Web.-Hieu-qua-kinh-te-giua-san-phang-va-san-truyen-thong-01

HIỆU QUẢ KINH TẾ, KỸ THUẬT GIỮA SÀN PHẲNG VÀ SÀN TRUYỀN THỐNG

Nội dung

sàn bê tông nhẹ

Hiện nay, sàn rỗng, sàn bê tông nhẹ hay còn được gọi là sàn phẳng đã khẳng định được vị thế so với sàn bê tông truyền thống. Với lợi thế ưu điểm về kiến trúc, kết cấu, thi công và đảm bảo yếu tố kinh tế, sàn bê tông nhẹ đang được rất nhiều Chủ đầu tư, các đơn vị thầu xây dựng quan tâm.

Giải pháp sàn phẳng Ubot là một giải pháp sàn rỗng được chuyển giao từ Châu Âu và được ứng dụng tại Việt Nam từ năm 2012 với ưu điểm vượt trội cho các loại công trình xây dựng trong nước và Quốc tế.

Với những biến động lớn của ngành kinh tế trong nước và thế giới do dịch bệnh, giá nguyên vật liệu tăng cao, thì vấn đề về tính hiệu quả của các giải pháp xây dựng đang rất được quan tâm. Vậy giải pháp sàn phẳng có những ưu điểm và khuyết điểm gì so với giải pháp sàn BTCT truyền thống? Hãy tham khảo bài viết này với chúng tôi.

Tiêu chuẩn và nguyên lý tính toán

Sàn bê tông cốt thép truyền thống đã và đang được sử dụng phổ biến ở Vn và các nước trên thế giới. Hiện ở VN, đa số các đơn vị sử dụng TCVN để tính toán và thiết kế.

Giải pháp sàn phẳng Ubot sử dụng Tiêu chuẩn Châu Âu (Eurocode) để tính toán và thiết kế. Hiện nay, do tính ứng dụng và tính phổ biến cao, Tiêu chuẩn mới (TCVN 5574:2018) đã cập nhật các phương thức tính toán cho loại sàn này. Do đó, Tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot hiện nay đã có thể tính toán theo TCVN. Đây cũng là xu hướng của ngành XD ở Việt Nam, cập nhật những tiến bộ KHKT ở các nước tiên tiến và áp dụng nhằm tăng tính hiệu quả cho quá trình sản xuất.

Đặc tính kỹ thuật hệ kết cấu

Sàn bê tông cốt thép truyền thống

  • Độ cứng tổng thể (chịu tải trọng ngang) tốt.
  • Dầm là cấu kiện chính chịu tải trọng đứng và góp phần tạo hệ kết cấu chịu tải trọng ngang (hệ khung, hệ khung vách, khung vách lõi kết hợp).
  • Sàn là cấu kiện phụ chịu tải trọng đứng, đưa tải đứng về các cấu kiện chính: dầm, cột, vách, móng v.. v..
  • Giảm chiều cao thông thủy (do dầm là cấu kiện chịu lực chính do đó yêu cầu độ cứng lớn – chiều cao dầm lớn).

Sàn bê tông nhẹ Ubot:

  • Có độ cứng ngang kém hơn so với sàn BTCT truyền thống.
  • Hệ dầm thường được thiết kế là dầm chìm trong sàn, mang tính chất gia cường và tăng độ cứng cho sàn.
  • Sàn là cấu kiện chịu tải trọng đứng chính và phân phối lực về cột, vách.
  • Trọng lượng bê tông sàn giảm 10% đến 15% so với sàn truyền thống
Giảm 10 – 30% chi phí bê tông cốt thép

Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Đối với tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. Giải pháp sàn phẳng Ubot cũng được áp dụng theo tiêu chuẩn và quy phạm Việt Nam hướng dẫn và chấp thuân, chỉ bổ sung thêm quy trình xếp hộp Ubot.

Khác với các giải pháp khác, yêu cầu khắt khe về trình độ thi công của nhà thầu cũng như công nhân, giải pháp sàn phẳng Ubot rất đơn giản, bất kỳ nhà thầu nào cũng có thể nắm bắt ngay được các yếu tố kỹ thuật và thi công.

Kỹ thuật thi công và tiến độ thi công

Giảm thiểu việc cắt ván/cốp pha, giảm thời gian lắp dựng cốp pha
Tiến độ thi công nhanh hơn 30%

Sàn bê tông cốt thép truyền thống:

  • Kỹ thuật thi công đơn giản và phổ biến
  • Sàn có dầm nên khó cho việc thi công đường ống, kỹ thuật và thẩm mỹ

Sàn bê tông nhẹ Ubot

Kỹ thuật thi công đơn giản hơn so với sàn dầm truyền thống. Do làm sàn phẳng nên giảm được công tác gia công, lắp dựng cốp pha, thuận tiên cho việc thi công đường ống, kỹ thuật, thẩm mỹ Giảm chi phí lắp đặt hệ thống điện – nước (ME)

Dễ dàng hơn trong việc lắp đặt các đường ống kỹ thuật,
Giảm thiểu các co nối giúp tiết kiệm chi phí và tăng tiến độ

Hiệu quả kinh tế

Sàn bê tông cốt thép truyền thống:

  • Không linh hoạt trong việc bố trí mặt bằng cột (thường các cột theo lưới thẳng nhau – đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ và dầm)
  • Không linh động trong việc thay đổi vị trí tường ngăn do cần phải xây tường dưới vị trí tường
  • Việc đục lỗ thay đổi công năng cần phải tính toán kiểm tra kỹ và bổ sung dầm gia cường (nếu cần thiết với lỗ to)
  • Áp dụng rộng rãi cho tất cả các công trình xây dựng tại Việt Nam
  • Chiều cao dầm lớn, giảm thông thủy của tầng, trần thiếu thẩm mỹ

Sàn bê tông nhẹ Ubot

  •  Linh hoạt trong việc bố trí mặt bằng cột. Các cột không cần thiết bố trí thẳng hàng, vuông góc
Hệ thống lưới cột linh hoạt – các vị trí cột có thể không cần thẳng hàng
  • Linh động trong việc thay đổi vị trí tường ngăn. (Đáp ứng nhu cầu thay đổi vị trí tường ngăn, nội thất theo từng căn hộ). Do sàn có hệ dầm – sườn hộp bố trí dày (khoảng cách 64 – 66cm)
  • Việc đục lỗ với sàn Ubot là đảm bảo được vì khi đục lỗ có thể dự kiến vào 1, hoặc 2 hộp thì xung quanh vị trí lỗ luôn có dầm gia cường
  • Áp dụng rộng rãi cho các công trình: chung cư, khu thể thao, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, bãi đỗ xe, nhà dân. . .
  • Giảm chiều dày của hệ dầm sàn, tăng chiều cao thông thủy, giảm chiều cao một tầng và tăng số lượng tầng
  • Tăng khả năng cách âm, cách nhiệt.
Tăng khả năng cách âm, cách nhiệt nên giảm chi phí tiêu hao điện năng
  • Tạo được tâm lý tốt cho khách hàng và người sử dụng khi không gian nội thất đẹp vì trần phẳng, có thể thay đổi nội thất theo ý muốn.
Tiết kiệm chi phí trần giả: Không cần sử dụng trần thạch cao do bề mặt sàn luôn phẳng
  • Khẳng định uy tín, thương hiệu của dự án với chi phí thấp nhưng chất lượng, công năng đạt chuẩn quốc tế

Từ những yếu tố so sánh trên và theo thực tế áp dụng trên các loại công trình thực tế, giải pháp sàn bê tông nhẹ Ubot tiết kiệm từ 20 – 30% hàm lượng thép sàn dẫn đến giảm từ 10 – 15% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha so với sàn bê tông truyền thống.

Bên cạnh đó là các tối ưu trong kết cấu, kiến trúc và hiệu quả kinh tế và nhân công, vận chuyển hoặc các hệ thống kỹ thuật.

Những ưu việt cùng những lợi ích trên giúp Ubot trở thành sản phẩm được tin tưởng lựa chọn bởi các chuyên gia và tổ chức xây dựng.

Thông tin chi tiết về giải pháp sàn phẳng Ubot:

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.