Ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện với môi trường được xem là giải pháp xây dựng được ưa chuộng nhiều nhất trên toàn thế giới trong xây dựng.
đổi khí hậu đang là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại và Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do các hoạt động của chính con người trong đó bao gồm cả công nghiệp xây dựng. Hiện nay, xây dựng xanh chính là giải pháp xây dựng cần thiết để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, cần thiết cho sự phát triển của nhiều khu đô thị mới trong tương lai.
Sự phát triển các khu đô thị gây ảnh hưởng đến môi trường ra sao?
Theo các chuyên gia, một trong những tác nhân chính làm cho biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng hơn, chính là sự tiêu thụ một nguồn năng lượng khổng lồ tại các công trình xây dựng.
Cụ thể hơn, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy, công nghiệp xây dựng hiện đại xả ra trên thế giới một lượng lớn rác thải rắn và khí thải độc hại. Trong đó, lượng khí thải carbonic từ hoạt động xây dựng là trên 40% ở các nước phương Tây; khoảng 36% ở Nhật Bản và gần 30% ở Đài Loan dù đã có áp dụng những giải pháp xây dựng mới cho ngành này.
Còn theo USGBC – Hội đồng công trình xanh tại Mỹ, việc sử dụng năng lượng lớn hàng năm khiến cho hiệu ứng nhà kính đang tăng cao hơn bao giờ hết. Trong đó, các công trình nhà ở và thương mại không sử dụng giải pháp xây dựng xanh dùng đến 39% tổng năng lượng, và khí thải gây hiệu ứng nhà kính là 30%. Chưa kể đến, nguồn năng lượng cần dùng để tạo ra các vật liệu xây dựng, vận chuyển và lắp đặt công thêm vào khiến cho con số này tăng lên đến 48%.
Từ những thống kê này, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, hoạt động xây dựng đang là nguyên nhân chính gây ra ½ lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, và cũng là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu. Nếu không có những giải pháp xây dựng kịp thời thì nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nữa.
Bởi vậy, trong những năm trở lại đây, rất nhiều phát minh mới, các giải pháp xây dựng xanh được ra đời nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng dùng cho các công trình xây dựng. Từ đó, các nhà khoa học tin rằng, điều này sẽ trở thành một giải pháp xây dựng mới, giúp làm giảm đáng kể lượng khí thải từ các tòa nhà lớn. Đồng thời giúp hạn chế bớt rác thải từ hoạt động xây dựng, sản xuất nguyên vật liệu và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực hơn cho những dự án lớn.
Trước xu thế chung của toàn thế giới, tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình được ứng dụng giải pháp xây dựng xanh và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhờ đó, rất nhiều công trình đã đạt chứng nhận từ Hội đồng công trình xanh Việt Nam và mang lại sự thân thiện trong quá trình sử dụng. Có thể kể đến như: Tòa nhà xanh Liên hợp quốc (Hà Nội); Trung tâm Thương mại Big C Ninh Bình; Siêu thị Big C Dĩ An (Bình Dương); Nhà máy dệt may EGV (Hòa Bình);…
Thế nhưng, để chủ động hơn và có thể ứng phó với nhiều diễn biến tiêu cực của sự biến đổi khí hậu trong tương lai, thì mọi công trình xây dựng đều cần được “xanh hóa”. Tức là không chỉ riêng những dự án, khu đô thị lớn,… mà còn bao gồm cả những công trình nhỏ cũng nên áp dụng giải pháp xây dựng mới.
Do đó, việc nghiên cứu và khai thác, ứng dụng công nghệ tạo ra nhiều loại vật liệu xanh hơn là điều cần thiết. Dưới đây là một vài công nghệ xanh tiềm năng đang được các chuyên gia kỳ vọng, nhằm góp phần giải quyết hậu quả của sự phá hủy môi trường trước đây.
Những giải pháp xây dựng mới cho các khu đô thị hiện đại trong tương lai
Pin năng lượng mặt trời
Pin năng lượng mặt trời được xem như một trong những giải pháp xây dựng mới, giúp tiết kiệm năng lượng cho rất nhiều công trình. Các tấm pin này sẽ được lắp đặt trên mái và (hoặc) ốp tường bao quanh bên ngoài tòa nhà. Cách sắp xếp này sẽ giúp hấp thụ năng lượng mặt trời nhiều hơn, đồng thời cũng đem lại tính thẩm mỹ cao.
Năng lượng mặt trời được hấp thụ sẽ chuyển thành dòng điện một chiều. Thông qua một bộ chuyển điện, dòng điện đổi thành nguồn điện xoay chiều và được dùng cung cấp cho các thiết bị điện.
Sử dụng pin năng lượng mặt trời đang ngày càng được khuyến khích nhiều hơn. Bởi nó là một trong những giải pháp xây dựng giúp tối ưu hóa nguồn năng lượng thiên nhiên, hạn chế việc khai thác và dùng điện theo phương pháp truyền thống. Từ đó giúp bảo vệ môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì đây vẫn chưa phải là lựa chọn phù hợp cho nhiều công trình nhà ở nhỏ lẻ, bởi chi phí của các tấm pin khá cao.
Công nghệ phủ cách nhiệt HPS
HPS là một loại lớp phủ cách nhiệt, được sử dụng cho cả thiết kế ngoại thất và nội thất. Đây là một trong những phương pháp giúp hạn chế sự mất nhiệt bên trong của nhiều công trình. Giải pháp xây dựng này có ưu điểm là tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, làm giảm lượng khí thải carbonic vào khí quyển. Hơn nữa, lớp phủ này cũng không gây ảnh hưởng đến kết cấu, tính thẩm mỹ của công trình.
Bên cạnh đó, công nghệ phủ cách nhiệt HPS còn giúp chống thấm và chống mốc cho tường nhà, giúp duy trì nhiệt độ ở mức dễ chịu nhất. Giải pháp xây dựng này giúp mang lại không gian sống lý tưởng trước sự thay đổi thời tiết, khí hậu hiện nay.
Không chỉ vậy, công nghệ HPS-G còn được dùng để phủ kính (trong suốt), giúp làm giảm bức xạ nhiệt từ môi trường bên ngoài, nhất là vào thời tiết mùa hè. Ngoài ra, tùy vào từng thiết kế riêng mà công nghệ HPS có thể được sử dụng tương ứng, bao gồm: HPS-X, HPS-I.
Theo nhiều chuyên gia, các công trình được ứng dụng phủ HPS đã mang đến những cải thiện đáng kể. Trong đó, lớp phủ HPS giúp ngăn chặn dòng không khí nóng, cản trở 99% lượng tia tử ngoại và 85% tia hồng ngoại từ ánh sáng mặt trời. Giúp giảm nhiệt độ trong nhà xuống từ 5 – 8 độ C và cũng không gây hại cho môi trường. Đặc biệt hơn, lớp phủ này có thể dùng trên nhiều vật liệu xây dựng như: Gỗ, kính, tường xi măng,…
Vật liệu xây dựng xanh siêu bền, siêu nhẹ
Ngoài những công nghệ mới được ứng dụng vào xây dựng, thì một xu hướng xanh trong xây dựng khác cũng đang được khuyến khích phát triển thêm. Đó là tạo ra những vật liệu xây dựng xanh nhằm đáp ứng tốt cả tiêu chí xây dựng cũng như trang trí cho công trình.
Một số giải pháp xây dựng điển hình là: Dùng tấm lợp sinh thái làm từ sợi hữu cơ (cellulose); các chất chống thấm asphalt và acrylic được tạo thành bằng phương pháp ép lớp, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt cao. Hay sử dụng những nguyên liệu truyền thống như tre, gỗ, vỏ cây, cỏ,… để thiết kế cho các dự án xây nhà ở hoặc công trình lớn đều được.
Trong trang trí nội thất cũng có thể dùng gạch ốp lát từ sợi gỗ, giúp cân bằng độ ẩm, giảm tiếng ồn và giảm nhiệt. Hay tấm ốp trang trí Panel 3D là từ sợi tre và sợi mía,… Tất cả các vật liệu xanh này đều có chung ưu điểm là thân thiện với môi trường và dễ tái chế khi không còn sử dụng.
Ngoài ra, với các công trình lớn hiện nay, một giải pháp xây dựng mới đang rất được ưa chuộng là sử dụng vật liệu làm từ nhựa tái chế. Trong đó, nổi bật lên là giải pháp xây dựng tạo sàn phẳng không dầm (còn gọi là sàn vượt nhịp) từ nhựa polyproplen. Lớp sàn nhựa này gồm nhiều hộp Ubot được lắp ghép lại với nhau qua nhiều thanh nối, tạo thành một lớp giữa 2 lớp sàn bê tông.
Đây là cách để giúp giảm bớt trọng lượng cho công trình xây dựng. Đồng thời nó cũng giúp giảm chi phí, tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lắp ráp, thi công. Sử dụng sàn nhựa Ubot cũng là một giải pháp xây dựng để tái chế lượng rác thải nhựa, góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.
Nguồn: https://lpc.vn