Search
ngap_ung_do_thi

Ngập úng đô thị và nguyên nhân “nan giải”

Nội dung

Ngập úng đô thị là vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong những ngày qua khi hiện tượng mưa kéo dài ở các đô thị lớn tại Việt Nam gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống hằng ngày của người dân; làm hư hại lớn tới các công trình xây dựng, phá huỷ các công trình hạ tầng kỹ thuật, làm ngừng trệ giao thông, gây ô nhiễm môi trường…

ngap_ung_do_thi

Ngập úng đang diễn ra không chỉ ở vùng đô thị đồng bằng, duyên hải ven biển mà còn diễn ra tại các đô thị vùng trung du miền núi hay cao nguyên. Vậy nguyên nhân cơ bản nào gây ngập úng? Hãy cùng LPC tham khảo những thông này này nhé

Ngập úng đô thị do điều kiện tự nhiên, khí tượng và thuỷ văn

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng ngập úng đô thị phải kể đến do điều kiện về tự nhiên, địa hình và thuỷ triều và lũ thượng nguồn đặc biệt tác động của Biến đổi khí hậu. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên này dẫn đến các hiện tượng gây ngập:

  • Ngập do triều: Do ảnh hưởng của triều biển Đông hoặc biển Tây trong những lúc triều lên hoặc triều cường, mực nước trong sông, kênh lên cao gây khó khăn cho việc tiêu thoát đối với những vùng đất thấp, gây ngập. Ngập úng có thể lớn hơn và nghiêm trọng hơn khi có sự kết hợp của triều cường, lũ từ sông, từ các hồ ở thượng lưu xả về, mưa lớn diễn ra trên diện rộng sẽ gây hiện tượng ngập úng đô thị
  • Ngập do mưa: Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến trên tất cả các vùng. Khi lượng mưa ngày càng gia tăng, mưa có cường độ lớn, thời gian mưa dài trên diện rộng, có những con mưa có vũ lượng cao gấp đôi thậm chí gấp 3 – 4 lần vượt cường độ thiết kế của hệ thống thoát nước. Đặc biệt những hiện tượng này càng nhiều thì mức độ ngập úng càng sâu
  • Ngập úng do lũ: Lũ trực tiếp từ các sông ở thượng lưu; lũ do xả nước từ các công trình hồ tưới tiêu, hồ thuỷ điện ở phía thượng nguồn và càng nguy hiểm hơn khi xảy ra đồng thời với mưa to và triều cường.

Ngập úng do năng lực tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước

Trận mưa lớn ngày 29/05 vừa qua đã làm xuất hiện 35 điểm ngập úng ở Hà Nội, trong đó tập trung ở một số quận như Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, huyện Thanh Trì…

Ngap_ung_do_he_thong_thoat_nuoc
Ảnh: Báo Thanh Niên

Hệ thống tiêu thoát nước các thành phố (hầu hết được xây dựng trên nền các đô thị cũ) chưa được hoàn chỉnh và còn nhiều hạn chế. Các thành phố, đô thị trong quá trình phát triển nhưng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tầm nhìn và vốn đầu tư khác nhau, nên đến nay hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống tiêu thoát nước nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh đó, các hệ thống tiêu thoát (cống tiêu, kênh tiêu…) đặc biệt là các khu vực nội thành, đã cũ lại hư hỏng, không hoặc chưa được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, cho nên khi có mưa (dù là mưa vừa) cũng gây ra hiện tượng ngập úng trong nhiều khu vực của thành phố. Nhiều đô thị đang triển khai đầu tư, cải tạo, xây dựng mới hệ thống thoát nước nhưng tiến độ triển khai chậm, thiếu ngân sách, nhiều khu đô thị mơi việc xây dựng hệ thống thoát nước thiếu đồng bộ giữ hệ thống cũ và mới.

TS. Kỹ sư Võ Kim Cương – Nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP. HCM đã nhận định rằng, nguyên nhân chính là do tốc tốc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật không theo kịp tốc độ đô thị hoá, nhất là trong điều kiện thời tiết cực đoan: “Trước đây chưa có một thiết kế dự liệu được tình trạng đó. Thiết kế mới chưa cập nhật được tính cực đoan của khí hậu, họ vẫn còn theo những tiêu chuẩn cũ, lạc hậu, không đảm bảo thoát nước”.

Một số vùng nông thôn đồng bằng xây dựng các đê bao lớn bảo vệ khu dân cư, đê ngăn mặc phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản làm cho không gian trữ nước của khu vực này bị thu hẹp, nước đổ đòn về các khu vực trũng thấp, khu vực đô thị gây ngập úng.

Ngập úng do quy hoạch và quản lý phát triển đô thị

ngap_ung_do_phat_trien_do_thi
Ảnh: Báo Nhân dân

Trong quá trình phát triển, công tác quản lý quy hoạch xây dựng không chặt chẽ, thiếu sự kiểm soát về độ cao nền, dẫn đến quy hoạch thoát nước đã bị xâm phạm, diện tích chứa nước điều hoà suy giảm nghiêm trọng, hay thiếu sự kết nội đồng bộ giữa hệ thống thoát nước giữ khu vực mới và khu vực cũ.. ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiêu thoát nước.

  • Việc gia tăng diện tích bề mặt bị bê tông hoá tại các khu vực đô thị không chỉ làm gia tăng lượng nước mưa chảy trên bề mặt vì không thể thấm xuống lòng đất, làm giảm lượng nước ngầm mà còn tạo ra hiệu ứng đảo nhiệt
  • Việc xây dựng quá nhiều nhà cao tầng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt lún nền đất; nâng cao nền, xây đê, đường, cầu làm cản trở dòng chảy… cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngập úng
  • Các đô thị Việt Nam hiện nay được coi là các “đại công trường xây dựng” với việc vận chuyển các vật liệu xây dựng gây vương vãi, khi mưa đến tập trung vào các khu vực thoát nước làm giảm tiết diện tải nước, cản trở quá trình di chuyển của dòng chảy làm cho tình trạng ngập úng càng nghiêm trọng hơn

Năng lực tổ chức và quản lý đô thị của chính quyền các cấp

Ảnh: baomoi.com

Công tác duy tu, duy trì hệ thống thoát nước chưa đạt hiệu quả. Nạo vét bùn thải từ sông, kênh, từ mạng lưới còn nhiều hạn chế. Ngân sách dành cho các hoạt động này còn bị hạn chế.

Nguồn vốn xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước cần được đầu tư đồng bộ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn vốn rất hạn chế và chủ yếu dựa vào vốn vay ODA. Sự phối hợp giữa đầu tư xây các công trình hạ tầng kỹ thuật với các công trình thoát nước chưa chặt chẽ.

Nhiều quy định về quản lý thoát nước chậm đổi mơi; nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá,.. trước đây được ban hành đã lạc hậu, chưa phù hợp với sự phát triển và thay đổi về công nghệ, quản lý …

Năng lực quản lý của chính quyền địa phương trong quản lý thoát nước chưa hiệu quả, lúng túng trong giải quyết các vấn đề cụ thể.

Do ý thức cộng đồng dân cư

Xây dựng nhà trái phép; san lấp, lấn chiếm sông, kênh, rạch, ao hồ. Khai nước ngầm quá mức. Xả rác bừa bãi xuống hố ga, kênh, cống và ra đường dẫn đến bít đường ống tiêu thoát nước làm cho tình trạng tiêu thoát nước này càng trở nên khó khăn

Ngập úng đô thị dưới tác động của nhiều nguyên nhân đặc biệt tác động bất thường của biến đổi khí hậu đang là vấn đề vô cùng nan giải hiện nay. Tuỳ vào điều kiện vị trí địa lý, địa hình của mỗi địa phương, chính quyền các đô thị và các nhà quản lý đô thị sẽ lựa chọn những giải pháp và triển khai các mô hình thoát nước phù hợp nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo công năng và tính bền vững trong tương lai

Xem thêm: Giải pháp vật liệu thu hồi nước mưa LPC – E.Bubble

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.