Search

Thúc đẩy vật liệu xây dựng xanh phát triển bảo vệ môi trường

Cùng với sự phát triển của đô thị thông minh, vật liệu xây dựng xanh đang là xu hướng mà ngành xây dựng đang hướng tới.

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh bảo vệ môi trường 1
Phát triển xây dựng vật liệu xanh

Hiện nay, toàn cầu đang phát động phong trào bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tiết kiệm các nguồn năng lượng. Một trong các ngành tiêu thụ năng lượng và nguồn tài nguyên lớn nhất phải kể đến đó là ngành xây dựng. Tại các nước phát triển đã ứng dụng thành công mô hình ứng dụng vật liệu xây dựng xanh vừa bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên và bền vững hơn so với các vật liệu xây dựng đang dùng. 

Làm quen với khái niệm mới vật liệu xây dựng xanh

Vật liệu xây dựng xanh có thể được hiểu là các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. Sử dụng vật liệu xanh để hướng đến giải pháp xây dựng bền vững hơn, bảo vệ tài nguyên và nguồn năng lượng cho toàn Thế Giới.

Vật liệu xây dựng được kết luận là vật liệu xanh khi đảm bảo các yếu tố sau:  

Không độc hại

Tiêu chí này được đánh giá dựa trên mức độ gây ô nhiễm môi trường khi sản xuất ra vật liệu đó. Quá trình sản xuất vật liệu xanh được tối ưu hóa nhằm hạn chế lượng rác thải công nghiệp ra môi trường.

Tiết kiệm tài nguyên

Một trong những điều kiện đảm bảo đó là vật liệu xanh khi trong quá trình sản xuất ra chúng tiết kiệm nguồn tài nguyên cho quốc gia, Thế giới.

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh bảo vệ môi trường 2
Vật liệu xây dựng xanh bảo vệ tài nguyên và môi trường

Ví dụ như sử dụng cọc tre thay vì sử dụng thép để bảo vệ nguồn quặng sắt đang khan hiếm. Đồng thời, vật liệu xanh cũng phải giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình khai thác, vận chuyển, thi công.

Giảm ô nhiễm môi trường

Đây là yếu tố quan trọng nhất với sự ra đời của những vật liệu xanh, với mục đích chính khi sử dụng chúng sẽ không gây độc hại đến môi trường xung quanh công trình (đất, nước, không khí);

Có vòng đời sử dụng lâu dài

Vật liệu xanh đồng nghĩa với việc nó phải có chất lượng tốt, sử dụng được lâu dài nên vòng đời phải cao hơn so với các loại nguyên liệu thông thường.

Có thể tái chế

Một trong những yếu tố giúp đánh giá vật liệu thân thiện với môi trường là khả năng tái chế cao.

Dựa vào các yếu tố đó để đánh giá, một vật liệu xanh là khi tiêu tốn năng lượng thấp và ít gây ô nhiễm môi trường. 

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh bảo vệ môi trường 3
Phát triển vật liệu xanh trong việc xây dựng các toà nhà cao tầng

Thế giới đang sử dụng vật liệu xanh như thế nào?

Vật liệu xây dựng xanh đã và đang được sử dụng ở các nước phát triển như: Hong Kong, Hàn Quốc, Singapo,… đây là những quốc gia đã đi đầu và được vinh danh và quốc gia bền vững. Hiện nay, tại các nước phát triển tỷ lệ gạch không nung chiếm 70% trong các công trình xây dựng.

Không những thế, tại Trung Quốc còn ban hành lệnh cấm sử dụng gạch rắn được nung từ đất sét tại các thành phố và nhờ đó gạch không nung chiếm tới 60% trong xây dựng. Còn tại Mỹ, các công trình xanh đang gia tăng hàng ngày, hàng giờ và số công trình thương mại xanh chiếm tới ⅓ . 

Còn tại Việt Nam, do các rào cản về công nghệ, khoa học khiến cho vật liệu xanh chưa được phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, đã có những công ty áp dụng các vật liệu xanh vào trong quá trình xây dựng. 

Theo các chuyên gia đánh giá, nhu cầu vật liệu xanh tại Việt Nam đang trên đà tăng nhanh trong 5 năm gần đây, tăng 10-12%. Dự báo tới năm 2020 thị trường vật liệu xây dựng sẽ phải đáp ứng đủ nhu cầu 42 tỷ viên gạch không nung cho toàn ngành xây dựng.

Nhằm đẩy mạnh vật liệu xanh trong ngành xây dựng, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách để phát triển gạch không nung trong ngành xây dựng.

Tiêu biểu là quyết định 567/ QĐ-TTg ngày 28/04/ 2010 do Thủ tướng chính phủ ban hành về việc phê duyệt chương trình phát triển VLX không nung đến năm 2020 thì tỷ lệ Vật liệu xây dựng không nung vào các năm 2015, 2020 tương ứng là 15 – 20%, 30 – 40%. 

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh bảo vệ môi trường 4
Trụ sở Viettel do BM Windows thi công hạng mục vật liệu xây dựng nhôm kính

Và kể từ tháng 2/2018, đối với các công trình sử dụng ngân sách nhà nước, tỷ lệ bắt buộc sử dụng Vật liệu không nung sẽ được quy định và áp dụng cụ thể ở từng địa phương. Trong đó, các công trình ở 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội sẽ phải sử dụng 100% gạch không nung để bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên cho quốc gia. 

Lợi ích của việc áp dụng vật liệu xanh vào trong xây dựng

Việc áp dụng vật liệu xanh vào trong các công trình xây dựng có tác dụng:

  • Thân thiện với môi trường: Các vật liệu không nung, vật liệu xanh trong quá trình sản xuất không tạo ra các khí độc hại, không thải chất độc hại ra ngoài môi trường. 
  • Phát triển công nghệ tiên tiến: phát triển vật liệu xây dựng góp phần thúc đẩy công nghệ phát triển. 
  • Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Không chỉ bảo vệ môi trường, mà phát triển vật liệu xanh còn giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên cho quốc gia. 
  • Giúp cuộc sống tốt hơn: Vật liệu xanh không làm ô nhiễm môi trường giúp không khí trong lành hơn, bảo vệ cuộc sống của con người hơn. 
  • Phát triển bền vững: vật liệu xây dựng xanh không chỉ tạo nên lợi ích hiện tại mà còn làm tăng sự bền vững của các công trình hơn và thời gian các công trình bền vững hơn. 
Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh bảo vệ môi trường 5
Công ty TNHH Lâm Phạm

Thành tựu áp dụng công nghệ vật liệu xây dựng xanh

Một trong những công ty áp dụng thành công vật liệu xây dựng xanh vào trong xây dựng đó chính là Công ty TNHH Lâm Phạm. Với việc áp dụng thành công sàn Ubot vào trong việc tạo sàn phẳng không dầm từ nhựa tái chế, công ty Lâm Phạm đã góp phần đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ cao vào trong xây dựng theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước ta.

Từ đó giúp tiết kiệm được chi phí cho các dự án, góp phần vào việc dùng nhựa tái chế, giảm rác thải nhà kính và là giải pháp mới giúp bảo vệ môi trường tốt đẹp hơn.

Với việc áp dụng vật liệu xây dựng xanh vào trong ngành xây dựng có thể tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên thiên nhiên cho đất nước ta, bảo vệ môi trường và cuộc sống của người dân.

Đồng thời, việc sử dụng vật liệu xanh vào trong xây dựng còn làm cho nền kinh tế đất nước phát triển hơn, giảm thiểu được các loại rác thải và phát triển công nghệ tái chế.

Nguồn: https://lpc.vn