Nền móng đóng một vai trò quan trọng trong mọi dự án xây dựng. Để có một ngôi nhà đẹp và vững chắc, nền móng cần được xây dựng chắc chắn và an toàn. Để hiểu rõ hơn về nền móng, hãy cùng LPC thảo luận về “serie chủ đề nền móng” trong bài viết dưới đây.
1. Phân loại nền móng
Phân loại nền:
Nền công trình là tầng đất hoặc đá ở phía dưới đáy móng, đóng vai trò quan trọng trong việc chịu đựng tải trọng của toàn bộ công trình. Thiết kế nền công trình được tiến hành sao cho có khả năng chịu đựng lực trọng của nền móng truyền xuống. Phương thức thiết kế thường tuân thủ nguyên tắc tối ưu hóa tản lực để đảm bảo sự ổn định và an toàn của công trình.
Nền được chia thành hai loại:
- Nền tự nhiên: là nền đất mà đất ở đáy móng có đủ khả năng chịu tải trọng của công trình. Nền tự nhiên bao gồm các loại nền đất và nền đá.
- Nền nhân tạo: khi nền đất không đủ sức tiếp thu tải trọng của công trình do vậy phải dùng những biện pháp gia cường nhằm làm tăng sức chịu tải và làm giảm độ lún của công trình.
Phân loại móng:
Móng công trình là phần cấu trúc ở phía dưới của công trình xây dựng, liên kết với các yếu tố chịu lực ở phía trên như cột, tường, và các thành phần khác. Nhiệm vụ chính của móng là chịu đựng khối lượng của công trình và phân tán nó xuống nền.
Để đảm bảo sự ổn định, mặt tiếp xúc giữa đáy móng và nền phải là một mặt phẳng hoàn toàn ngang, không có độ dốc, dù là nhỏ nhất. Phần mặt này được gọi là đáy móng. Chiều sâu từ phần đáy móng đến phần đất tự nhiên được gọi là chiều sâu chôn móng.
Có thể phân loại móng theo nhiều cách khác nhau:
- Theo vật liệu làm móng: móng gạch đá, móng bê tông, bê tông cốt thép.
- Theo đặc điểm làm việc của móng: đối với móng nông, có thể phân chia thành móng cứng, móng mềm; đối với móng cọc, phân chia thành móng cọc đài cao, đài thấp.
- Theo công nghệ thi công móng: móng lắp ghép, móng đổ tại chỗ, móng bán lắp ghép.
- Theo chiều sâu đặt móng: móng nông, móng sâu.
2. Phân loại các loại móng nông
Móng đơn (hay còn gọi là móng cọc)
Móng đơn được áp dụng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt, tải trọng chân cột không quá lớn, thường dùng cho các công trình cấp 4 (1-2 tầng), (không nên sử dụng móng đơn trên nền đất xấu, nhiều bùn hay không ổn định.
Ưu điểm lớn nhất của móng đơn là tiết kiệm chi phí thi công làm móng. Móng đơn cũng được dùng cho cột nhà công nghiệp, mố trụ cầu nhỏ, dưới trụ đỡ dầm tường,…
Móng bè
Móng bè là loại móng mềm, chiếm toàn bộ diện tích nền nhà. Móng bè thích hợp với các công trình có địa chất tốt và các lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định. Khi việc mở rộng cánh móng của móng băng không hiệu quả, thì móng bè là phương án được tính đến.
Móng bè thuộc loại móng nông nên phù hợp với các công trình có tải trọng nhỏ và chiều cao thấp. Tốt nhất sử dụng móng bè cho các khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động của các công trình lân cận. Khi mực nước ngầm cao, để chống thấm cho tầng hầm, ta có thể dùng móng bè. Móng bè có thể làm bản phẳng hay bản sườn.
Móng băng
Móng băng chủ yếu được sử dụng cho các công trình có quy mô vừa, thấp tầng (3-5 tầng) và có lớp đất nền tốt (không nên sử dụng móng băng trên nền đất xấu, nhiều bùn hay không ổn định). Trong trường hợp khi sử dụng móng đơn kích thước quá lớn thì móng băng là sự lựa chọn cần thiết.
Ưu điểm của móng băng có tác dụng làm giảm áp lực đáy móng; giúp cho việc truyền tải trọng lượng của công trình xuống phía dưới được đều hơn.
Xem thêm: Tính Toán Kiểm Tra Vết Nứt Theo TCVN 5574:2018
3. Tìm hiểu về móng cọc
Móng cọc là loại móng có hình trụ dài và sử dụng các vật liệu như bê tông và cọc cừ tràm được ép xuống đất để truyền tải trọng công trình xuống các lớp đất tốt hơn bên dưới. giúp cho việc giữ ổn định các cấu trúc được xây dựng phía trên nó. Thành phần của móng sẽ bao gồm 2 phần đó là đài cọc và một hoặc một nhóm cọc.
Móng cọc được sử dụng khi nền đất dưới đáy móng quá yếu, không đủ sức tiếp thu tải trọng công trình. Lúc này cọc sẽ truyền tải trọng từ đáy móng xuống các lớp đất tốt hơn ở bên dưới.
Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng rất rộng rãi do có nhiều ưu điểm so với những loại móng khác như: khả năng chịu tải cao; tiết kiệm vật liệu xây dựng; giảm khối lượng thi công công tác đất, có thể áp dụng cơ giới và các công nghệ tiên tiến để thi công…
Hiện tại móng được chia thành 2 loại chính sau:
- Móng đài thấp: là móng có đài cọc nằm dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Có khả năng chịu hoàn toàn lực nén.
- Móng đài cao: là móng có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc. Nó có thể chịu tải trọng uốn nén.
4. Tìm hiểu về cọc ép
Ép cọc bê tông là quá trình dùng lực nén các cọc bê tông được đúc sẵn xuống nền đất sâu tại các vị trí nhất định theo thiết kế. Làm tăng khả năng chịu lực cho móng, nhằm mục đích chống sụt lún, đảm bảo kết cấu vững chắc cho công trình.
Cọc bê tông là sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép được đúc thành các cọc có chiều dài và tiết diện nhất định. Cọc bê tông cốt thép hiện có 2 loại phổ biến là cọc tròn ly tâm và cọc vuông cốt thép.
Kích thước cọc: đó là các thông tin về chiều dài, tiết diện hay đường kính của cọc.
Chiều sâu cọc: là chiều dài cọc âm dưới lòng đất khi ép.
P: Sức chịu tải của cọc là lực ép của cọc theo yêu cầu thiết kế.
Pmin: Lực ép nhỏ nhất, đảm bảo đưa cọc xuyên qua các lớp đất tới chiều sâu đủ chịu tải [P] theo thiết kế. Thường thấy Pmin = (1,5-2)[P] < PVL
Pmax: Lực ép lớn nhất, không được vượt quá khi ép cọc. Ý nghĩa để đảm bảo an toàn, không bị vỡ cọc do lực ép. Pmax = (2-3)[P] < PVL
PVL : là sức chịu tải theo vật liệu cọc.
Lmin: Chiều sâu cọc nhỏ nhất dựa trên tính toán dự báo sức chịu tải cọc theo đất nền.
Các phương pháp ép cọc bê tông:
Có 2 hình thức ép cọc là ép neo và ép tải:
- Cọc ép neo
- Cọc ép tải
Cọc ép neo
Cọc ép tải
Ưu nhược điểm của cọc ép:
* Ưu điểm:
– Tiết kiệm chi phí
– Dễ dàng kiểm soát chất lượng cọc
– Tiến độ thi công nhanh
* Nhược điểm:
– Chiều sâu thi công chỉ đạt mức trung bình
– Không thi công công được với những cọc đòi hỏi sức chịu tải quá lớn
– Không thi công được ở những địa hình chật hẹp
– Không tận dụng hết sức chịu tải của vật liệu
Phần 1 của “Serie nền móng” sẽ tạm thời dừng ở đây. Hãy cùng đón chờ phần 2 trong chuối serie này được LPC hé mở trong bài sau nhé!
— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC
Hotline: 0911.29.9696
Website: https://lpc.vn
Facebook: Lam Pham Construction
Youtube: Lam Pham Construction
Tiktok: Lam Pham Construction