Search
Untitled

Giải mã 3 loại kính cách nhiệt tốt nhất hiện nay

Ở các nước thuộc khu vực có lượng nhiệt trung bình năm cao như Việt Nam thì kính cách nhiệt là một phần quan trọng của các công trình. Kính cách nhiệt đóng vai trò như chiếc máy điều hòa nhiệt độ tự động cho cả tòa nhà. Trong số những loại kính cách nhiệt có trên thị trường thì ba loại hình cách nhiệt được đánh giá tốt nhất là kính Low-E, kính phản quang và kính hộp.

Kính cách nhiệt được sử dụng rộng rãi cho các công trình

1. Kính Low – E

Đặc điểm của kính Low-E

Kính Low-E hay được biết đến với tên đầy đủ là Low Energy. Bề mặt của loại kính này được phủ lên một metalic đặc biệt siêu mỏng . Nhờ vậy, kính Low-E có khả năng giảm tốc độ phát xạ nhiệt, chậm phát tán và hấp thụ nhiệt lượng,. Đồng thời loại kính cách nhiệt này còn hấp có tính năng phản xạ các tia sáng mặt trời. Vì thế không gian bên trong luôn có mức nhiệt độ ổn định và không bị chói sáng gay gắt cũng như không chị ảnh hưởng trực tiếp của các tiếng ồn từ bên ngoài.

Kinh Low-E được lắp đặt cho tòa nhà cao tầng

Công dụng của kính Low-E

Kính cách nhiệt Low-E được sử dụng phổ biến cho các công trình ở những nước thuộc khu vực khí hậu xích đạo, cận xích đạo hay nhiệt đới. Bởi nó được nghiên cứu và sản xuất chuyên biệt để giảm thiểu các tia cực tím có hại trong ánh sáng mặt trời xuyên vào phòng, giúp cho căn phòng vẫn sáng rõ nhưng không gây hại cho con người.

Lớp vỏ mỏng trong suốt của kính Low-E thể hiện mức nhiệt hoặc năng lượng hồng ngoại dài. Theo nguyên lý truyền nhiệt trong vật lý thì nhiệt sẽ truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp hơn. Vào mùa đông, nhiệt năng bên trong cố gắng truyền ra ngoài, lớp phủ sẽ ngăn sự khuếch tán nhiệt bằng cách phản chiếu nhiệt trở lại bên trong. Và vào mùa hè thì ngược lại.

Điều này giúp cho không gian trong phòng luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Nhờ vậy, người dùng có thể tiết kiệm thêm nhiều chi phí cho công tác điều hòa nhiệt độ mà vẫn giữ được nét thẩm mỹ và độ sáng cho cả phòng.

2. Kính phản quang

Kính phản quang có đặc điểm gì?

Kính phản quang là loại kính đặc biệt có bề mặt phủ một lớp oxit kim loại phản quang đặc dụng. Để tạo ra lớp phủ đó, người ta sử dụng phương pháp phủ chân không hay phủ nhiệt.

Đúng với tên gọi, sản phẩm có khả năng phản xạ ánh sáng, ngăn tia tử ngoại và tia cực tím cực có hại trong ánh sáng mặt trời. Điều đặc biệt là loại kính cách nhiệt này không chỉ giảm được nhiệt độ của các tia sáng mà không làm giảm lượng ánh sáng truyền vào phòng. Từ đó, người dùng sẽ được tận hưởng một không gian sáng sủa, tươi mới mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Công trình ứng dụng kính phản quang

Tính ứng dụng của kính phản quang

Loại kính này được ứng dụng phổ biến làm vách kính trong các tòa nhà cao tầng. Kính phản quang có thể dùng làm kính an toàn, kính cường lực,… đều đảm bảo độ bền, chất lượng và an toàn cho người dùng. Cả tòa nhà cũng trở nên đẹp và thẩm mỹ hơn nhờ màu sắc đa dạng của kính phản quang như màu xanh lá, xanh nước biển, xám. Khả năng cách âm của kính phản quang cũng tốt hơn các loại kính cường lực có cùng độ dày.

3. Kính hộp

Đặc trưng của kính hộp

Kính hộp là dòng kính cách nhiệt và cách âm cao cấp, được biết đến rộng rãi trên thế giới với tên tiếng Anh là Double glazing hay Insulating glass. Loại kính đặc biệt này được cấu thành từ hai hay nhiều lớp kính. Môi trường bên trong hộp kính được bơm khí trơ để đẩy hết không khí ẩm ra ngoài hoặc được biết thành môi trường chân không. Nhờ vậy mà dòng kính này có khả năng giảm nhiệt truyền qua lớp ngoài toà nhà một cách hiệu quả.

Tùy theo yêu cầu của các công trình mà người ta sẽ sản xuất các lớp kính với độ dày khác nhau, dao động trong khoảng từ 3mm đến trên dưới 10mm. Cùng với đó các nan nhôm ngăn cách giữa những lớp kính còn có thành phần là hạt hút ẩm. Phần nan nhôm định hình này sẽ được liên kết với kính nhờ loại keo silicon chắc chắn.

Trên thực tế, để thuận tiện cho việc sản xuất, người ta lựa chọn sản xuất các lớp kính trong một tấm kính hộp có cùng độ dày. Thế nhưng, theo nghiên cứu của các chuyên gia thì việc đa dạng độ dày của các lớp kính trong một tấm kính hộp sẽ gia tăng khả năng cách nhiệt và cách âm cho kính.

Nhà máy sản xuất kính hộp

Kính hộp có công dụng gì?

Dòng kính hộp này cũng được sử dụng khá phổ biến cho nhiều công trình xây dựng. Bởi bên cạnh khả năng chắn tiếng ồn thì tính chất cách nhiệt của nó cũng tốt. Kính hộp có thể ngăn nhiệt độ cao ngoài trời truyền vào phòng, đồng thời cũng ngăn không khí mát trong phòng thoát ra ngoài, giúp tiết kiệm đáng kể điện năng làm mát. Hơn thế nữa,kính hộp cũng rất chắc chắn và an toàn, có thể chịu được nhưng va đập mạnh. Với vẻ ngoài sang trọng, kính hộp cũng góp phần nâng tầm vẻ đẹp cho các công trình.

4. LPC – đơn vị dày dặn kinh nghiệm sử dụng kính cách nhiệt cho các công trình

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam có rất nhiều công trình ứng dụng kính cách nhiệt vào trong thiết kế, xây dựng. Và LPC là một trong những đơn vị có kinh nghiệm dày dặn về việc sử dụng kính cách nhiệt vào thi công để tạo nên những tòa nhà xanh, tiết kiệm năng lượng.

Công trình sử dụng kính cách nhiệt do LPC thực hiện

Điển hình là việc kính Low-E cho hàng loạt các công trình như: Tòa nhà văn phòng ở giữa lòng thủ đô CDA – Hàm Long, Cải tạo trung tâm dịch vụ và hạ tầng ô tô Thành Công tại Gia Viễn – Ninh Bình,…

Kính Low-E được LPC trang bị cho công trình xây dựng

Hãy liên hệ với LPC ngay để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết từ khâu lên ý tưởng, thiết kế đến hoàn thiện mỹ mãn công trình của bạn.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.