Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 8

SO SÁNH HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN SÀN UBOT SO VỚI SÀN BÊ TÔNG TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC LOẠI SÀN KHÁC

Nội dung

Các loại vật liệu xây dựng xanh hiện nay đã không còn xa lạ với ngành xây dựng. Cùng so sánh hiệu quả của sàn Ubot này với các loại sàn khác nhé.

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 1

Để tiết kiệm chi phí xây dựng của các tòa nhà sử dụng kết cấu bê tông cốt thép, các kỹ sư thiết kế luôn tìm các giải pháp tối ưu để thực hiện kết cấu sàn. Việc này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng vật liệu nhẹ hơn, vật liệu có cường độ cao hơn hoặc tối ưu hóa kết cấu sàn như sử dụng sàn Ubot.

Theo hướng thứ nhất hoặc thứ hai: người ta có thể sử dụng bê tông nhẹ hoặc bê tông ứng lực trước. Nhược điểm của hai phương án này là giá thành của một đơn vị khối lượng vật liệu cao hơn so với vật liệu thông thường. Theo hướng thứ ba; kết cấu sàn được tối ưu hóa sao cho nó có trọng lượng nhẹ nhất và có chi phí vật liệu bê tông và cốt thép thấp nhất so với các loại sàn bê tông khác.

Phương án này có ưu điểm là tối ưu hóa sự làm việc của kết cấu bằng cách giảm trọng lượng bê tông (đặt Ubot vào vùng bê tông không làm việc). Với nhà có nhịp lớn và trung bình từ 6-18m, sàn Ubot là giải pháp sàn phẳng có trọng lượng nhẹ và tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy phạm thiết kế và thi công.

1. Hiệu quả kinh tế:

a. Đơn giá sàn UBot:

So với giải pháp công nghệ bê tông truyền thống, giải pháp kết cấu sàn mà LPC đưa ra là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 2
Hình ảnh các mặt cạnh của hộp Ubot tạo nên sàn Ubot phẳng nhẹ

Thông qua việc đặt Ubot vào vùng bê tông không làm việc sẽ làm giảm khối lượng bê tông đáng kể cho công trình. Việc này dẫn đến việc giảm khối lượng sàn, giảm tải trọng xuống sàn, móng.

Kết quả là khối lượng bê tông, thép, cốp pha đều giảm một cách đáng kể so với sàn bê tông cốt thép thông thường, trong khi việc sử dụng thêm vật tư phụ như sàn UBot và phụ kiện cũng không tăng đáng kể giá thành đơn vị sàn (vnđ/m2).

b. Hiệu quả kinh tế khác:

Sàn Ubot còn mang lại những hiệu quả đáng kể khác như :

  • Sàn phẳng không cần sử dụng trần thạch cao vẫn đảm bảo thẩm mỹ.
  • Thi công đường ống kỹ thuật dễ dàng, thuận tiện.
  • Tổ chức thi công đơn giản hơn do sử dụng ít vật liệu hơn.

c. Hiệu quả kinh tế do việc đẩy nhanh tiến độ thi công:

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 3
Hiệu quả kinh tế từ việc đẩy nhanh tiến độ thi công khi sử dụng sàn Ubot
  • Thời gian thi công dự kiến của Sàn UBot so với phương án thi công sàn dầm truyền thống giảm từ 4-5 ngày.
  • Khi sử dụng sàn UBot sẽ giảm được thời gian thi công đẩy nhanh tiến độ đưa công trình vào sử dụng, mỗi sàn sẽ tiết kiệm được 4-5 ngày vậy 4 sàn sẽ tiết kiệm được ít nhất là 16 – 20 ngày.

Thời gian thi công được rút ngắn sẽ kèm theo các lợi ích về mặt kinh tế xây dựng cũng như hiệu quả khi công trình được đưa vào sử dụng sớm.

2. Hiệu quả trong công tác thi công so sánh với các loại sàn khác

Trình tự thi công sàn Ubot:

Lắp đặt cốt pha: toàn bộ bề mặt sàn đổ bê tông ở hiện trường được chống đỡ bởi hệ thống cốp pha chống sau đó thép lớp dưới sẽ được lắp đặt theo như thiết kế và con kê cho thép lớp trên được lắp đặt sau đó.

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 4
Sàn Ubot sử dụng thiết bị nối để định vị và đảm bảo bề rộng của dầm

Lắp dựng cốt thép: Sàn Ubot được sử dụng thiết bị nối để định vị và đảm bảo bề rộng của dầm. Nhờ đế nâng hình nón, Ubot được nâng lên khỏi bề mặt tạo nên lớp bê tông mặt dưới của sàn. Lưới thép lớp trên cũng như thép gia cường chịu cắt, chọc thủng tại cột và các vị trí kỹ thuật cũng sẽ tiến hành lắp đặt khi hệ thống hộp rỗng đã thi công hoàn thiện.

Đổ bê tông: Việc đổ bê tông được thực hiện trong hai giai đoạn để để đảm bảo chất lượng bê tông mặt dưới và chống đẩy nổi cốt thép. Lớp bê tông đầu tiên sẽ được đổ đến hết chiều cao phần chân đế của hộp Ubot. Việc đổ bê tông sẽ tiếp tục với phần còn lại của sàn ngay sau đó.

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 5
Bê tông được cào mặt và làm phẳng bề mặt

Hoàn thiện: Bê tông được cào mặt và làm phẳng bề mặt. Ngay sau khi bê tông đủ cường độ cốt pha sẽ được tháo dỡ.

So với sàn bê tông truyền thống và các giải pháp sàn nhẹ khác thì giải pháp kết cấu sàn mà LPC đưa ra là giải pháp mang lại hiệu quả thi công cao hơn. Các ưu điểm mà sàn Ubot mang lại cho công tác thi công:

Ưu điểm thi công so với sàn bê tông truyền thống:

  • Giảm toàn bộ hệ thống cốt pha dầm chính và dầm phụ.
  • Thi công đơn giản hơn, nhanh hơn do chỉ phải lắp dựng và cấu tạo côp pha cho sàn phẳng so với sàn có dầm.
  • Với ưu điểm là giảm được lượng thép dùng trong sàn nhờ vào việc giảm tải trọng bản thân của sàn nên công tác gia công lắp dựng cốt thép cũng sẽ tiết kiệm được thời gian và nhân lực.
  • So với sàn BTCT truyền thống thì thi công Ubot nhanh hơn 4-5 ngày.

Ưu điểm thi công so với các giải pháp sàn nhẹ khác như sàn bóng, sàn ô cờ

Công nghệ thi công sàn Ubot là công nghệ thi công đơn giản, nhanh gọn, và ổn định. Sau khi lắp đặt thép lớp dưới, hệ thống Ubot với trọng lượng nhẹ được vận  chuyển thẳng đứng và bố trí lắp đặt trên mặt bằng sàn bằng thủ công.

Thời gian lắp đặt hộp là 0,05h/1m2 và với việc bố trí thi công cuốn chiếu (dải U-bot đến đâu đặt thép lớp trên đến đó) thì thời gian lắp dựng Ubot hoàn toàn không ảnh hưởng đến trong tiến độ thi công sàn.

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 6
Công nghệ thi công sàn Ubot là công nghệ thi công đơn giản

Việc cố định vị trí các Ubot cũng nhanh chóng bằng các phụ kiện (spacer joint). So với sàn bóng được định vị bằng hệ thống dầm thép chìm thì phương án thi công này thuận tiện, nhanh chóng và có chi phí thấp hơn khá nhiều.

  • Chất lượng của bê tông mặt dưới của sàn Ubot được đảm bảo hơn bởi vì Ubot cấu tạo đặc biệt, dưới sàn Ubot có các chân tạo tiết diện phẳng, bê tông có thể chui lọt và nâng cao phạm vi ảnh hưởng của đầm dùi.
  • Ubot được cấu tạo bởi loại nhựa đặc biệt được tính toán hoàn toàn chịu được tải trọng bản thân của bê tông, tải trọng trong quá trình thi công nên hộp không bị dập, vỡ đảm bảo hoàn toàn chất lượng thi công đúng theo thiết kế. (Sức chịu tải hơn 150kg)
  • Sàn Ubot với các hộp được cấu tạo để dễ dàng xếp đặt và vận chuyển, không tốn mặt bằng để bố trí cho kho lưu trữ.
  • Do giảm được phần lớn khối lượng gia công thủ công tại công trường nên số lượng công nhân thi công được giảm khá nhiều; từ đó giảm chi phí phụ trợ cho thi công cũng như đảm bảo an ninh trong công trường.

Đặc biệt, sàn Ubot là công nghệ gồm nhiều dầm chữ I chìm trong sàn đảm bảo sự làm việc của sàn khi truyền tải trọng ngang cho các cấu kiện chịu lực mà vẫn thi công nhanh gọn thuận tiện, không yêu cầu nhân lực cao và phức tạp, dễ dàng kiểm soát chất lượng theo các tiêu chuẩn thi công Việt Nam hiện hành.

Hiệu quả trong vận hành, khai thác và sử dụng của sàn Ubot:

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 7
Vận hành, khai thác và sử dụng của sàn Ubot

Những ưu thế mà sàn Ubot mang lại không chỉ trong quá trình lập dự án đầu tư, thiết kế thi công mà còn trong quá trình vận hành, sử dụng của các công trình có sử dụng công nghệ này.

  • Không gian mở, kiến trúc thông thoáng, thay đổi được công năng trong quá trình sử dụng.
  • Khả năng chịu lửa: đáp ứng tiêu chuẩn REI 180 với lớp bê tông bảo vệ chỉ 3.5 cm
  • Cải thiện hệ thống cách âm: nhờ tăng độ cứng của lớp sàn trên và sàn dưới, việc truyền âm giảm đi.
  • Ngoài ra trong quá trình sử dụng nếu có cháy nổ sẽ không tạo ra hiện tượng nổ bóng. Do quá trình cháy gây ra nhiệt độ cao trong sàn, dẫn đến việc làm tăng áp suất trong khu vực rỗng.

Sàn Ubot đã tính toán để có 4 chân đế và có lỗ thoát khí như một van hơi tránh việc cháy nổ như các loại công nghệ khác. Việc đục sàn tại bất kỳ vị trí nào đều không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và mỹ thuật của sàn.

Nguồn: https://lpc.vn

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.