợi ích về mặt kinh tế, kỹ thuật xây dựng và thẩm mỹ cho công trình của bạn. 

Kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm

Thi công sàn không dầm được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện hơn so với loại sàn có dầm truyền thống. Mặc dù vậy, do mới xuất hiện ở Việt Nam nên nhiều nhà thầu vẫn gặp khó khăn khi thi công loại sàn này. Việc thiếu kinh nghiệm trong thi công sẽ khiến công trình của bạn dễ gặp phải trục trặc ngoài ý muốn.

Vậy nên khi thi công sàn phẳng không dầm, hãy chú ý tới một số điều dưới đây. 

1. Kiểm tra cốp pha sàn mái

Công đoạn chuẩn bị cốp pha cho quá trình thi công đổ bê tông sàn mái phải đảm bảo được ghép nối theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đo đạc chính xác vị trí đặt cốp pha, cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, kín thít chống mất nước khi đổ bê tông. Đồng thời kiểm tra độ vọng, cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau.

Cốt thép phải đảm bảo các tiêu chí: chủng loại, vị trí, số lượng, mật độ thép, chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế, làm sạch, đánh rỉ thép.

san-phang-khong-dam-2
Cốp pha sàn mái

2. Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn mái

– Chuẩn bị nhân lực đầy đủ cùng các trang thiết bị máy móc đảm bảo cho quy trình đổ bê tông. Trước khi tiến hành thi công, phải vận hành máy trước để kiểm tra máy móc có bị lỗi gì không.

– Tính toán trước thời gian đổ bê tông để đảm bảo các công đoạn diễn ra đúng quy trình, đồng thời giúp người quản lý chủ động hơn trong việc thi công.

– Tính toán thật kỹ mặt bằng thi công đổ bê tông

– Tiến hành dọn dẹp, làm sạch cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông.

– Đảm bảo an toàn lao động là yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ công trình xây dựng nào, đặc biệt là khi đổ bê tông trên độ cao mái. Nhà thầu cần phải liên tục theo dõi, đốc thúc công nhân làm việc an toàn, đúng quy trình. Tuyệt đối không làm tắt bỏ qua quy trình, vừa gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, vừa khiến họ gặp phải nguy hiểm.

3. Quy trình đổ bê tông sàn phẳng không dầm

Quy trình đổ bê tông sàn phẳng không dầm thực hiện nhanh chóng, không phức tạp, không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Sau khi cố định vị trí của cốp pha, bắt đầu tiến hành đổ bê tông vào sàn. Đổ từ từ, liên tục, không nghỉ giữa chừng để tránh xảy ra sự cố. Cách đổ bê tông cho sàn phẳng cũng tương tự giống sàn có dầm truyền thống. 

san-phang-khong-dam-3
Sàn phẳng

Sau khi đổ bê tông lên cốp pha, công nhân tiếp tục đầm gạt mặt xong. Chờ cho bê tông hay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại thêm một lần nữa. Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy vết lõm ướt thì bê tông vẫn có thể đầm được. Nếu thấy dính không tạo thành vết lõm hoặc nổi nhiều nước thì còn sớm. Nếu bê tông lõm khô thì sẽ se lại không đầm thêm được. Khi trời nắng tốt, sau 2 giờ đầm lại sau khi đầm lần đầu, trời mát thì  sau 4 giờ đầm lại.

Trường hợp có nước nổi trên bề mặt thì rắc thêm một lớp bột xi măng mỏng, đều lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho thật phẳng. Việc đầm lại có tác dụng tăng cường đọ chặt của bê tông cho khả năng chống thấm tốt, đồng thời tăng cường độ bê tông tuổi 28 ngày lên 10 -15%.

Mặt sàn được chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2m. Yêu cầu khi đổ phải thực hiện theo đúng quy trình, đổ xong một dải mới sang dải tiếp theo. 

Quá trình thi công phải đề phòng trời mưa và chuẩn bị phương tiện che chắn nếu có mưa. Đang thi công gặp mưa không được thi công tiếp mà phải đợi cho cường độ bê tông đạt đến 25 daN/cm2 thì mới được thi công tiếp. Mới đổ bê tông xong phải che chắn, chống bụi hoặc trời mưa ẩm ướt.

san-phang-khong-dam-4
Thi công sàn Ubot

Một số giải pháp sàn không dầm phổ biến hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, sàn bóng, sàn Ubot, sàn S-VRO là 3 loại sàn không dầm được ứng dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng, Mỗi loại sàn đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Sàn bóng có thể giảm trọng lượng bê tông lên tới 35% nhưng lại khó định vị do bề mặt tròn của bóng.  Sàn S-Vro giá thành rẻ hơn các giải pháp khác nhưng gây bất tiện, khó khăn trong quá trình di chuyển. Còn lại, sàn Ubot được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn khi kết hợp được những ưu điểm về mặt kinh tế lẫn thi công kỹ thuật. 

Việc lựa chọn giải pháp nào tối ưu còn tùy thuộc vào đặc điểm công trình mà bạn muốn thi công. Chẳng hạn như đối với những công trình có địa hình khó di chuyển thì không nên chọn sàn S-Vro. Mặc dù loại sàn này chi phí thi công rẻ hơn nhưng lại khó vận chuyển, gây mất thêm nhiều nhân lực và thời gian. Thay vào đó, sàn Ubot có nguyên liệu nhẹ, có thể chồng xếp lên nhau, dễ dàng vận chuyển mà không cần dùng đến máy móc hỗ trợ. Vì vậy, việc lựa chọn sàn Ubot là phù hợp nhất.

san-phang-khong-dam-5
Giải pháp sàn không dầm ubot

Kết luận

Quá trình đổ bê tông đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thi công các công trình. Bởi nó trực tiếp quyết định chất lượng, độ bền của công trình sau này.

Những nguyên tắc đổ bê tông đúng kỹ thuật trên đây sẽ giúp các nhà thầu xây dựng tạo ra sản phẩm cấu kiện bê tông chất lượng nhất, thực hiện thi công an toàn, hiệu quả và đảm bảo kỹ thuật cao nhất. Tuân thủ những nguyên tắc thi công sàn phẳng không dầm trên đây để tránh tình trạng các công trình thi công “chưa xây đã hỏng”, đảm bảo an toàn xây dựng và đúng kỹ thuật, đặc biệt là đối với các công trình giao thông.

Qúy Khách hàng cần tư vấn chi tiết hơn về Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot vui lòng để lại SĐT để Đội ngũ kỹ sư của LPC liên hệ tư vấn, hỗ trợ miễn phí. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết!

So sánh độ dày sàn không dầm với sàn có dầm truyền thống

Độ dày sàn không dầm với sàn truyền thống là vấn đề được nhiều Chủ Đầu tưu và khách hàng quan tâm. Sàn không dầm là giải pháp xây dựng xanh đã được nghiên cứu và triển khai tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng một trong những nước kế thừa những thành tựu của công nghệ sàn không dầm. Tuy nhiên, với nhiều người, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ. Vậy độ dày sàn không dầm là bao nhiêu? Khác gì với sàn có dầm truyền thống? Trong bài viết này, LPC sẽ giúp bạn tìm hiểu!

do-giay-san-khong-dam
Độ dày sàn không dầm

Độ dày sàn không dầm bao nhiêu là hợp lý?

Độ dày sàn không dầm ở mỗi công trình kiến trúc khác nhau thì nó sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Độ dày sàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Chiều cao của công trình kiến trúc.
  • Tải trọng của công trình kiến trúc
  • Kích thước nhịp
  • … Và một số yếu tố khác

Vì vậy, để xác định được độ dày sàn không dầm bao nhiêu là hợp lý, trước tiên ta cần phải nắm rõ được các yếu tố trên. Sau đó tính toán kỹ lưỡng để đưa ra kết quả chính xác.

Trong ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay, có những công trình độ dày sàn không dầm độ dày khá mỏng, chỉ 180mm, 230mm, 280mm. Còn một số công trình lớn hơn thì sàn không dầm dày hơn từ 340mm, 390mm, 450mm.

Đối với các công trình ít tầng, trọng tải toàn thân nhẹ thì sàn không dầm độ dày 180mm là đủ. Nếu áp dụng độ dày quá lớn sẽ tốn thêm nguyên vật liệu, dẫn đến chi phí công trình tăng. Còn các công trình trung tâm thương mại, bệnh viện, chung cư nhiều tầng… thì sàn phải có độ dày lớn để đảm bảo chất lượng, độ bền bỉ.

So sánh độ dày sàn không dầm với sàn có dầm truyền thống

So với sàn có dầm truyền thống, loại sàn không dầm đã giảm được 50% độ dày. Quan sát hình vẽ dưới đây sẽ là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

do-giay-san-khong-dam-2
So sánh sàn dầm và sàn không dầm

Rõ ràng, việc loại bỏ dầm trong sàn đã giảm được lượng cốt thép lớn, khiến cho chiều dày của sản cũng giảm theo. Sàn không dầm sử dụng vật liệu nhựa tái chế để thay thế vào khoảng trống đó. Tất nhiên trên lý thuyết, vật liệu làm từ nhựa nhẹ hơn rất nhiều so với bê tông cốt thép. Vì vậy trọng lượng của sàn cũng được giảm đáng kể.

Ví dụ như trong một công trình, nếu được ứng dụng sàn dầm, chiều cao tổng thể của tầng là 3.4m thì trong đó dầm và sàn trên đã chiếm tới 0,6m. Nghĩa là không gian tầng giảm xuống còn 2.8m. Mặt khác, nếu ứng dụng sàn không dầm với cùng một chiều cao tầng 3.4m, sau khi đã trừ đi chiều dày của sàn thì không gian tầng còn lại là 3.2m.

Vậy rõ ràng, áp dụng 2 giải pháp xây dựng vào một công trình 3.4m cụ thể, ta thấy được sàn không dầm tiết kiệm 0.4m chiều cao so với sàn có dầm truyền thống. Con số chênh lệch này khá lớn, đối với những công trình kiến trúc nhiều tầng thì việc ứng dụng sàn không dầm sẽ giúp tăng thêm số tầng chức năng. 

Khả năng chịu lực của sàn không dầm so với sàn có dầm truyền thống?

Với độ dày sàn không dầm chỉ bằng 70% – 80% so với sàn có dầm truyền thống, nhiều người nghi ngờ về khả năng chịu tải trọng của sàn không dầm. Kết cấu sàn mỏng liệu có gây nguy hiểm gì cho công trình hay không? Câu trả lời là KHÔNG.

do-day-san-khong-dam-3
Sàn không dầm

Sàn không dầm đã được nghiên cứu và triển khai ở những quốc gia hàng đầu trên thế giới. Các nghiên cứu ấy đều chỉ ra rằng, độ chịu lực của sàn không dầm gấp đôi sàn có dầm truyền thống.

Đó là lý do tại sao những công trình nhiều tầng, trọng tải lớn được khuyến cáo ứng dụng giải pháp xây dựng hiện đại này. Vừa có tác dụng làm giảm khối lượng toàn thể của công trình, giảm nguyên vật liệu, lại vừa tăng khả năng chịu tải trọng, chịu lực tác động cho công trình. Đã có rất nhiều công trình tại Việt Nam ứng dụng thành công sàn không dầm, tối ưu hóa không gian kiến trúc.

Những ưu điểm vượt trội của sàn không dầm

– Ứng dụng rộng rãi: Sàn không dầm được ứng dụng rộng rãi ở khắp các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore… Tại Việt Nam, công nghệ này đã được áp dụng vào những công trình kiến trúc nổi tiếng như trung tâm thương mại, bệnh viện, khu chung cư cao tầng..

Tuy nhiên, sàn không dầm lại chưa được phổ biến ở các hộ dân. Nhà nước ta đang khuyến khích các công trình nên ứng dụng giải pháp xây dựng xanh này để bảo vệ môi trường. Trong khoảng thời gian sắp tới, chắc chắn sàn không dầm sẽ trở lên quen thuộc hơn với nhiều người.

do-day-san-khong-dam-4
Độ dày sàn không dầm

– Tiết kiệm chi phí: Thi công sàn không dầm khá đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm nhân lực cũng như nguyên vật liệu, đẩy nhanh tiến độ công trình. Bao nhiêu đó thôi cũng đã giúp nhà thầu tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. 

– Tối ưu không gian: Như đã đề cập ở trên, sàn không có chiều dày chỉ bằng 50% chiều dày của sàn có dầm truyền thống. Nhờ vậy mà chiều cao tầng được tiết kiệm hơn rất nhiều. 

-Vật liệu xanh: Vật liệu được sử dụng trong sàn không dầm là những hộp được làm từ nhựa tái chế, rất an toàn, thân thiện với môi trường. Vật liệu xanh thay thế cho những vật liệu xây dựng truyền thống, mang đến nhiều lợi ích cho xã hội.

– Khả năng vượt nhịp lớn: Sàn không dầm là công nghệ thi công tấm sàn phẳng, rỗng theo 2 hướng không dầm. Khả năng vượt nhịp lên tới 20m.

– Khả năng cách âm hoàn hảo: Âm thanh khó truyền đi hơn trong môi trường khác chất liệu. Nếu như sàn có dầm truyền thống chỉ có chất liệu bê tông, âm thanh dễ chuyền đi hơn, thì sàn không dầm sử dụng những hộp nhựa rỗng bên trong bản sàn, giúp ngăn cản sự truyền đi của  âm thanh. Vì vậy, sàn không dầm có khả năng cách âm cực kỳ hiệu quả.

do-day-san-khong-dam-5
Thi công sàn không dầm

– Khả năng chống động đất: Vật liệu xanh sử dụng trong sàn không dầm có tác dụng thay thế lượng bê tông khá lớn. Nhờ vậy mà tải khối lượng toàn bộ công trình được giảm xuống đáng kể, khả năng chống động đất tốt hơn so với những giải pháp xây dựng khác.

– Thi công nhanh chóng, dễ dàng: Quy trình thi công sàn không dầm diễn ra nhanh chóng, rút ngắn khá nhiều thời gian. Do sàn cần ít lượng bê tông hơn nên thời gian tháo dỡ cốp pha nhanh hơn, công trình hoàn thiện, kết thúc sớm hơn.

Với những ưu điểm ở trên, sàn không dầm xứng đáng là giải pháp xây dựng xanh đáng được ứng dụng nhất hiện nay. Có rất nhiều công trình lớn ở nước ta đã được xây lên từ công nghệ sàn không dầm. Và hiệu quả, lợi ích mà giải pháp này mang lại cho công trình là vô cùng ý nghĩa. 

Chắc chắn trong tương lai, giải pháp này sẽ còn được ứng dụng phổ biến hơn tại những công trình hộ dân. Nếu có nhu cầu tìm hiểu về báo giá hay độ dày sàn không dầm, hãy liên hệ với LPC để được tư vấn chi tiết!

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Làm thế nào để quản lý chất lượng một công trình sàn phẳng không dầm?

Sàn phẳng không dầm là công nghệ mới đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành xây dựng hiện nay. Loại sàn này ra đời đã khắc phục được những điểm hạn chế của sàn dầm truyền thống. Trong bài viết này, LPC sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin về sàn phẳng không dầm và một số lưu ý khi giám sát công trình ứng dụng sàn phẳng không dầm.

san-phang-khong-dam-1
Vai trò của sàn phẳng không dầm

Vai trò của sàn phẳng không dầm với ngành xây dựng tại Việt Nam

Công nghệ vật liệu và quan niệm tính toán kết cấu cũng như quan điểm kiến trúc ngày càng có nhiều đổi mới. Trong những thập niên gần đây, ngành xây dựng phát triển nhằm thay đổi những hình thức kết cấu cơ bản cột dầm sàn bằng những loại kết cấu mới cải tiến hơn. 

Loại sàn phẳng không dầm kế thừa phương thức tính toán sàn theo lý thuyết cổ điển, thay thế những phần, vùng sàn không chịu lực bằng các loại vật liệu tái chế. Mục đích là để tối ưu hiệu quả thi công và mang lại nhiều lợi ích khác như: Giảm trọng lượng của sàn, giảm chi phí xây dựng, đồng thời bảo vệ môi trường… Một trong những công nghệ sàn hiện đại được đề xuất là sàn phẳng không dầm. 

Sàn phẳng không dầm là giải pháp xây dựng xanh được ứng dụng trong những công trình kiến trúc lớn hiện nay. Giải pháp này vẫn đảm bảo các yêu cầu về khả năng chịu lực, tính ổn định của kết cấu.

Đặc biệt với bối cảnh hiện nay, với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tăng nhanh. Kèm theo đó là những đòi hỏi ngày càng cao về yếu tố thẩm mỹ và kỹ thuật. Ở các nước có ngành xây dựng phát triển như Mỹ, Nga…, đều ứng dụng kết cấu sàn phẳng không dầm rộng rãi. 

Ngoài ra, sàn không dầm cũng đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu như: Áo, Đan Mạch, Mỹ, Nga… Tiếp đó, Việt Nam là nước kế thừa các công nghệ này từ công trình nghiên cứu của các quốc gia phát triển. Đây cũng chính là cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi trong lĩnh vực phát triển sàn không dầm.

Có một số công trình của nước ta đã được ứng dụng sàn không dầm. Chẳng hạn như: 

  • Chung cư Licogi 13 Thanh Xuân, Hà Nội gồm 27 tầng nồi, 3 tầng hầm 
  • Tòa nhà 28A Lê Trọng Tấn (năm 2010, Hà Đông, Hà Nội gồm 28 tầng nổi, 2 tầng hầm với 25.000nỶ sàn)
  • Chung cư cao cấp Ocean ViewManor (năm 2010, Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu gồm 24 tầng nồi, 1 tầng hầm với 30.129m sản)
  • Trung tâm thương mại Thanh Trì (nhịp 13,2m); Trụ sở Viettel số 1 Giang Văn Minh (nhịp 8,5m).

san-phang-khong-dam-2
Nhiều công trình ứng dụng sàn phẳng không dầm

Tuy nhiên hiện nay, việc thi công sàn không dầm ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều đơn vị còn chưa nắm bắt được công nghệ mới nên giải pháp này chưa phổ biến và phát hiển mạnh ở Việt Nam. Hiểu được điều đó, LPC đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sàn phẳng không dầm Ubot về Việt Nam nhằm đưa ngành thi công xây dựng lên một tầng cao mới.

Trên thực tế, LPC đã tự sản xuất, cải tiến chất lượng của sàn Ubot sao cho phù hợp với đặc điểm của các công trình xây dựng tại nước ta dựa trên tiêu chuẩn và Moduel từ Daliform.

Vấn đề đặt ra là phải làm sao để áp dụng các phương pháp đánh giá dựa trên các tiêu chí đặc trưng của công nghệ sàn phẳng không dầm. Mục đích chính để làm rõ phạm vi áp dụng mức độ công trình đưa lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế nhất. Một số phương pháp đánh giá được nghiên cứu như:

  • Phương pháp dùng một hệ chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với hệ chỉ tiêu bổ sung
  • Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo
  • Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp

san-phang-khong-dam-3
LPC là đơn vị chuyển giao công nghệ sàn phẳng không dầm Ubot tại Việt Nam

Cách để quản lý chất lượng một công trình sàn phẳng không dầm

Giám sát công trình sàn phẳng không dầm hiệu quả phải bắt đầu ngay từ khâu thiết kế

Trong khoảng thời gian này, các nhà thầu cần phải đảm bảo rằng tất cả những yêu cầu của bạn đều được thể hiện rõ ràng trên hồ sơ thiết kế cũng như chi phí dự toán không thay đổi với ngân sách. Nhìn chung thực tế có hai bản vẽ vô cùng quan trọng nhất bạn phải nắm rõ, bao gồm Hồ sơ thiết kế và Hồ sơ kỹ thuật:

– Hồ sơ thiết kế là bản vẽ dùng để thể hiện chi tiết các mặt đứng, mặt cắt và phối cảnh 3D của một công trình kiến trúc. Bạn nên yêu cầu KTS cung cấp mô hình 3D để người nhìn có thể hình dung rõ ràng sản phẩm thiết kế, thuận tiện hơn trong việc trình bày bản vẽ.

– Hồ sơ kỹ thuật là bản vẽ hoàn chỉnh nhất, bao gồm thể hiện chi tiết các hạng mục xây dựng (từ nguồn gốc, khối lượng, chủng loại, đơn giá….) được dùng để xác định chi phí và giá trị dự định của công trình. Bạn nên cẩn thận trong việc kiểm tra mục này vì chỉ cần mắc một chút lỗi về một trong các yếu tố trên thì ngay lập tức đơn giá vật tư đã có sự thay đổi khác biệt.

Tham khảo những nhà thầu và đơn giá từ nhiều nhà cung cấp tại địa phương nhằm mục đích chọn vật liệu phù hợp với yêu cầu thiết kế, giá cả lại hợp lý nhất. Nếu kỹ lưỡng, thực hiện chính xác trong giai đoạn này thì việc quản lý chi phí sẽ nằm trong tầm tay bạn.

san-phang-khong-dam-4
Quản lý chất lượng thi công sàn phẳng không dầm

Giám sát thi công công trình sàn phẳng không dầm và nghiệm thu từng công đoạn theo tiến độ thi công phần thô

Phần thô được xem là phần quan trọng bậc nhất, được làm hạng mục tiền đề, cốt lõi để hình thành và phát triển tất cả các hạng mục kế tiếp. Giám sát trong giai đoạn này như theo dõi tiến độ thi công, kiểm tra khối lượng vật liệu, chủng loại… cần diễn ra nhanh chóng. 

Cũng trong giai đoạn này, mâu thuẫn giữa KTS và nhà thầu sẽ xảy ra. Để hạn chế điều này, chủ nhà cần tạo ra hình thức kỷ luật giữa 3 bên và thông tin minh bạch trong suốt quá trình thiết kế, thi công, nghiệm thu. Một số chia sẻ của giám đốc Philippe Richard về cách làm rất sáng tạo của công ty:

“Công trình của chúng tôi tạo ra một nhóm liên lạc trên mạng xã hội, từng công đoạn có thể được nghiệm thu bằng hình ảnh cho tất cả các bên, giúp gia chủ yên tâm về công trình mọi lúc mọi nơi. Anh cũng có thể can thiệp kịp thời nếu có bất cứ vấn đề nào xảy ra. Ngoài ra, cuối công trình có video quay lại diễn tả toàn bộ quá trình xây dựng và gửi lại cho gia chủ.”

san-phang-khong-dam-5
Công trình sàn phẳng không dầm

Trong quá trình xây dựng công trình sàn phẳng không dầm, những tác động là yếu tố khiến bạn muốn thay đổi một phần nào đó của thiết kế. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, lời khuyên là hãy kiên định với những thứ ban đầu và đầu tư vào phần trang trí. Nếu có những lý do khách quan buộc phải thay đổi, hãy trao đổi với KTS và nhà thầu để cùng nhau tìm ra giải pháp hiệu quả nhất căn cứ vào tình hình thực tế.