Search
Hình ảnh Sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà 2

Có nên dùng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà không?

Nội dung

Trong số những loại vật liệu xây dựng hiện tại, sàn bê tông siêu nhẹ được khá nhiều nhắc đến. tuy nhiên, việc có nên dùng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà không vẫn là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp các được giải đáp mọi khúc mắc.

san-be-tong-sieu-nhe-lam-tran-nha
Sàn bê tông siêu nhẹ được áp dụng làm trần nhà

Sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà có thực sự là giải pháp thông minh?

Ở thời điểm hiện tại, sàn bê tông siêu nhẹ hiện đang khá phổ biến và được nhiều người sử dụng. Sàn bê tông siêu nhẹ còn được gọi là sàn panel siêu nhẹ, sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến của nước Pháp. Đây được xem là sản phẩm công nghệ tiên tiến hàng đầu lĩnh vực xây dựng, được sử dụng rộng khắp ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Australia,… 

Những nguyên liệu để sản xuất sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà bao gồm gạch bê tông nhẹ Block và dầm dự ứng lực. Ở Việt Nam hiện tại, nhiều công trình đã áp dụng rộng rãi các sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà trong các hạng mục xây dựng của mình. 

Hầu hết các sàn bê tông siêu nhẹ này đều phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng tại Việt Nam cũng như trên khắp hành tinh. So với các loại sàn truyền thống thì sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà sở hữu những ưu điểm vượt trội nên được khá nhiều người tin dùng. 

Ưu điểm của sàn bê tông siêu nhẹ:

  • Không cần thực hiện nhiều bước rườm rà như ghép cốt pha, trộn bê tông, đổ bê tông, láng sàn bê tông cho phẳng.
  • Sàn bê tông nhẹ, dễ thi công.
  • Giảm tải trọng lượng cho công trình. Sàn bê tông siêu nhẹ có trọng lượng 750 – 900 kg/m3

Những lợi thế của sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà so với sàn truyền thống 

Cách thức thi công đơn giản 

Từ tên gọi các bạn đã có thể dễ dàng hình dung được rồi, dĩ nhiên đã là bê tông siêu nhẹ thì trọng lượng của nó sẽ nhẹ hơn nhiều so với những sàn bê tông truyền thống. Đáng chú ý, trọng lượng của sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà chỉ bằng 1/5 so với trọng lượng của sàn bê tông truyền thống. 

Cách thức thi công của sàn siêu nhẹ so với sàn truyền thống cũng hoàn toàn không giống nhau. Để có thể làm sàn bê tông truyền thống, người làm phải trải qua khá nhiều công đoạn, có thể kéo đến cả tháng trời như ghép cốt pha; trộn và nhào bê tông; đổ bê tông vào cốt pha. Sau đó, các bạn phải đợi khô mới có thể dỡ cốt pha một cách dễ dàng. 

Đối với sàn bê tông siêu nhẹ, cách thức thi công cũng không cần quá phiền phức, khá đơn giản. Các thợ thi công chỉ cần làm hệ thống dầm bê tông dự ứng lực, và sau đó ghép, lắp các tấm gạch block lên hệ thống dầm đó. Tiếp theo đó, họ sẽ tiến hành đan lưới thép bảo vệ lên phía trên. Và tới công đoạn cuối cùng, các bạn chỉ cần đổ lớp vữa láng lên bề mặt để hoàn thiện thế là xong. 

san-be-tong-sieu-nhe-lam-tran-nha-2
Sử dụng sàn siêu nhẹ làm trần nhà để đạt được hiệu quả kinh tế và mang tính thẩm mỹ cao hơn

Tiết kiệm chi phí thi công, tính thẩm mỹ cao

Cách thi công sàn bê tông siêu nhẹ khá nhanh gọn nên khi làm bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách xây nhà theo kiểu truyền thống. Chính vì thế, việc được sở hữu ngôi nhà trong mơ với thời gian thi công ngắn gần như đã nằm trong tay của các bạn. Ngoài ra, các bạn cũng không quá tốn kém nhiều chi phí đầu tư cho nền móng khi xây nhà bằng bê tông siêu nhẹ. 

Nếu sử dụng sàn bê tông truyền thống làm sàn nhà, các bạn có thể sẽ thấy xuất hiện nhiều chỗ lồi lõm khác nhau do việc dùi, đầm bê tông không kỹ, không đều. Dẫu vậy, khi bạn sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ thì sẽ không thấy xuất hiện những hiện tượng này. Bề mặt sàn bê tông siêu nhẹ sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cực kỳ ấn tượng. 

Khả năng chống nóng, cách âm cực kỳ hoàn hảo 

Sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà sở hữu khả năng chống ồn, cách âm cực kỳ tốt. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi loại sàn này được sản xuất dựa trên sự nghiên cứu đúng đắn, kỹ lưỡng để có được những tính năng phù hợp với kiểu nhà hiện đại. Chính vì thế, sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà cực kỳ hoàn hảo đối với những công trình đồ sộ như khách sạn, trường học, nhà cao tầng,… 

Việc xây nhà bằng sàn siêu nhẹ sẽ giúp các bạn được sở hữu không gian sống cực kỳ tuyệt vời bởi tính năng chống cháy và chống nóng của nó là cực kỳ tốt. Không cần bàn cãi quá nhiều, sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội mà bạn nên dùng hơn các sàn bê tông truyền thống. 

san-be-tong-sieu-nhe-lam-tran-nha-3
Một số lưu ý khi sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà

Một số lưu ý khi thi công sàn siêu nhẹ làm trần nhà

Trước khi thi công, các kỹ sư phải tiến hành khảo sát tình hình và tính toán đo đạc diện tích sàn cần làm để lên phương án thiết kế thi công.

Đồ dày sàn bê tông dùng làm trần nhà dày 170 mm, trong đó 120 mm là gạch block và dầm PPB. Nhẹ hơn rất nhiều so với bê tông truyền thống. Do vậy, việc lên phương án thi công là điều rất cần thiết để công trình đạt được chất lượng thi công. Ngoài ra, do kết cấu của sàn bê tông siêu nhẹ nên các kỹ sư cần phải quan tâm đến các vấn đề như: độ sụt lún, độ cứng, độ phân tầng, kết cấu móng, trần nội thất và ngoại thất. Nếu cần thiết cần phải kết hợp gia tải để đảm bảo chất lượng.

Sau khi làm xong trần nhà cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về việc dùng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà, hi vọng sẽ giúp bạn đọc cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sàn bê tông siêu nhẹ. Cảm ơn vì đã theo dõi bài đọc.

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.