Sàn phẳng không dầm là công nghệ mới đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành xây dựng hiện nay. Loại sàn này ra đời đã khắc phục được những điểm hạn chế của sàn dầm truyền thống. Trong bài viết này, LPC sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin về sàn phẳng không dầm và một số lưu ý khi giám sát công trình ứng dụng sàn phẳng không dầm.
Vai trò của sàn phẳng không dầm với ngành xây dựng tại Việt Nam
Công nghệ vật liệu và quan niệm tính toán kết cấu cũng như quan điểm kiến trúc ngày càng có nhiều đổi mới. Trong những thập niên gần đây, ngành xây dựng phát triển nhằm thay đổi những hình thức kết cấu cơ bản cột dầm sàn bằng những loại kết cấu mới cải tiến hơn.
Loại sàn phẳng không dầm kế thừa phương thức tính toán sàn theo lý thuyết cổ điển, thay thế những phần, vùng sàn không chịu lực bằng các loại vật liệu tái chế. Mục đích là để tối ưu hiệu quả thi công và mang lại nhiều lợi ích khác như: Giảm trọng lượng của sàn, giảm chi phí xây dựng, đồng thời bảo vệ môi trường… Một trong những công nghệ sàn hiện đại được đề xuất là sàn phẳng không dầm.
Sàn phẳng không dầm là giải pháp xây dựng xanh được ứng dụng trong những công trình kiến trúc lớn hiện nay. Giải pháp này vẫn đảm bảo các yêu cầu về khả năng chịu lực, tính ổn định của kết cấu.
Đặc biệt với bối cảnh hiện nay, với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tăng nhanh. Kèm theo đó là những đòi hỏi ngày càng cao về yếu tố thẩm mỹ và kỹ thuật. Ở các nước có ngành xây dựng phát triển như Mỹ, Nga…, đều ứng dụng kết cấu sàn phẳng không dầm rộng rãi.
Ngoài ra, sàn không dầm cũng đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu như: Áo, Đan Mạch, Mỹ, Nga… Tiếp đó, Việt Nam là nước kế thừa các công nghệ này từ công trình nghiên cứu của các quốc gia phát triển. Đây cũng chính là cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi trong lĩnh vực phát triển sàn không dầm.
Có một số công trình của nước ta đã được ứng dụng sàn không dầm. Chẳng hạn như:
- Chung cư Licogi 13 Thanh Xuân, Hà Nội gồm 27 tầng nồi, 3 tầng hầm
- Tòa nhà 28A Lê Trọng Tấn (năm 2010, Hà Đông, Hà Nội gồm 28 tầng nổi, 2 tầng hầm với 25.000nỶ sàn)
- Chung cư cao cấp Ocean ViewManor (năm 2010, Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu gồm 24 tầng nồi, 1 tầng hầm với 30.129m sản)
- Trung tâm thương mại Thanh Trì (nhịp 13,2m); Trụ sở Viettel số 1 Giang Văn Minh (nhịp 8,5m).
- …
Tuy nhiên hiện nay, việc thi công sàn không dầm ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều đơn vị còn chưa nắm bắt được công nghệ mới nên giải pháp này chưa phổ biến và phát hiển mạnh ở Việt Nam. Hiểu được điều đó, LPC đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sàn phẳng không dầm Ubot về Việt Nam nhằm đưa ngành thi công xây dựng lên một tầng cao mới.
Trên thực tế, LPC đã tự sản xuất, cải tiến chất lượng của sàn Ubot sao cho phù hợp với đặc điểm của các công trình xây dựng tại nước ta dựa trên tiêu chuẩn và Moduel từ Daliform.
Vấn đề đặt ra là phải làm sao để áp dụng các phương pháp đánh giá dựa trên các tiêu chí đặc trưng của công nghệ sàn phẳng không dầm. Mục đích chính để làm rõ phạm vi áp dụng mức độ công trình đưa lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế nhất. Một số phương pháp đánh giá được nghiên cứu như:
- Phương pháp dùng một hệ chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với hệ chỉ tiêu bổ sung
- Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo
- Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp
Cách để quản lý chất lượng một công trình sàn phẳng không dầm
Giám sát công trình sàn phẳng không dầm hiệu quả phải bắt đầu ngay từ khâu thiết kế
Trong khoảng thời gian này, các nhà thầu cần phải đảm bảo rằng tất cả những yêu cầu của bạn đều được thể hiện rõ ràng trên hồ sơ thiết kế cũng như chi phí dự toán không thay đổi với ngân sách. Nhìn chung thực tế có hai bản vẽ vô cùng quan trọng nhất bạn phải nắm rõ, bao gồm Hồ sơ thiết kế và Hồ sơ kỹ thuật:
– Hồ sơ thiết kế là bản vẽ dùng để thể hiện chi tiết các mặt đứng, mặt cắt và phối cảnh 3D của một công trình kiến trúc. Bạn nên yêu cầu KTS cung cấp mô hình 3D để người nhìn có thể hình dung rõ ràng sản phẩm thiết kế, thuận tiện hơn trong việc trình bày bản vẽ.
– Hồ sơ kỹ thuật là bản vẽ hoàn chỉnh nhất, bao gồm thể hiện chi tiết các hạng mục xây dựng (từ nguồn gốc, khối lượng, chủng loại, đơn giá….) được dùng để xác định chi phí và giá trị dự định của công trình. Bạn nên cẩn thận trong việc kiểm tra mục này vì chỉ cần mắc một chút lỗi về một trong các yếu tố trên thì ngay lập tức đơn giá vật tư đã có sự thay đổi khác biệt.
Tham khảo những nhà thầu và đơn giá từ nhiều nhà cung cấp tại địa phương nhằm mục đích chọn vật liệu phù hợp với yêu cầu thiết kế, giá cả lại hợp lý nhất. Nếu kỹ lưỡng, thực hiện chính xác trong giai đoạn này thì việc quản lý chi phí sẽ nằm trong tầm tay bạn.
Giám sát thi công công trình sàn phẳng không dầm và nghiệm thu từng công đoạn theo tiến độ thi công phần thô
Phần thô được xem là phần quan trọng bậc nhất, được làm hạng mục tiền đề, cốt lõi để hình thành và phát triển tất cả các hạng mục kế tiếp. Giám sát trong giai đoạn này như theo dõi tiến độ thi công, kiểm tra khối lượng vật liệu, chủng loại… cần diễn ra nhanh chóng.
Cũng trong giai đoạn này, mâu thuẫn giữa KTS và nhà thầu sẽ xảy ra. Để hạn chế điều này, chủ nhà cần tạo ra hình thức kỷ luật giữa 3 bên và thông tin minh bạch trong suốt quá trình thiết kế, thi công, nghiệm thu. Một số chia sẻ của giám đốc Philippe Richard về cách làm rất sáng tạo của công ty:
“Công trình của chúng tôi tạo ra một nhóm liên lạc trên mạng xã hội, từng công đoạn có thể được nghiệm thu bằng hình ảnh cho tất cả các bên, giúp gia chủ yên tâm về công trình mọi lúc mọi nơi. Anh cũng có thể can thiệp kịp thời nếu có bất cứ vấn đề nào xảy ra. Ngoài ra, cuối công trình có video quay lại diễn tả toàn bộ quá trình xây dựng và gửi lại cho gia chủ.”
Trong quá trình xây dựng công trình sàn phẳng không dầm, những tác động là yếu tố khiến bạn muốn thay đổi một phần nào đó của thiết kế. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, lời khuyên là hãy kiên định với những thứ ban đầu và đầu tư vào phần trang trí. Nếu có những lý do khách quan buộc phải thay đổi, hãy trao đổi với KTS và nhà thầu để cùng nhau tìm ra giải pháp hiệu quả nhất căn cứ vào tình hình thực tế.