Search
bien-phap-khac-phuc-khuyet-tat-thi-cong-san-ubot

Biện pháp khắc phục khuyết tật khi thi công sàn Ubot (Phần 2)

Nội dung

Thi công sàn Ubot và việc xử lý các khuyết tật khi thi công sàn Ubot luôn là vấn đề được quan tâm trong xây dựng đặc biệt đối với CĐT hay các nhà thầu thi công. Lựa chọn giải pháp vật liệu công nghệ mới đã khó, mà đạt độ tin tưởng với sản phẩm còn khó hơn. Với kinh nghiệm ứng dụng nhiều Dự án về công nghệ sàn phẳng không dầm Ubot, LPC hy vọng sẽ mang lại cho CĐT và các đơn vị nhà thầu thêm những biện pháp để khắc phục khuyết tật một cách hiệu quả.

khac-phuc-khuyet-tat-thi-cong-san-ubot

Thi công sàn Ubot – Hiện tượng có vết nứt

Hiện tượng có vết nứt trong thi công sàn Ubot là một trong những hiện tượng phổ biến khi thi công sàn không dầm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt ngang thuộc về vật liệu và hỗn hợp trộn, công tác thi công sàn Ubot và các yếu tố khác như thiết kế kết cấu. Các vết nứt ngang thường xuất hiện khi đổ bê tông xong và độ rộng của vết nứt phát triển theo thời gian.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng có vết nứt từ việc cấp phối bê tông không đúng hàm lượng (PCB 40) gây hiện tượng giòn, nứt; Sử dụng phụ gia siêu hoá dẻo, phát triển nhanh cường độ cho bê tông ở giai đoạn đầu, làm tăng tốc quá trình thuỷ hoá để đạt cường độ sớm đồng nghĩa với mực độ toả nhiệt của bê tông bị thay đổi – giảm hàm lượng nước trong bê tông.

Tháo cốp pha sớm trong thi công sàn Ubot khi bê tông chưa đạt cường độ hay tháo cốp pha tầng dưới sớm khi đổ bê tông tầng tiếp theo cũng gây hiện tượng nứt do tải trọng thi công lớn hơn tải trọng thiết kế.

Đặc biệt các nguyên nhân do bê tông và do cốt thép trong quá trình thi công sàn Ubot là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng có khe nứt trên sàn.

  • Do bê tông:

+  Do quá trình bảo dưỡng sàn không đúng quy trình.

+  Do điều kiện khí hậu trong lúc đổ bê tông.

+  Mác bê tông không đúng, đủ theo thiết kế.

+  Tỉ lệ, thành phần hạt cốt liệu không đảm bảo.

+ Nước sử dụng trộn bê tông không đảm bảo. Xảy ra hiện tượng mất nước xi măng (do ngấm xuống đất, do ván khuôn sàn bị hở…).

+ Đổ bê tông không đều. Độ dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra kỹ).

+ Thời gian cấp bê tông không liên tục, dẫn tới bê tông bị khô cứng/phân tầng.

  • Do cốt thép:

+  Bề rộng khe nứt bé đi tại vị trí gặp các thanh cốt thép (dọc) trong cấu kiện bê tông cốt thép và mở rộng theo bề mặt của cấu kiện. Vì vậy chiều dày lớp bê tông bảo vệ và khoảng cách giữa các thanh thép ảnh hưởng tới bề rộng khe nứt. Các thanh thép nên được bố trí đều và tương đối gần với hai mặt bên và mặt đáy của dầm hoặc sàn.

+  Bố trí thép ít và đặt quá thưa, bản quá rộng.
+  Đặt vào một vài thép đường kính lớn (> 1/10 chiều dày sàn) với hy vọng gia cường sàn, nhưng nó lại là nguyên nhân gây nứt.
+  Nối buộc không cẩn thận.
+  Do bị võng sàn (nứt ngang giữa trần theo phương cạnh dài), thông thường do lượng cốt thép chưa đủ
+  Gia công lắp dựng cốt thép sai lớp bê tông bảo vệ,
+  Lớp bê tông bảo vệ không đủ:
+ Cốt thép sàn chưa được nắn thẳng triệt để trước khi đặt;

Biện pháp khắc phục

Để hạn chế tối đa việc xảy ra khuyết tật nứt sàn khi thi công sàn Ubot. Các Kỹ sư LPC khuyến cáo Chủ Đầu tư và các Đơn vị thi công nên:

  • Hạn chế sử dụng hóa chất đông cứng nhanh. Hạn chế sử dụng phụ gia R7,R14,… Phải chú ý theo dõi đúng kĩ thuật theo hướng dẫn của kí sư LPC.
  • Nên đổ bêtông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bê tông mới đông cứng
  • Cần có khe co giãn nhiệt khi chiều dài công trình lớn (cạnh dài không nên vượt quá 60m)
  • Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn, có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông và  nếu có thể tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao. 
  • Sử dụng cốt liệu đá cỡ lớn nhất theo tiêu chuẩn ACI 318, đá nghiền làm cốt liệu thô và sử dụng hàm lượng cốt liệu tối đa.
  • Hỗn hợp bê tông cần được thí nghiệm đảm bảo độ sụt 16-18cm, đảm bảo cường độ, mác bê tống cũng như thành phần cốt liệu,…
  • Tiến hành bảo dưỡng hộ ngay sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, công tác dưỡng hộ phải được thực hiện theo tiêu chuẩn quy định
  • Các tầng giáo chống sàn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn. Khi đổ bê tông tầng trên phải đảm bảo tối thiểu 02 tầng giáo chống đầy đủ. Tuyệt đối chú ý k để xảy ra hiện tượng tải thi công lớn hơn tải trọng thiết kế.

Hiện tượng có lỗ rỗng dưới đáy hộp Ubot

Hiện tượng có lỗ rỗng dưới đáy hộp Ubot cũng là 1 hiện tượng có thể xảy ra. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do độ xoè bê tông không đảm bảo; Do lắp đặt thép, khoảng cách thép gia cường quá gần với chân hộp Ubot dấn đến cốt liệu bê tông không thể lèn qua để lấp đầy chân hộp Ubot.

Để khắc phục hiện tượng này, LPC khuyến cáo các đơn vị nên sử dụng bê tông đảm bảo độ xoè theo đúng yêu cầu của đội ngũ kỹ thuật của LPC; Lắp đặt thép gia cường có khoảng cách 30. – 40mm đủ để hỗn hợp bê tông lèn và lấp đầy chân hộp.

Các quy trình xử lý khi có lỗ rỗng gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí lỗ rỗng trên sàn
  • Bước 2: Đục bê tông tại vị trí lỗ không đủ chiều dày theo quy định
  • Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ tại vị trí lỗ rỗng
  • Bước 4: Đặt ván khuôn và cột chống bịt vị trí lỗ cần xử lý
  • Bước 5: Khoan rút lõi từ trên sàn xuống tại vị trí lỗ
  • Bước 6: Sử dụng vữa sika sửa chữa, dặm vá gốc xi măng sau đó rót vào vị trí lỗ đã khoan.

Các hiện tượng khuyết tật khi thi công sàn Ubot xảy ra từ nhiều các nguyên nhân khác nhau bao gồm cả vật liệu và thiết kết kết cấu. Và là những hiện tượng bất khả kháng mà không CĐT nào mong muốn. Do vậy để không tốn kém chi phí xử lý các hiện khuyết tật trên khi thi công sàn Ubot. CĐT nên cân nhắc lựa chọn các đơn vị có kinh nghiệm về thiết kế kết cấu, đặc biệt là việc hướng dẫn và chuyển giao khi thi công sàn Ubot.

Thi-cong-san-ubot

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.