Sàn bê tông không dầm là gì? Cách tính toán sàn không dầm trong ứng dụng xây dựng như thế nào là hợp lý nhất? Sàn không dầm có những ưu điểm gì so với sàn truyền thống? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn được giải đáp mọi thắc mắc.
Sàn bê tông không dầm – bước phát triển vượt bậc trong ngành xây dựng
Đôi nét cơ bản về sàn bê tông không dầm
Sàn bê tông không dầm là loại sàn bê tông phẳng, không cần sử dụng các thanh dầm ngang dọc. Sàn bê tông không dầm liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình nên nó sở hữu khá nhiều ưu thế về đặc tính kỹ thuật. Người ta đã tính toán sàn không dầm một cách kỹ lưỡng để có thể ứng dụng tốt nhất vào ngành xây dựng.
Sự ra đời và phát triển của sàn bê tông không dầm
Sàn bê tông không dầm ra đời trong bối cảnh ngành công nghệ vật liệu ngày càng phát triển. Cùng với đó là những quan điểm kiến trúc ngày càng đổi mới, quan niệm tính toán toàn cầu thay đổi phù hợp với bối cảnh hiện tại. Sàn bê tông không dầm ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng, thay thế hoàn toàn so với các loại sàn bê tông truyền thống.
Cách tính toán sàn không dầm dựa theo lý thuyết cổ điển. Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng thay thế những vùng, phần sàn không chịu được lực bằng những loại vật liệu tái chế, xem xét tác dụng lên sàn để đưa ra những phương án làm giảm nhẹ lực. Và từ đó, sàn bê tông không dầm được ra đời mà vẫn có tính ổn định cao, đảm bảo yêu cầu về khả năng chịu lực.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, các công trình công nghiệp và dân dụng ngày càng “mọc như nấm”, đòi hỏi mặt kỹ thuật và tính thẩm mỹ vô cùng cao. Ở những quốc gia sở hữu nền kinh tế phát triển vượt bậc như Nga, Mỹ, Anh, Đức,… sàn không dầm được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi.
Ở thời điểm hiện tại, việc tính toán sàn không dầm đã được nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng tại khá nhiều nước trên thế giới như Đan Mạch, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc,… Việc tìm hiểu cách tính toán sàn không dầm ở những nước có nền kinh tế phát triển sẽ là bài học, nguồn tư liệu quý để Việt Nam ngày càng phát triển chuyên sâu hơn trong việc sản xuất sàn bê tông không dầm.
Cụ thể, sàn ứng lực, sàn Ubot, sàn bóng, Panel 3D,… được ứng dụng sản xuất nhằm tạo ra sàn bê tông không dầm vượt nhịp lớn nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực của sàn bê tông.
Ứng dụng tính toán sàn không dầm tại Việt Nam
Năm 2006, sàn bê tông không dầm tại Việt Nam được khá nhiều công ty xây dựng chuyển giao, nghiên cứu ứng dụng thí điểm vào khá nhiều công trình tiêu biểu.
Những công trình sử dụng công nghệ sàn Bubledeck phải kể đến như chung cư cao cấp Ocean View Manor (năm 2010, Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu gồm 24 tầng nổi, 1 tầng hầm với 30.129m2 sàn); Tòa nhà 28A Lê Trọng Tấn (năm 2010, Hà Đông, Hà Nội gồm 28 tầng nổi, 2 tầng hầm với 25.000m2 sàn); Chung cư Licogi 13 (năm 2010, Thanh Xuân, Hà Nội gồm 27 tầng nồi, 3 tầng hàm với 30.600m2 sàn);…
Ngoài ra, các công trình sử dụng công nghệ sàn ứng lực trước tại Việt Nam có thể kể đến đó là tổ hợp văn phòng kết hợp nhà ở chất lượng cao Huỳnh Thúc Kháng, Tòa tháp 45 tầng Halico; trung tâm thương mại Thanh Trì (nhịp 13,2m). Trụ sở Viettel số I Giang Văn Minh (nhịp 8,5m); tòa nhà 63 Lý Thái Tổ nhịp 11m; Tháp đôi Vincom (nhịp I0m); thư viện Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (7 tầng);… Những công trình như khách sạn Hải Đăng – Nha Trang; khách sạn Xanh – Tp. Huế; Trường THPT Phú Bài;… thì được thiết kế bằng Công nghệ sàn 3D.
Dẫu vậy, từ lúc đó tới nay Việt Nam ta vẫn chưa có tiêu chuẩn thi công, thiết kế để phát triển sàn không dầm. Ngoài những công trình tiêu biểu kể trên thì việc tính toán sàn không dầm tại nhiều công trình ở Việt Nam vẫn còn gặp khá nhiều hạn chế. Ở thời điểm hiện tại, ngành xây dựng Việt Nam vẫn phải phụ thuộc khá nhiều vào việc nhập vật liệu từ nước ngoài.
Cấu tạo sàn bê tông không dầm
Sàn bê tông không dầm sở hữu nhiều tính ưu việt bởi nó chính là kết quả phối hợp đặc tính hình học của các phần vật liệu rỗng và lưới thép. Nhiệm vụ chính của lưới thép đó là phân bổ và định vị vật liệu tái chế ở những vị trí chính xác. Trong khi đó, phần vật liệu tái chế sẽ định dạng lưới thép, định hình thể tích lỗ rỗng.
Hệ thống kết cấu sàn không dầm không nhất thiết phải có tường hay dầm. Một tấm sàn không dầm hoàn chỉnh có thể tựa lên các cột toàn khối hay các cột lắp ghép. Độ ổn định của sàn có tính toàn khối là khá tốt, tính cách lửa cao, tính cách nhiệt và cách âm tốt, chịu được những tác động của thời tiết.
Những ưu điểm và nhược điểm của sàn bê tông không dầm
Ưu điểm
Những ưu điểm mà sàn bê tông không dầm sở hữu đó chính là khả năng chịu lực và giảm tải trọng xuống móng rất tốt, linh hoạt trong thiết kế. Sàn bê tông không dầm rất thuận tiện cho việc bố trí hệ thống kiến trúc, kỹ thuật cực kỳ thông thoáng.
Bên cạnh đó, sử dụng sàn bê tông không dầm giúp tiến độ thi công công trình được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Những công nghệ sàn dễ thi công nhanh gọn, ổn định đó chính là sàn 3D, Bubbledeck và sàn bê tông Uoot.
Chưa dừng lại ở đó, mức độ thân thiện của sàn bê tông không dầm đối với môi trường được đánh giá là khá lý tưởng. Chính việc loại bỏ phần bê tông ở thớ giữa tiết diện sàn đã đem lại các lợi ích về kinh tế, thời gian xây dựng. Sử dụng, tính toán sàn không dầm giúp giảm thiểu vấn nạn ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm kể trên thì sàn bê tông không dầm vẫn có đôi chút nhược điểm mà chúng ta cần khắc phục. Việc xây dựng, ứng dụng tính toán sàn không dầm trong xây dựng được đánh giá là không hề dễ dàng. Việc thiết kế sàn đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng để được đảm bảo chất lượng sàn.
Trên đây là bài viết về ứng dụng tính toán sàn không dầm trong xây dựng, hy vọng bài viết sẽ đem đến nhiều thông tin hữu ích cho các bạn trẻ, nhất là những người đang làm trong ngành xây dựng. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết!