Theo lý thuyết của Winkler, lò xo nền được sử dụng để đại diện cho tương tác của đất nền và móng. Ta có thể xác định hệ số nền bằng nhiều phương pháp: bàn nén, lún từng lớp, Terzaghi v..v….
– Để mô hình có ứng xử gần giống với thực tế độ lún xác định bằng lý thuyết phải xấp xỉ giá trị độ lún trong phần mềm
– Để xác định ứng xử của nền đất với nội lực trong móng bè theo phương pháp lò xo của Winkler, ta thực hiện việc thay đổi Ks, từ đó xác định được nội lực trong 1 dải chân cột trong móng bè. Trong tính toán thực hành, ta có thể dùng công thức sau :
Tổng lực chân cột ( Tổng P) = Chuyển vị TB x Ks x Diện tích móng.
– Xác định một số điểm trên dải Strip, từ đó lấy được moment trong dải theo các giá trị của Ks , vẽ được biểu đồ moment trong dải Strip theo hệ số nền Ks (tương ứng là độ lún).
Từ hình vẽ ứng xử của moment dải với hế số nền Ks, ta có nhận xét :
1- Hệ số nền càng nhỏ ( chuyển vị lớn) , moment trong dải càng lớn – điều này là do chuyển vị nền đất lớn >>>> moment lớn ( chuyển vị cưỡng bức)
2- Khi hệ số nền lớn tới mức nào đó (20 000 kN/m3), hệ số nền tăng, moment tăng rất ít. Khi đó ta thấy rằng độ lún thay đổi cũng rất ít. Do đó, độ lún ảnh hưởng lớn tới nội lực trong móng bè.
3- Khi Ks tăng từ 5000 lên 10000 ( độ lún đầu vào từ 3cm thành 1,6cm), giá trị moment tăng từ 259 lên 309 ( thay đổi 20%). Sự thay đổi này là đáng kể.
Như vậy :
– Trong mô hình này, chuyển vị trung bình xác định được trong mô hình luôn lớn hơn chuyển vị đầu vào nhưng không nhiều (max là 10%).
– Ta có thể dùng kết quả tính lún trong lý thuyết (phương pháp cộng lún, tính theo Terzaghi v..v..) là chuyển vị đầu vào để tính ra hệ số nền.
– Để thiên về an toàn, ta hoàn toàn có thể đưa hệ số nền thấp hơn 1 mức so tính toán vào mô hình. Như trong công trình này, ví dụ tính lún theo lý thuyết là 1,6cm, ta có thể cho độ lún đầu vào là 2cm. Kết quả thép lý thuyết thu được tăng 10%