Search

TOP 3 CHỈ SỐ CƠ BẢN TRONG PHẦN MỀM BÁO CÁO SÀN PHẲNG

Phần mềm báo cáo sàn phẳng được xây dựng theo kinh nghiệm triển khai tính toán các công trình sàn phẳng không dầm của các kỹ sư LPC tại Việt Nam. Sau một thời gian ứng dụng cho nhiều CDT, nhà thầu thiết kế và khách hàng, phần mềm đã mang lại nhiều ưu điểm nổi bật. Với bài viết này, các bạn hãy cùng tham khảo các chỉ số cơ bản trong phần mềm báo cáo sàn phẳng của LPC nhé.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là gì?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là một công cụ hữu ích giúp các CDT, nhà thầu thi công có thể định lượng được giá trị và kinh phí thi công sàn phẳng, so sánh hiệu quả với sàn truyền thống thông thường. Phần mềm được xây dựng bởi ParisTechno – Công ty công nghệ với kinh nghiệm trong việc xây dựng các nền tảng tính toán kỹ thuật và LPC – 13 năm kinh nghiệm trong triển khai và thiết kế sàn phẳng không dầm.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Bằng cách nhập dữ liệu về các chỉ số cơ bản trong thiết kế sàn phẳng, phần mềm sẽ tính toán và hiển thị các số lượng vật liệu cầ sử dụng như xi măng, cát và thép. Đồng thời, cung cấp tổng giá trị xây dựng của tổng công trình

Với phần mềm báo cáo sàn phẳng, việc quản lý và định lượng ngân sách thi công của dự án trở nên thuận tiện và chính xác hơn. Giúp đảm bảo chất lượng công trình và loại bỏ đi các khoản chi phí không cần thiết

Đăng ký miễn phí phần mềm báo cáo sàn phẳng tại đây

3 chỉ số cơ bản trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Để giúp cho việc tính toán các thông số được chính xác nhất, phần mềm báo cáo sàn phẳng liệt kê các chỉ số vật liệu cơ bản, yêu cầu người dùng phải nhập các thông tin đó trên hệ thống để nhận kết quả chính xác nhất.

Cốp – pha

Cốp pha hay còn gọi là cốt pha, bắt nguồn từ tiếng Pháp là Coffrage và tiếng anh là Form-work. Được hiểu là dạng khuôn đúc bê tông, có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau: sắt, thép, gỗ… 

Chức năng chính của cốt pha là làm khuôn để chứa vữa nhằm định hình bê tông. Là bộ phận chịu lực, chống đỡ khi bê tông tươi còn chưa định hình.

Cốp pha thường được chia làm 2 loại:

  • Cốp pha cột: Dùng để tạo khuôn cho cột khi đổ bê tông. Với nhiều hình dạng khác nhau như: tròn, vuông, tam giác.
  • Cốp pha sàn: Còn có tên gọi là cốp pha dầm, là hệ ván khuôn cho dầm móng có dạng hộp ba mặt. Khi đủ các điều kiện về nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ xử lý chúng sẽ được gỡ bỏ… Chúng được kết hợp với hệ chống đỡ của cốp pha, hệ dầm, xà gồ phục vụ cho việc đổ bê tông, dầm, cột.

Các yêu cầu khi dùng cốp pha trong thi công

  • Phải đảm bảo độ khít, như vậy mới có thể chứa được bê tông tươi và lỏng ở bên trong
  • Hình dạng, kích thước của cốp pha và vị trí lắp đặt phải đúng thiết kế khuôn; Để chế tạo được kết cấu bê tông đúng với hình dạng, kích thước như yêu cầu
  • Cốp pha phải đảm bảo định hình trong suốt quá trình hình thành nên khối bê tông bền vững
  • Cốp pha phải đảm bảo khả năng chịu lực thay cho bê tông khi ở dạng lỏng. Chỉ tới khi bê tông đã đóng rắn và đạt khả năng chịu lực nhất định mới được tháo dỡ khuôn
  • Cốp pha cần phải được thiết kế và chế tạo sao cho dễ dàng tháo lắp
  • Nên sử dụng vật liệu tốt làm cốt pha để có thể sử dụng được nhiều lần.

Đối với giải pháp sàn công nghệ vượt nhịp không dầm ubot, thông thường LPC khuyến khích sử dụng loại giáo chống thông thường và cốp pha sàn là ván gỗ ép phủ phim

Cốp pha trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Về mặt cấu tạo và thành phần trong ván ép cốp pha phủ phim bao gồm các thành phần cơ bản sau: Gỗ, keo, bột mì, tờ phim(film), chất chống ẩm, mốt, mối mọt, sơn…

Ưu điểm: 

  • Tạo nên bề mặt bằng phẳng, mặt bê tông hoàn thiện cao, có thể đưa vào sử dụng mà không cần sơn lót, hoặc sử lý lại, thích hợp với giải pháp sàn phẳng không dầm. Phù hợp với chỉ số cốp pha trong phần mềm báo cáo sàn phẳng
  • Ván khuôn gỗ phủ phim là giải pháp phù hợp cho các dự án nhà dân dụng, đến công trình cao tầng, hạ tầng, công trình cầu, cống…
  • Là giải pháp kinh tế về chi phí vật liệu thi công với ván ép phủ phim sàn bê tông. 
  • Với tỉ trọng nhẹ, giúp dễ dàng vận chuyển khi lắp đặt, hoặc di chuyển đến các dự án khác
  • Độ bề da dạng, từ 1-2 lần sử dụng, cho đến 8-20 lần sử dụng. Giúp các nhà thầu tối ưu hóa chi phí.

Mác bê tông trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Mác bê tông trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Mác bê tông là ký hiệu của bê tông theo đúng tiêu chuẩn của Việt Nam. Mác bê tông là cường độ chịu nén của những mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 15x15x15cm và được bảo trì trong điều kiện tiêu chuẩn suốt 28 ngày. Chúng có đơn vị tính là kg/cm2.

Thông thường với giải pháp, phần mềm báo cáo sàn phẳng, từ những cônhg trình dân dụng nhịp ngắn nhà dân dụng với chiều dày sàn nhỏ tới những công trình vượt nhịp dài, tải trọng lớn như nhà xưởng, TTTM,.. Mác bê tông sử dụng thông thường hay gặp cho giải pháp sàn phẳng là B22.5, B25, B30,… và cấp phối đá 1x2cm

Độ sụt của bê tông chính là độ dẻo và tính dễ chảy của bê tông. Độ sụt phụ thuộc vào các biện pháp thi công bê tông như bơm cần hoặc bơm tĩnh, bê tông móng, bê tông cột. Độ sụt lý tưởng cho bê tông sử dụng trong giải pháp sàn phẳng là 18+-2cm

Mác thép

Mác thép trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Mác thé trong phần mềm báo cáo sàn phẳng là thuật ngữ chuyên ngành dùng để biểu hiện cho độ chịu lực của thép trong phần mềm báo cáo sàn phẳng. Hay nói cách khác mác thép là khả năng chịu lực của thép. Nó cho biết khả năng chịu lực lớn hay nhỏ của sản phẩm thép đó.

Các loại mác thép phổ biến, thường được dùng trong xây dựng, bao gồm: SD 295, SD 390, Gr60, Grade460, SD490, SD295, SD390, CB300-V, CB400-V, CB500-V.

Sản xuất mác thép cũng cần có các tiêu chuẩn riêng: Tiêu chuẩn TCVN 1651-1985 (Việt Nam), TCVN 1651-2008 (Việt Nam), JIS G3112 (1987) (Nhật Bản), JIS G3112 – 2004 (Nhật Bản), A615/A615M-04b (Mỹ), BS 4449 – 1997 (Anh). Thường dùng nhất là 2 loại SD và CB.

  • SD: Chúng ta hay nghe người ta gọi là thép SD295, SD390, SD490. Đây là tên gọi theo tiêu chuẩn Nhật Bản. NCon số đằng sau thể hiện cường độ của thép (trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép). 

Ví dụ SD240 có nghĩa là thép có cường độ 240N/mm2.

  • CB: CB là kí hiệu thể hiện “cấp độ bền” của thép. C viết tắt của cấp, B viết tắt của độ bền.Tên gọi và ký hiệu này tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam. Con số đằng sau(300, 400, 500…) có ý nghĩa là cường độ của thép (trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép).

Ví dụ CB300 có nghĩa là thép có cường độ 300 N/mm2. Điều này có nghĩa rằng: nếu một cây sắt có diện tích mặt cắt ngang là 1mm2 thì nó sẽ chịu lực được một lực kéo hoặc nén là khoảng 240N (24kg).

Thông thường trong các bản vẽ của LPC sử dụng mác thép theo TCVN, chủ yếu thông dụng nhất là 2 loại thép CB400 và CB500 cho thép có đường kính từ phi 10 trở lên, từ phi 10 trở xuống sử dụng thép CB240

Cốp pha, mác bê tông, mác thép là những chỉ số cơ bản được hiển thị trong phần mềm báo cáo sàn phẳng, yêu cầu CDT cần phải nhập các thông tin này một cách chính xác. Các chỉ số khác trong phần mềm báo cáo sàn phẳng được biến thiên theo tỷ lệ tương ứng dựa trên công thức tính toán của các kỹ sư LPC.

Hy vọng với thông tin trên sẽ cung cấp bạn thêm kiến thức để có thể sử dụng phần mềm báo cáo sàn phẳng một cách hiệu quả.

Tham khảo thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction