Hình ảnh xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai 3

Top 7 loại vật liệu xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai

Nội dung

Xây dựng xanh vừa là một xu hướng mới vừa là một nhu cầu bức thiết của người dân trong cuộc sống góp phần làm giảm thiểu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu.

Hình ảnh xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai 1
Vật liệu xây dựng xanh hiện nay đã trở thành một xu hướng tất yếu trong công nghiệp xây dựng

Sử dụng vật liệu xây dựng xanh đang là một trong những xu hướng hiện nay được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, nhằm góp phần tạo ra một thế giới “xanh” và bảo vệ môi trường tốt hơn.

Xây dựng xanh – Xu hướng tất yếu của sự phát triển thế giới

Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh

Xu hướng xây dựng xanh hiện nay đã trở thành một xu hướng tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Theo đó, những tòa nhà được sử dụng vật liệu xanh thường được đánh giá có vòng đời dài hơn so với nhiều công trình dùng các vật liệu truyền thống trước đây.

Không chỉ vậy, các tòa nhà xanh này cũng đạt được mức tiêu thụ tài nguyên hiệu quả, mà vẫn đảm bảo mang lại sự thoải mái, thuận tiện cho người dùng. Và điều đặc biệt quan trọng, đó là giảm thiểu tối đa những tác động có hại đến hệ sinh thái đất, nước, không khí bằng việc sử dụng các vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường.

Vật liệu xây dựng xanh là gì?

Hình ảnh xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai 2
Khái niệm vật liệu xây dựng xanh là gì?

Theo các chuyên gia về xây dựng, một vật liệu xây dựng xanh thường được đặc trưng bởi một trong các tính chất sau:

  • Không độc hại.
  • Có khả năng tái chế cao.
  • Mang lại hiệu quả xây dựng và tiết kiệm năng lượng.
  • Có vòng đời sử dụng lâu dài hoặc có tác động tới môi trường đất ít nhất (để giảm ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí).
  • Góp phần sử dụng năng lượng hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Vậy những vật liệu nào có thể đáp ứng được các tiêu chí trên và nên được sử dụng cho công nghệ xây dựng xanh? Cùng xem những cái tên được liệt kê dưới đây nhé!

Top 7 loại vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường là gì?

Beton thực vật (GrassCrete)

Loại vật liệu trong xu hướng xanh trong xây dựng đầu tiên được nhắc đến là bê tông thực vật – với nguyên liệu từ các loại cỏ. Đúng như tên gọi, phương pháp này là một cách thiết kế nhằm tạo ra những lối đi, vỉa hè… thành những mô hình để cho cỏ và các loài thực vật khác phát triển.

Lợi ích mà nó mang lại là giảm lượng bê tông cần sử dụng nói chung, và giúp cải thiện sự thoát nước mưa hiệu quả trong các khu đô thị.

Cây gai dầu (HempCrete)

Hình ảnh xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai 3
Dùng vật liệu xây dựng xanh đang là giải pháp được nhiều nhà đầu tư lựa chọn

Với loại vật liệu xây dựng xanh này, nó được làm từ những sợi gỗ của cây gai dầu và dùng nước vôi để liên kết chúng lại với nhau. Điều này giúp tạo ra những khối bê tông “gỗ” nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được độ cứng để dùng trong xây dựng.

Không chỉ vậy, các khối bê tông gai dầu cũng giúp giảm đáng kể trọng lượng công trình. Từ đó giúp làm giảm năng lượng dùng trong vận chuyển, hơn nữa cũng dễ tái chế khi không còn sử dụng.

Tre cũng là một trong những vật liệu xây dựng xanh tiềm năng cho các công trình trên toàn thế giới. Loại nguyên vật liệu truyền thống này có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, độ bền và khả năng tái chế cao.

Việc dùng tre trong xây dựng có thể giúp thay thế các vật liệu nhập khẩu đắt tiền. Và cung cấp một giải pháp mới cho thay thế bê tông, cốt thép. Đặc biệt là ở những khu vực khó tiếp cận, cần xây dựng lại sau thảm họa thiên nhiên. Hoặc ở những nơi có khả năng tiếp cận với nguồn cung cấp tre tự nhiên.

Gỗ

Cũng tương tự như tre, gỗ là một trong các vật liệu xây dựng xanh được sử dụng lâu đời hơn so với bê tông, cốt thép. Ưu điểm của việc dùng gỗ trong nhiều dự án xây dựng là nó đòi hỏi tốn ít năng lượng chế tạo hơn; thân thiện với môi trường và có thể tái chế dễ dàng.

Hình ảnh xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai 4
Giáp pháp xây dựng xanh cho ngành xây dựng hiện nay

Tuy nhiên, để đảm bảo yếu tố “xanh” trong việc bảo vệ môi trường, thì hoạt động trồng và khai thác gỗ cũng cần được quản lý đúng cách.

Sợi nấm (Mycelium)

Sợi nấm nghe qua có thể là một ý tưởng “điên rồ”, nhưng trên thực tế, các chuyên gia hy vọng đây sẽ là một vật liệu xanh trong tương lai.

Với nguyên liệu chính gồm cấu trúc sợi rễ của nấm được sấy khô trong không khí nhằm tạo ra “các viên gạch thực vật” có hình thù đa dạng và trọng lượng nhẹ. Đây là một trong những ý tưởng đang được khuyến khích phát triển, song song với nhiều nguyên liệu khác như rơm, rạ, cỏ, tre,…

Bê tông từ bụi thép (Ferrock)

Là một trong các loại vật liệu xây dựng xanh mới đang được nghiên cứu đưa vào sử dụng, Ferrock được tái chế từ bụi thép công nghiệp nhằm tạo thành bê tông. Vật liệu độc đáo này được cho là sẽ thân thiện với môi trường hơn nhờ khả năng hấp thụ carbonic trong quá trình sấy khô và làm cứng.

Hơn nữa, các chuyên gia cũng cho rằng bê tông từ bụi thép bền hơn bê tông thông thường. Đồng thời cũng giúp tái sử dụng nguồn rác thải từ công nghiệp sản xuất thủy tinh, thép.

Hình ảnh xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai 5
Bê tông từ bụi thép – Vật liệu xanh “xịn” hơn beton

Bê tông từ nhựa tái chế (sàn nhẹ Ubot)

Bên cạnh việc sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống, thì việc tái chế rác thải cũng là một vấn đề đau đầu của các nhà nghiên cứu. Đặc biệt là khi lượng rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng.

Trước thực trạng này, thay vì khai thác và tạo ra những nguyên liệu mới, thì sử dụng nhựa tái chế để làm vật liệu xây dựng xanh hay vật liệu xây dựng nhẹ là một trong những giải pháp được đánh giá là mang lại hiệu quả cao.

Trong đó, không thể không nhắc đến sự ra đời của sàn nhẹ ubot – một dạng sàn bê tông được làm từ nhựa và đã đạt những tiêu chuẩn đánh giá. Bao gồm chất lượng thân thiện với môi trường, kiểu dáng hình hộp vuông dễ vận chuyển, lưu trữ và lắp ráp.

Ubot là một loại vật liệu xây dựng xanh xuất xứ từ nước Ý, và được chuyển giao thành công tại Việt Nam bởi công ty Lam Pham Construction (LPC). Nguồn nguyên liệu chính được dùng để sản xuất vật liệu này là nhựa tái chế polypropylene. Do đó Ubot có khả năng tái sử dụng cao hơn và ít độc hại hơn so với các loại nhựa khác.

Hình ảnh xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai 6
Sàn Ubot từ nhựa tái chế là vật liệu xanh được ưa chuộng hiện nay.

Ubot có cấu tạo đặc biệt hình hộp rỗng với 5 chân hình côn. Chân này có tác dụng quy định chiều cao lớp bê tông dưới của sàn và làm van xả khí khi có hỏa hoạn cháy nổ xảy ra. Khi dùng trong công trình, các khối hộp này được liên kết với nhau thông qua các thanh nối, nằm chìm trong sàn bê tông tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc. 

Lớp sàn nhựa ubot này có tác dụng thay thế các vùng bê tông không làm việc, nhờ đó giúp giảm tải trọng lượng của sàn và làm giảm số cột thép cần dùng trong công trình.

Bên cạnh đó, việc sử dụng sàn Ubot cũng mang lại ưu điểm trong giảm chi phí vận chuyển, lắp đặt. Các công trình dùng sàn Ubot cũng sẽ không cần vận hành quá nhiều máy móc phức tạp, mà chỉ cần một số ít nhân công để thực hiện thao tác lắp ráp đơn giản.

Ngoài ra, bê tông từ nhựa tái chế cũng góp phần làm giảm rác thải nhà kính và là giải pháp để giúp xử lý các chất thải nhựa đang tắc nghẽn tại nhiều bãi rác.

Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh không chỉ đơn thuần là dùng các nguyên liệu thiên nhiên như cỏ, rơm, gỗ, tre,… mà còn là những vật liệu được tái chế từ chính những chất thải của sự phát triển công nghiệp hiện đại.

Những loại vật liệu xây dựng xanh này góp phần lớn vào việc thay bảo vệ môi trường, hạn chế quá trình biến đổi khí hậu trên toàn trái đất.

Nguồn: https://lpc.vn

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.