singapore4

Sự chuyển mình của ngành vật liệu xây dựng trong năm 2020

Nội dung

Xây dựng vốn là nền móng của cơ sở hạ tầng xã hội, song có một thực tế đáng buồn, đây cũng chính là ngành tạo ra nhiều tác động tiêu cực nhất cho môi trường và trở thành mối lo ngại của toàn thế giới. Bởi vậy, ngành xây dựng nói chung, và ngành vật liệu xây dựng nói riêng đang có những bước “chuyển mình” mạnh mẽ với xu hướng “vật liệu xây dựng xanh” nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm từ xây dựng tới môi trường. 

Tầm quan trọng của vật liệu xây dựng trong các công trình

Vật liệu xây dựng có thể hiểu là bất cứ vật liệu nào được sử dụng phục vụ cho hoạt động xây dựng. Người ta chia vật liệu xây dựng thành 3 nhóm chính: 

  • Vật liệu vô cơ: các loại vật liệu đá thiên nhiên, các vật liệu nung, chất kết dính vô cơ, bê tông, vữa, các loại vật liệu đá nhân tạo không nung ….
  • Vật liệu hữu cơ: các loại vật liệu gỗ, tre, vật liệu keo và chất dẻo, sơn…
  • Vật liệu kim loại: các loại vật liệu và sản phẩm bằng gang, thép, các loại vật liệu bằng kim loại màu và hợp kim.
Các loại vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng trong các công trình xây dựng, nó quyết định chất lượng, tuổi thọ, mỹ thuật và giá thành của công trình. Chất lượng của vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, nên trước nay ngành vật liệu xây dựng luôn được chú trọng đầu tư và phát triển.

Vật liệu xây dựng xanh – Xu hướng phát triển của ngành VLXD trong năm 2020

Trước những tác động tiêu cực đến môi trường, những vật liệu xây dựng truyền thống thô sơ đang dần “mất điểm” trong ngành xây dựng. Những nhược điểm về tính chất vật lí, chi phí sử dụng và mức độ ảnh hưởng tới môi trường bắt đầu khiến những người trong ngành phải suy nghĩ về việc tạo ra những nguyên vật liệu thay thế.

Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường gây ra bởi rác thải, bụi xây dựng là một vấn đề rất được quan tâm. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết thực trạng này, song ý tưởng về những VLXD xanh – thân thiện với môi trường nhận được rất nhiều sự ủng hộ hơn cả. Và những giá trị thực tế được kiểm chứng từ những loại vật liệu này đã hoàn toàn thuyết phục được các chủ đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng, thậm chí là người tiêu dùng. Đây là xu hướng phát triển mới, hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên tươi sáng hơn cho ngành xây dựng và cho cả bức tranh môi trường thế giới. 

VLXD “xanh” hoàn toàn thường được sản xuất từ những nguyên liệu tái chế, góp phần giảm bớt những nguy cơ mà rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa gây ra cho môi trường. Theo nghiên cứu của Thụy Sĩ, một công trình sử dụng vật liệu xây dựng xanh sẽ giúp tiết kiệm ¾ điện năng sử dụng, giảm tiêu hao 25% điện năng/m2 so với những công trình sử dụng vật liệu thông thường. Như vậy, VLXD Xanh không chỉ hạn chế ô nhiễm môi trường mà còn góp phần cắt giảm chi phí,  tối ưu bài toán kinh tế cho khách hàng.

“Điểm tên” một số loại VLXD xanh – Tương lai mới của ngành xây dựng

Cùng với những bước tiến vượt bậc của khoa học công nghệ thế kỉ 21 và nỗ lực không ngừng để bảo vệ hệ sinh thái và môi trường sống của con người, ngày nay, người ta đã nghiên cứu và sản xuất ra rất nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng xanh đạt chuẩn chất lượng. Dưới đây là một số loại vật liệu xanh được sử dụng phổ biến!

Xi măng xanh

     Xi măng địa polime là loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường được phát triển tại Trung tâm Công nghệ Trenchless của trường đại học Công nghệ Louisiana (TTC) – Mỹ, được trưng bày tại Triển lãm giao thông tổ chức tại Trung tâm Khoa học Detroit.

Đây là một thế hệ vật liệu xi măng mới sử dụng “tro bay” – một trong những sản phẩm phụ công nghiệp dư thừa nhất, với vai trò là vật thay thế cho xi măng Portland, loại vật liệu tổng hợp được sản xuất phổ biến nhất trên thế giới.

Xi măng địa polime – vật liệu xây dựng thân môi trường

So với xi măng Portland thông thường, xi măng địa polime có những đặc tính hơn hẳn như độ chống ma sát cao hơn, chịu lửa tốt hơn (lên tới 2.4000F), có sức căng và biến dạng cao, độ co ngót thấp. Đồng thời, việc sản xuất loại xi măng này sẽ giúp giảm thiểu lượng “tro bay” thải ra môi trường. 

Bê tông nhẹ

        Đây là sản phẩm dùng công nghệ chưng áp khí, không nung. Bê tông nhẹ làm thành gạch khối, tấm sàn mái, tấm tường. Cốt liệu sản phẩm được làm từ cát, nước, vôi, xi măng qua công nghệ trộn với bột nhôm, phụ gia đổ vào khuôn. Từ đó, hỗn hợp cho phản ứng lý hoá tạo sự giãn nở thành những túi khí bên trong nên sản phẩm có độ rỗng cao. Sau đó cho vào nồi hấp chưng áp có nhiệt độ và áp suất cao.

Sản phẩm bê tông nhẹ

Ưu điểm sản phẩm là nhẹ hơn 1/2 so với gạch đất sét nung, nên tiết kiệm được chi phí nền móng. Do cấu trúc và thành phần bê tông nhẹ nên có khả năng cách nhiệt, có thể giảm khoảng 30% điện năng cho máy lạnh; Khả năng cách âm cao, giảm khoảng 1/2 so với vật liệu gạch truyền thống, chống cháy được khoảng bốn giờ. Bề mặt gạch phẳng và đều nên sẽ tiết kiệm vữa trát tường.

Giá thành của loại gạch này tuy cao hơn gạch thông thường khoảng 10 – 15% nhưng lại giảm được nhiều chi phí khác như nền móng, vữa xây tô, điện năng điều hoà không khí… Sản phẩm bê tông nhẹ là sản phẩm xanh vì giảm được chất thải do không nung, không gây ảnh hưởng môi trường.

Gạch ốp lát tái chế

Được sản xuất từ nguyên liệu gạch vỡ, vụn thải ra trong sản xuất. Sản phẩm được xử lý công nghệ đặc biệt cho ra sản phẩm sử dụng “xà bần” từ 50 – 100%. Ở loại gạch ốp lát, lần đầu xuất hiện loại gạch dùng nguyên liệu tái sinh 100% như gạch khổ lớn Fiandre của Vietceramics.

     Tuy nhiên, vẫn đảm bảo kỹ thuật cũng như thẩm mỹ và cho ra khổ gạch lớn. Màu sắc của gạch quyết định do tỷ lệ nguyên liệu tái chế dùng nhiều hay ít, màu trắng là tỷ lệ 50%, màu xám tỷ lệ 70% và màu đen tỷ lệ 100%.

Sàn UBOT từ nhựa tái chế

Sàn phẳng không dầm UBOT là giải pháp sử dụng hộp định hình tạo rỗng UBOT thay thế các vùng bê tông không làm việc trong sàn, giúp giảm trọng lượng sàn, tối ưu tính kinh tế và linh hoạt kiến trúc trong công trình. Tại Việt Nam, sản phẩm hộp định hình tạo rỗng Ubot được Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm sản xuất, tư vấn chuyển giao và cung cấp ra thị trường. Hộp Ubot được sản xuất trực tiếp tại nhà máy LPC Plastic với dây chuyền hiện đại, sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là nhựa tái chế.

Sàn phẳng Ubot – Giải pháp mới cho ngành xây dựng

Giải pháp này giúp công trình có thể giảm được từ 10% – 30% trọng lượng sàn; Tăng khả năng cách âm, cách nhiệt; Tiết kiệm 10%-15% tổng chi phí công trình đồng thời tiết kiệm chi phí lưu kho, vận chuyển, nhân công… Như vậy, sàn UBOT sản xuất từ nhựa tái chế giúp giải quyết đồng thời 3 bài toán: chất lượng sản phẩm; tối ưu ngân sách và bảo vệ môi trường. 

VLXD Xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của ngành Xây dựng. Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật kết hợp với nguồn nguyên liệu là vật liệu tái chế sẽ tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao và thân thiện với môi trường. LPC tin rằng hoàn toàn khả thi khi đồng thời vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Và điều này sẽ nhanh chóng đạt được nếu chúng ta cùng chung tay và nỗ lực hết mình!

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.