Search
So sánh sàn Ubot với sàn bê tông truyền thống

Những ưu điểm của sàn bê tông cốt thép không dầm

Nội dung

Sàn bê tông cốt thép không dầm được sử dụng khá nhiều trong các công trình xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ sâu hơn về những ưu điểm của sàn bê tông cốt thép không dầm. 

san-be-tong-cot-thep-khong-dam
Sàn bê tông cốt thép không dầm được sử dụng tại nhiều công trình lớn.

Ưu điểm của sàn bê tông cốt thép không dầm qua nguyên tắc cấu tạo sàn

Sàn là bộ phận cấu tạo phải chịu lực khá lớn. Chính vì vậy, sàn phải được cấu tạo từ các vật liệu chịu lực dựa trên những kết cấu đỡ nó như cột, dầm, tường. Thông thường, các vật liệu để cấu tạo sàn mà người ta thường gặp đó là bê tông cốt thép.

Cấu tạo của sàn bê tông cốt thép không dầm gồm 3 lớp đó là: lớp chịu lực chính bê tông cốt thép, lớp mặt sàn (thường lát các loại gạch lát sàn), lớp mặt dưới sàn (thường là trần tầng dưới được ốp các loại vật liệu trần hoặc được trát vữa xi măng). 

Các bạn cần nhìn nhận nguyên tắc cấu tạo sàn nếu muốn biết chuyên sâu về ưu điểm của sàn bê tông cốt thép không dầm. Là bộ phận chịu lực lớn nên sàn phải sở hữu những bộ phận kết cấu khác đỡ nó, sàn được kê lên cột thường là sàn bê tông cốt thép không dầm. 

Ưu điểm của sàn bê tông cốt thép không dầm là đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chung của sàn 

Một trong những ưu điểm chính của sàn bê tông cốt thép không dầm đó chính là bền chắc, chịu được những tải trọng tác động lên và không bị hỏng xuyên suốt quá trình dùng. Sàn cứng, đảm bảo độ võng sàn phải bé hơn so với độ võng cho phép. 

Sàn bê tông cốt thép không dầm đảm bảo kinh tế. Sàn bê tông cốt thép không dầm sở hữu những ưu điểm vượt trội như có thẩm mỹ đẹp, chống cháy tốt, cách ẩm và chống thấm tốt, không đọng bụi, cách âm, cách nhiệt tốt, không trơn. Vật liệu lát sàn giữ nhiệt tốt. 

san-be-tong-cot-thep-khong-dam
Sàn bê tông cốt thép không dầm được khá nhiều người ưa chuộng.

Nhận biết ưu điểm sàn bê tông cốt thép không dầm thông qua cấu tạo

Sàn bê tông cốt thép không dầm có độ dày khá lớn, gối trực tiếp lên các bê tông cốt thép chịu lực. Mặt chịu lực của sàn này được đánh giá giống kiểu sàn nấm, mỗi cột chịu lực phải chịu tải trọng rất lớn. Sử dụng sàn bê tông không dầm sẽ giúp tiết kiệm nhiều hơn chi phí vật liệu xây dựng. 

Sở hữu những đặc điểm kết cấu truyền lực như thế nên để hợp lý phân bố lực đều, sàn bê tông không dầm thường có khẩu độ cột theo 2 phương giống nhau, thường là 6x6m đến 8x8m. Trong khi đó, chiều dày của sàn thường là 1/35 đến 1/40 khẩu độ cột.

Sàn không dầm “xịn sò” sở hữu những ưu điểm như vượt trội như chịu được lực chấn, mặt trần phẳng đẹp và chịu được tải trọng lớn. Nhìn chung, sàn bê tông cốt thép không dầm có thể xây tường ngăn bất cứ vị trí nào trên mặt sàn nên rất tiện lợi cho việc thay đổi không gian. 

Sàn bê tông cốt thép không dầm thường được áp dụng, được thi công ở nhiều nhà dân dụng, nhiều nhà tầng có khẩu độ cột khoảng từ 6m đến 9m. Chiều cao tầng nhà thấp sẽ tận dụng nhiều không gian hơn, đặc biệt là đối với không gian có nhiều hệ thống công trình như đèn, điện, hệ thống phòng cháy, hệ thống điều hòa không khí,… 

Những ưu điểm vượt trội của sàn bê tông cốt thép không dầm so với các loại sàn thông thường khác

Sử dụng sàn bê tông cốt thép không dầm không gây ô nhiễm môi trường

san-be-tong-cot-thep-khong-dam
Sử dụng sàn bê tông cốt thép không dầm không gây ô nhiễm môi trường

Công nghệ xây dựng sàn bê tông cốt thép không dầm được xem là bước đột phá trong lĩnh vực xây dựng. Trọng lượng của sàn bê tông cốt thép không dầm sẽ được giảm đi đáng kể so với các loại sàn khác. 

Chính bản thân cái tên “sàn bê tông cốt thép không dầm” đã nói lên cấu tạo bên trong của loại sàn này. Đây là một trong những loại sàn không cần sử dụng dầm mà nó vẫn liên kết với các hệ cột trụ đỡ của công trình. Bởi vậy, loại sàn này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về đặc điểm kinh tế và tính kỹ thuật. 

Sử dụng sàn bê tông cốt thép không dầm giúp tiết kiệm chi phí

Sàn bê tông cốt thép không dầm sẽ tạo ra được các tấm sàn phẳng có khả năng vượt nhịp cao và chịu được lực về cả 2 phương. Đối với loại sàn bê tông không dầm, lượng bê tông cần sử dụng sẽ được giảm có thể lên tới 30% cho công trình. Thời gian thi công của loại sàn này sẽ được giảm đi khá nhiều so với những loại sàn truyền thống khác. 

Nhìn chung, ưu điểm chính của sàn không dầm đó chính là tiết kiệm chi phí nhân công, tiết kiệm chi phí nguyên liệu và tiến độ thi công công trình lại được diễn ra nhanh, mau lẹ hơn. 

san-khong-dam-nha-dan
Sàn không dầm được phục vụ xây dựng khá nhiều nhà dân.

Một trong những ưu điểm khác của sàn bê tông cốt thép không dầm đó chính là khả năng chịu động đất lý tưởng. Sở hữu trọng tải nhẹ hơn so với các loại sàn truyền thống, khả năng chịu lực về 2 phương tốt và sự kết hợp giữa hệ thống trụ cột với vách chịu lực sẽ giảm thiểu tối đa những tác động không mong muốn mà động đất gây ra. 

Ngoài ra, khả năng thiết kế của sàn bê tông cốt thép không dầm cũng được đánh giá là khá linh hoạt. Loại sàn này rất tiện lợi trong việc bố trí hệ thống kỹ thuật, hệ thống kiến trúc một cách dễ dàng và thông thoáng hơn. Người thi công nên linh hoạt hơn trong quá trình giật cấp sàn bằng cách dùng nhiều mô đun khác nhau. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thay thế phần bê tông không chịu được lực thông qua vật liệu tái chế. 

Trên đây là bài viết về những ưu điểm của sàn bê tông cốt thép không dầm, hy vọng sẽ đem đến nhiều luồng thông tin bổ ích cho quý độc giả, nhất là các anh em trong ngành xây dựng. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết!

Xem thêm: Kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm và Báo giá sàn hộp 2022

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.