Ngày nay, xu hướng phổ biến đang được ngành xây dựng trên thế giới và trong nước lựa chọn là sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường bằng nguyên liệu mới, công nghệ mới.
Theo các chuyên gia, các công trình xây dựng trên Thế giới tiêu thụ khoảng 17% lượng nước sạch, 25% khối lượng gỗ từ rừng, gây ra 35% tổng lượng phát thải carbon trong quá trình xây dựng và vận hành.
Với việc sử dụng vật liệu xanh trong các công trình mang đến rất nhiều lợi ích như: tiêu tốn ít tài nguyên sản xuất hơn, có thể sử dụng tái chế giúp tiết kiệm chi phí toàn xã hội,… quan trọng hơn cả góp phần bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
Trong thời điểm giá vật liệu đang vô cùng nhạy cảm hiện nay, nhiều Nhà đầu tư lo ngại trong việc sử dụng các giải pháp mới hay vật liệu xanh sẽ làm tăng chi phí. Liệu rằng vật liệu xanh và hiệu quả kinh tế trong các công trình có thể đồng hành?
Vật liệu xanh là gì?
Trong các tiêu chí để công nhận công trình xanh ở Việt Nam và trên Thế giới có tiêu chí sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường trong suốt vòng đời công trình, có các tính năng như không gây độc hại cho người dùng và môi trường; Có khả năng tái chế; Tiết kiệm tài nguyên; Thời gian sử dụng lâu bền. Gọi tắt là vật liệu xanh.
Nói đến công trình xanh thì việc sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường là một trong những tiêu chí hết sức quan trọng để thay thế các vật liệu xây dựng truyền thống đang tác động xấu đến môi trường, gây nhiều hệ lụy như gia tăng khí thải, gây ra hiệu ứng nhà kính …
Tiêu chí vật liệu và tài nguyên theo Tiêu chuẩn xanh Lotus (Hệ thống tiêu chí công trình xanhd đầu tiên được phát triển dành riêng cho thị trường xây dựng tại Việt Nam) là sự khuyến khích dự án lựa chọn vật liệu bền vững, vật liệu có thành phần tái chế, vật liệu tái tạo nhanh và vật liệu địa phương; khuyến khích dự án áp dụng các giải pháp giảm thiểu mức sử dụng bê tông, chuyển dòng rác thải để hạn chế nhu cầu xử lí, tiêu huỷ rác thải của công trình.
Rào cản áp dụng vật liệu xanh trong các công trình xây dựng
Phát triển công trình xanh đang được đánh giá là xu hướng tất yếu không chỉ ở các nước phát triển, mà tại Việt Nam cũng đang nở rộ. Khi nghĩ đến công trình xanh ứng với các loại vật liệu xanh người ta thường liên tưởng đế các công trình có quy mô lớn mà chưa quan tâm tới ngay chính nơi ăn chốn ở hoặc nơi làm việc của chính mình.
Tuy nhiên nhiều nhiều nhà đầu tư, các đơn vị thi công vẫn có những quan ngại trong việc sử dụng vật liệu xanh bởi chi phí lắp đặt, giá thành cao. Đồng thời, một số rào cản về năng lực của đội ngũ thiết kế thi công, nhà thầy, chủ đầu tư và ngân sách chi phí đầu tư cũng là yếu tố khiến công trình hoặc ứng dụng vật liệu xanh chưa được nhiều chủ đầu tư lựa chọn.
Đặc biệt, trong thời điểm giá vật liệu đang tăng chóng mặt, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì việc ứng dụng các giải pháp vật liệu xanh hướng đến hiệu quả về kinh tế trong xây dựng cũng là một trở ngại lớn.
Hiệu quả đến từ các giải pháp vật liệu xanh
Thực tế những năm gần đây cho thấy các doanh nghiệp xây dựng đã có nhiều thay đổi trong tầm nhìn và định hướng phát triển, hướng tới cung cấp ra thị trường những công trình có nhiều yếu tố xanh, hiệu quả năng lượng và hiệu quả kinh tế. Nhiều công trình và chủ đầu tư đã mạnh dạn ứng dụng các giải pháp vật liệu xanh và thực tế cho thấy, họ đã thành công với việc đạt được những hiệu quả kinh tế nhất định
Giải pháp sàn Ubot được chuyển giao từ công nghệ Châu Âu và ứng dụng tại Việt Nam từ năm 2021. Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, giải pháp sàn Ubot được chủ đầu tư nhận định là giải pháp đem lại hiệu quả về kinh tế và đặc biệt là một giải pháp vật liệu đồng hành cùng dự án Ecohome Phúc Lợi đạt giải thưởng “Transformational Business Awards 2018”. ở hạng mục: Công trình xanh vì những đóng góp quan trọng vào sự thay đổi tích cực và phát triển bền vững cho môi trường, đồng thời kiến tạo cuộc sống xanh cho cộng đồng.
Sàn Ubot có mang lại hiệu quả kinh tế như lời đồn?
- Hộp Ubot làm từ nhựa tái chế Polypropylene, không chứa chất nguy hiểm trong thành phần, không có sự phát xạ trong quá trình thi công và trong suốt vòng đời sản phẩm giúp tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường
- Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả kinh tế:
- Sàn không dầm, thuận tiện cho việc thi công đường ống kỹ thuật, thẩm mỹ. Giảm chi phí ME
- Kỹ thuật thi công đơn giản hơn sàn dầm (Do làm sàn phẳng và giảm được công tác lắp dựng côp pha, thép dầm). Thép sàn không phải uốn nhiều
- Giảm được 30% khối lượng thép, 15% khối lượng bê tông so với sàn thông thường, gián tiếp giảm được tải trọng công trình và giảm chi phí xây dựng kết cấu công trình.
- Sàn Ubot chống rung cực tốt, ngoài ra các phần rỗng bên trong sàn đóng vai trò như một lớp đệm không khí làm giảm khả năng truyền âm qua sàn, giúp cách âm, chống ồn tốt và giúp khả năng cách nhiệt tốt hơn đến 39% so với sàn bê tông cốt thép đặc truyền thống.
Ngoài ra công nghệ sàn Ubot còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với sàn truyền thống như: sàn phẳng không dầm làm giảm chiều cao công trình – tăng tính thẩm mỹ cho công trình, vượt nhịp lớn có thể lên tới 22m, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư lên đến 20%,…
Thông tin chi tiết về giải pháp sàn phẳng Ubot của LPC:
https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/san-phang-ubot/
. Giải pháp Ubot gần như giải quyết các nhu cầu tối ưu toàn diện mà các Chủ đầu tư và khách hàng tìm kiếm.
——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC
Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696
Website: https://lpc.vn
Facebook: Lam Pham Construction