Hình ảnh Sàn Ubot - Sàn phẳng nhẹ giải pháp mới trong ngành xây dựng 5

Sàn Ubot – Sàn phẳng nhẹ giải pháp mới trong ngành xây dựng

Nội dung

Sàn Ubot – Sàn phẳng nhẹ không dầm với kết cấu tối ưu và hiệu quả kinh tế cao đã trở thành giải pháp mới cho ngành xây dựng.

Hình ảnh Sàn Ubot - Sàn phẳng nhẹ giải pháp mới trong ngành xây dựng 1

Sàn phẳng nhẹ sử dụng hộp định hình tạo rỗng Ubot (Gọi tắt là sàn Ubot) được tạo thành từ các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Độ dày của sàn tùy thuộc vào nhịp và tải trọng tính toán của sàn. Mỗi chiều dày sàn sử dụng loại hộp Ubot tương ứng.

Tối ưu kết cấu sàn phẳng

Nhịp lớn và kiến trúc thông thoáng: Khi áp dụng sàn Ubot trong xây dựng; sàn có khả năng vượt nhịp tới 20m, tạo không gian thoáng rộng cho công trình.

Sàn phẳng không dầm: có cấu tạo sàn phẳng không dầm và mũ cột giúp làm tăng tính thẩm mỹ của công trình đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đường ống kỹ thuật dưới sàn.

Giảm độ dày của hệ dầm sàn: Sàn Ubot mỏng hơn hệ dầm sàn truyền thống với tải trọng và nhịp giống nhau.

Tăng số lượng tầng: Với cùng một chiều cao cho phép, công trình có khả năng tăng thêm tầng sử dụng do giảm chiều dày của hệ dầm sàn.

Hình ảnh Sàn Ubot - Sàn phẳng nhẹ giải pháp mới trong ngành xây dựng 2
Sàn Ubot – Tối ưu kết cấu sàn phẳng

Tăng khả năng cách âm, cách nhiệt: chiều dày sàn và cấu tạo các lỗ rỗng ở giữa giúp giảm truyền âm, truyền nhiệt. Vì vậy, sử dụng sàn Ubot tăng khả năng cách âm, cách nhiệt cho công trình.

Giảm trọng lượng sàn từ 10% – 30%: Sử dụng hộp Ubot giúp sàn có trọng lượng nhẹ hơn từ 10% – 30% so với sàn thông thường.

Giảm tổng trọng lượng xuống móng: với công trình sử dụng sàn Ubot có thể giảm trọng lượng sàn từ 10% – 30% đồng nghĩa với việc giảm tải trọng xuống móng.

Giảm kích thước móng: Việc giảm tải trọng xuống móng dẫn tới việc giảm kích thước móng, từ đó giảm công tác đào đất.

Giảm tải trọng động đất: Giảm tải trọng tham gia dao động khi xảy ra động đất.

Giảm số lượng và tối ưu hóa tiết diện cột; Do không sử dụng hệ dầm nối giữa các cột và giảm tải trọng sàn xuống cột nếu có thể giảm số lượng và tiết diện cột.

Thân thiện với môi trường; Ubot đạt chứng nhận CCA từ Đại học Minalo. Chứng chỉ chứng nhận thành phần nhựa không chứa chất nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe người sử dụng.

Giảm chi phí phần cơ điện: do sàn phẳng nên việc thi công điện dễ dàng và nhanh hơn, giảm toàn bộ phần cút, chếch của hệ thống kỹ thuật.

Tối ưu hiệu quả kinh tế

Hình ảnh Sàn Ubot - Sàn phẳng nhẹ giải pháp mới trong ngành xây dựng 3
Sàn Ubot – Tiết kiệm đến 30% chi phí xây dựng công trình

Tiết kiệm 10 – 30% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha; tiết kiệm chi phí nhân công; tiết kiệm chi phí hệ thống kỹ thuật.

Tăng hiệu quả kinh tế do tối ưu được diện tích sử dụng; chiều cao thông thủy được tăng và giảm chiều cao một tầng; đồng thời số lượng tầng chắc chắn sẽ tăng.

Tiết kiệm chi phí lưu kho, vận chuyển, nhân công; do thiết kế Ubot nhẹ, đơn giản, có thể xếp chồng lên nhau khi vẫn chuyển.

Tiết kiệm chi phí sử dụng trần giả; do bề mặt sàn phẳng có thể không cần thêm trần giả.

Ứng dụng linh hoạt trong các công trình

Sàn Ubot là một trong những sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng; nó không chỉ tối ưu được kết cấu công trình, hiệu quả kinh tế; sàn ubot còn được ứng dụng linh hoạt trong các công trình như bãi đỗ xe; công trình tòa nhà, văn phòng; trường học, bệnh viện, móng bè, hay các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp khác.

Hình ảnh Sàn Ubot - Sàn phẳng nhẹ giải pháp mới trong ngành xây dựng 4
Sàn Ubot – Ứng dụng linh động trong các công trình

Sự linh hoạt cùng những điểm tối ưu của sàn Ubot – giải pháp xanh của ngành xây dựng. Chắc chắn Việt Nam có nhiều công trình vươn xa hơn trên thế giới.

Nguồn: https://lpc.vn

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.