ngay

CÔNG TRÌNH CẢI TẠO VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI

Nội dung

Quá trình đô thị hóa ồ ạt đã tạo nên hàng triệu công trình xây dựng trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên đa số các công trình tính đến thời điểm hiện tại không còn phù hợp với điều kiện khí hậu, nhịp sống cũng như tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng hiện đại. Sau một quá trình đô thị hóa, một số lượng lớn các công trình kiến trúc xây dựng đến thời hạn cải tạo, sữa chữa. Đa số các công trình này có hiệu suất năng lượng thấp, sử dụng nhiều vật liệu độc hại cho môi trường và gây tốn kém trong quá trình vận hành sử dụng. Nhu cầu năng lượng tăng cao và giá năng lượng ngày càng đắt đỏ làm cho yêu cầu tiết kiệm năng lượng trong những công trình xây dựng. Bên cạnh đó, nền tảng “kiến trúc xanh” đang là nền tảng kiến trúc được nhiều Chủ Đầu tư sử dụng và cân nhắc trong thời gian qua.

Ở Việt Nam, công tác sửa chữa, cải tạo nhà, công trình được đánh giá là thị trường tiềm năng cực kỳ to lớn ở hiện tại và trong tương lai. Cải tạo công trình hướng đến phát triển bền vững không chỉ mang đến những lợi ích dài hạn mà còn giúp tiết kiệm một nguồn năng lượng và tài chính đáng kể so với xây dựng mới.

Công trình cải tạo tại Việt Nam

Pháp luật xây dựng Việt Nam hiện hành hiện cũng chưa có những hướng dẫn cụ thể về khái niệm: sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng. Thực tế, các khái niệm sửa chữa, cải tạo nâng cấp được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng được hiểu như sau: Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng là công tác phá dỡ (nếu có) một phần công trình hiện trạng để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mặt ngoài, kết cấu công trình, trang thiết bị công trình, mở rộng diện tích …

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC) là đơn vị được biết đến với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Quy hoạch, Tư vấn Giám sát và Quản lý dự án hiệu quả. Sau một thời gian bén duyên với các công trình cải tạo, LPC đã cùng Chủ Đầu tư đưa ra các giải pháp tối ưu để giải quyết các bài toán khó về công trình cải tạo.

Công trình cải tạo – Khó khăn và vai trò của các KTS

Giải pháp quy hoạch tổng thể

Việc tìm một giải pháp quy hoạch tổng thể phù hợp với mặt bằng xây dựng, phát triển tối đa công năng cũng như diện tích sử dụng của công trình là một bài toàn khó đối với các Chủ đầu tư và các Kiến trúc sư.

Hiện nay, việc triển khai thực hiện các dự án cải tạo được Nhà nước chia làm hai loại: Một là, các dự án kinh doanh, chủ đầu tư dự án phải tự thương lượng với người dân, nếu thương lượng được thì dự án sẽ được triển khai (Nhà nước không tham gia vào), trách nhiệm hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư, nguồn vốn thực hiện do cá nhân hoặc doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Đây là điều cực kỳ khó khăn với nhà đầu tư, mặc dù dự án được thực hiện theo quy hoạch được duyệt. Hai là, các dự án phục vụ cộng đồng như: đường giao thông, công trình công cộng thiết yếu (trường học, bệnh viện, chợ, công viên cây xanh – thể dục thể thao …), nhà nước chịu trách nhiệm đền bù giải tỏa để triển khai thực hiện dự án; nguồn vốn thực hiện là nguồn vốn Ngân sách.

Việc phân chia một cách rạch ròi theo hai cách phân loại trên dấn đến tình trạng khó khăn trong việc triển khai dự án cải tạo.

Trong thời gian qua, hầu hết các dự án BĐS (được xem là kinh doanh) đều được triển khai trên các khu đất trống lớn, đất các nhà xưởng đã di dời… do các Chủ đầu tư thương lượng thành công.  Còn những công trình phục vụ cộng đồng như: đường giao thông, chỉnh trang – nâng cấp các tuyến hẻm nhỏ thuộc khu dân cư hiện hữu cải tạo, các công trình công cộng thiết yếu thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước, đều bị chậm triển khai thực hiện.

Tính chất của các dự án của các Chủ đầu tư thương lượng thành công cần kết hợp hai mục tiêu phục vụ cộng đồng và kinh doanh. Quy mô chi tiết của dự án (diện tích, cơ cấu – chức năng, sử dụng đất, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, tầng cao,…) của các dự án đều phải được nghiên cứu, đảm bảo tính khả thi về hiệu quả kinh tế đối với Chủ Đầu tư và đảm bạo phù hợp với quy hoạch chung của toàn đô thị.

Giải pháp Kiến trúc công trình

Theo công bố của Hội đồng Công trình Xanh thế giới, việc xây dựng và sử dụng khai thác các công trình (bao gồm các công trình xây dựng phục vụ nền công nghiệp) chiếm tới 39 % lượng khí thải liên quan tới năng lượng toàn cầu. Chính vì vậy, Các kiến trúc sư luôn phải tìm kiếm một giải pháp Kiến trúc xanh để giảm thiểu tối đa lượng chất thải thải ra từ ngành xây dựng gây hại môi trường.

Các loại vật liệu xanh đến từ thiên nhiên luôn là sự lựa chọn thích hợp cho kiến trúc bền vững. Hiện nay, rất nhiều dự án cải tạo đã đưa vào sử dụng nhiều vật liệu tái chế.

Một trong nhưng yếu tố tạo nên kiến trúc bền vững là việc cải tạo và trang bị thêm các tiêu chí tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Giải pháp Kiến trúc của toàn bộ công trình phải giải quyết vấn đề hài hòa về hình khối và mặt bằng của tập thể hạng mục công trình.

Giải pháp thiết kế kết cấu công trình

Các công trình cải tạo luôn được chú trọng trong các thiết kế của công trình nhằm tối ưu công năng và diện tích sử dụng của công trình nhưng vẫn đảm bảo giao thông và quy hoạch đô thị. Các giải pháp về thiết kế xây dựng phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: Tính chất chịu lực của công trình; Các yêu cầu về độ bền chắc của công trình (Tuân thủa theo quy định về độ bền chắc, độ chịu lửa, độ chống ăn mòn, chống động đất được bộ xây dựng quy định cho từng cấp nhà cửa, cấp công trình); Khả năng cung cấp vật tư xây dựng đáp ứng với yêu cầu chịu lực của kết cấu; Yêu cầu về độ linh hoạt và dễ cải tạo của công trình; Đảm bảo tính kinh tế của giải pháp kết cấu.

Nguồn: lpc.vn

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.