Search
Công trình Imperia Sky Garden

Vật liệu xây dựng nhẹ – giải pháp tối ưu cho ngành xây dựng nước nhà

Nội dung

Sử dụng vật liệu xây dựng nhẹ, thân thiện với môi trường đang là định hướng chiến lược cho toàn ngành xây dựng tại Việt Nam. Sàn phẳng không dầm Ubot là một trong số những vật liệu thi công hiện đại hứa hẹn sẽ thay thế hoàn toàn bê tông cốt thép truyền thống và mở ra cánh cửa mới cho các công trình xanh trong tương lai. 

Vấn đề môi trường và sự ra đời của các loại vật liệu xây dựng nhẹ

Các tác động xấu đến môi trường từ rác thải xây dựng vẫn luôn là bài toán nan giải của toàn ngành, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu. Chỉ riêng trên thành phố Hà Nội, hiện nay có đến hàng nghìn công trình đang được thi công. Cùng với đó, lượng rác thải hàng ngày từ vôi vữa, bê tông, bao bì cùng nhiều vật liệu xây dựng khác không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm mất cảnh quan đô thị. Không chỉ vậy, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn cùng lượng khói bụi dày đặc cũng khiến người dân phải chịu các tác động xấu đến sức khỏe. Vấn đề đặt ra hiện nay chính là đưa ra các giải pháp xây dựng mới nhằm giải quyết các hạn chế vẫn còn tồn đọng khi thi công.

Việc đưa vào sử dụng các loại vật liệu xây dựng nhẹ giúp tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường là giải pháp mang tính chiến lược của toàn ngành xây dựng Việt Nam. Các loại vật liệu xây dựng nhẹ thường được làm bằng các nguyên liệu tái chế, sử dụng ít năng lượng trong vòng đời của mình. Một số vật liệu xây dựng nhẹ đang được sử dụng hiện nay có thể kể đến như Ubot, gạch đá bê tông xốp, gạch nhựa vinyl,….So với vật liệu xây dựng truyền thống, loại vật liệu hiện đại này có nhiều tính năng ưu việt hơn. Để hiểu rõ hơn lợi ích của việc sử dụng vật liệu nhẹ, mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết. 

So sánh vật liệu xây dựng truyền thống và vật liệu xây dựng nhẹ:

Xét tính kinh tế, các loại vật liệu xây dựng nhẹ có thể giúp chủ thầu tiết kiệm đến 20% tổng chi phí xây dựng so với các nguyên vật liệu truyền thống. Ngoài ra, việc này còn hỗ trợ cắt giảm thời gian thi công cùng số lượng nhân công. Các loại vật liệu truyền thống thường tiêu tốn khá nhiều thời gian trong việc vận chuyển và đòi hỏi cần có số lượng lớn nhân công để tiến hành xây dựng thủ công. Trong khi đó, các loại vật liệu xây dựng nhẹ lại tối ưu, linh hoạt hơn rất nhiều. 

Bên cạnh đó, sử dụng vật liệu nhẹ cũng giúp bảo vệ môi trường tốt hơn. Vật liệu nhẹ thường là vật liệu xanh thân thiện với môi trường, không gây hại đến sức khỏe con người. Các vật liệu truyền thống lại khai thác từ thiên nhiên, về lâu dài sẽ dần phá hoại hệ sinh thái. Có thể nói, việc đưa vật liệu nhẹ vào các công trình tại Việt Nam là bước đi đúng đắn, khoa học sẽ giúp ngành xây dựng ngày một phát triển hơn. Sàn phẳng không dầm Ubot là một trong những loại vật liệu không nhẹ đang được giới kỹ sư đánh giá cao và tin tưởng sử dụng. 

Sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot trong các công trình tại Việt Nam

  • Sàn phẳng không dầm Ubot là gì ?

Ubot là một loại vật liệu xây dựng nhẹ được làm bằng nhựa tái chế Polypropylene, sử dụng để thiết kế sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn. Hộp định hình rỗng Ubot  được sáng chế bởi tập đoàn nổi tiếng thế giới Daliform – Italia, hiện đang được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trên khắp thế giới. Sản phẩm đã được chuyển giao công nghệ và phát triển giải pháp bởi Lam Pham Construction (LPC) và chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 2012. 

Sàn phẳng không dầm Ubot được được tạo thành từ các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Sàn phẳng không dầm Ubot có tính tối ưu vượt trội, được giới kỹ sư trong ngành đánh giá cao và tin tưởng sử dụng. 

Sàn phẳng không dầm Ubot giúp tối ưu chi phí và thân thiện với môi trường
  • Ưu điểm của sàn phẳng không dầm Ubot với bê tông cốt thép truyền thống:

Sản phẩm giúp người thi công tối ưu kết cấu sàn phẳng một cách hiệu quả. Sàn nhẹ Ubot có nhịp lớn và kiến trúc thông thoáng với khả năng vượt nhịp tới 20m, thiết kế không dầm giúp làm tăng tính thẩm mỹ của công trình và tạo điều kiện thuận lợi cho thi công đường ống kỹ thuật. Ngoài ra, giải pháp này cho phép giảm độ dày của hệ dầm sàn, tăng số lượng tầng so với sàn bê tông truyền thống. Trọng lượng sàn giảm từ 10% – 30%, đồng thời tăng khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Sàn nhẹ Ubot cũng giúp giảm số lượng và tối ưu hóa tiết diện cột nhờ việc loại bỏ hệ dầm nối giữa các cột.

Về tính kinh tế, việc sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot sẽ giúp chủ thầu tiết kiệm 10% – 15% tổng chi phí nhờ tối ưu lượng bê tông cốt thép, cốp pha, chi phí nhân công, thời gian xây dựng một cách hiệu quả. Việc tăng chiều cao thông thủy, giảm chiều cao một tầng và tăng số lượng tầng cũng giúp nhà thầu gia tăng hiệu quả kinh tế tốt hơn. Ngoài ra, Ubot cũng góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải xây dựng và không gây hại đến cơ thể con người. Sản phẩm đã đạt chứng nhận CCA từ Đại học Milano chứng nhận thành phần nhựa an toàn với sức khỏe người dùng.

  • Một số công trình tiêu biểu

Hiện nay, chỉ tính các dự án LPC thực hiện, sàn phẳng không dầm Ubot đã được ứng dụng đến hơn 500 công trình trên cả nước. Một số công trình tiêu biểu phải kể đến như Chung cư Vincostone Thạch Thất, Happy Smile School, Impera Sky Garden, Nhà ở xã hội Cát Tường Eco, TTTM Quận 6, Nhà ở Eco Home Phúc Lợi, Nhà ở xã hội Thống Nhất, Nhà hàng Trung Hoa – Hương Cảng, Khách sạn Hương Sen….

Công trình Imperia Sky Garden
Khách sạn Hương Sen

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vật liệu xây dựng nhẹ cùng các giải pháp xây dựng xanh hứa hẹn sẽ trở thành hướng đi chiến lược mang lại giá trị bền vững cho ngành xây dựng trong tương lai. 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.