Search
Web.-Quy-trinh-thi-cong-Ubot-01

QUY TRÌNH THI CÔNG SÀN PHẲNG NHẸ SỬ DỤNG HỘP UBOT

Nội dung

Hiện nay, trong thị trường xây dựng hộp định hình tạo rỗng Ubot đã trở nên rất phổ biến. Nhưng vẫn có những khách hàng thắc mắc về giải pháp công nghệ mới này.

LPC, với sứ mệnh là đơn vị tiên phong về cung cấp giải pháp sàn phẳng nhẹ sử dụng hộp định hình tạo rỗng Ubot sẽ đưa đến cho các bạn những thông tin cụ thể và chính xác nhất về quy trình sản xuất hộp Ubot cũng như nguyên lý làm việc của Ubot.

Sàn phẳng Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới.

Về quy trình thi công sàn UBOT, những kỹ sư của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC) đã thực hiện với những quy định khắt khe về chất liệu cũng như kiểm tra nghiêm ngặt ở từng khâu chế tạo, LPC đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm cung ứng cho quý khách hàng. Quy trình thi công phải được thực hiện nghiêm chỉnh qua 6 bước sau:

  • Bước 1: Lắp đặt cốp pha sàn

Tương tự như sàn truyền thống, sử dụng hệ giáo nêm hoặc giáo pal, đà giáo bằng thép hộp 50 x 100 và 50 x 50, hệ ván sàn bằng gỗ đảm bảo độ chắc chắn, kín khít.

  • Bước 2: Lắp đặt thép sàn lớp dưới và thép gia cường dải đều lớp dưới.
  • Bước 3: Lắp đặt hộp Ubot

Lắp đặt nắp hộp vào với hộp. Nắp hộp có tác dụng ngăn chặn bê tông tràn vào trong hộp và đầm được kỹ hơn đảm bảo độ đặc chắc của bê tông.

Dải hộp theo thiết kế. Định vị hộp đầu tiên

Khoảng cách hộp theo thiết kế – liên kết bằng thanh nối

Lắp hộp hàng đầu tiên đã được căng dây (bật mực) làm chuẩn

Tiếp theo: Các hộp được lắp tịnh tiến và tự động thẳng nhờ các thanh nối

  • Bước 4: Lắp đặt thép mũ cột, thép gia cường và thép chống cắt
Thép gia cường khe lớp dưới (nếu có) được đặt giữa các ke của hàng hộp
Lắp đặt thép sàn lớp trên, thép chống cắt
Lắp đặt thép mũ cột
Lắp đặt thép U bo biên sàn
Lắp đặt thép gia cường lớp trên
Thép chống chọc thủng được bố trí quanh khu vực mũ cột theo thiết kế
Lắp đặt thép C ổn định sàn
  • Bước 5: Đổ bê tông theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, lần thứ nhất đổ vào khe hộp sử dụng đầm dùi để đẩm bảo chất lượng bê tông lớp dưới. Sau đó đổ lần thứ 2 theo chiều dày bê tông lớp trên. Sử dụng đầm dùi, đầm bàn kéo đều trên mặt
Hình ảnh quy trình thi công sàn phẳng Ubot 6
  • Bước 6: Hoàn thiện bề mặt, khi kết cấu bê tông đủ cường độ theo tiêu chuẩn thì tiến hành tháo dỡ cốp pha

Trong quá trình thi công, các chuyên gia của LPC cũng đưa ra những tiêu chuẩn tuyệt đối cần lưu ý và tuân thủ để tránh giảm chất lượng công trình:

  • Tuân thủ theo tài liệu, tiêu chuẩn nhà sản xuất và sự chỉ dẫn của kỹ sư LPC
  • Hộp Ubot được thiết kế di chuyển an toàn trên mặt hộp theo chỉ dẫn của đơn vị sản xuất. Trong đó, vị trí tại chân hộp là vị trí an toàn nhất, vị trí giữa hộp là yếu nhất – khuyến cáo hạn chế việc di chuyển trên hộp tại vị trí này. Trung bình hộp Ubot chịu được tải trọng (70+30)=100kg trên tiết diện mũi giày 10x12cm.

Trong đó: Trọng lượng người trung bình 70kg, trọng lượng hàng 30kg.

Nếu thi công trong thời tiết quá nóng( trên 36 độ) thì không được đi lại trên Ubot khi chưa có thép lớp 2 và phải có ván thao tác khi di chuyển.

  • Trước khi đổ bê tông cần dùng thép C liên kết 2 lớp thép sàn với nhau để chống hiện tượng đẩy nổi (4C/m2)
  • Việc đổ bê tông phải đúng yêu cầu để bê tông được tràn vào đủ phía dưới chân hộp. Để đảm bảo được điều này, bê tông phải có độ sụt cao 16 ± 2cm với bơm cần, 18 ± 2cm với bơm tĩnh cốt liệu đá 1×2.
  • Cách đổ bê tông:  Bê tông sàn Ubot được đổ thành 2 lần với mục đích đảm bảo chất lượng mặt dưới và tránh việc đẩy nổi của hộp.

+ Lần 1: Bê tông lớp 1 đổ tới hết chân hộp sao cho sau khi đầm xong thì vừa bằng chân hộp.

Hình ảnh quy trình thi công sàn phẳng Ubot 7

+ Lần 2: Tiếp tục đổ ngay sau khi đổ xong bê tông lớp 1.

  • Đầm bê tông đúng quy cách và hướng dẫn bới kỹ sư LPC:

+ Lớp 1: Đầm đủ các khe hộp.

+ Lớp 2: Sử dụng đầm bàn hoặc để bàn dùi nằm ngang, di chuyển đều trên mặt sàn.

  • Trong quá trình thi công để tránh hao hụt:

+ Bê tông cần kiểm tra kỹ cốp pha đảm bảo kín khít và chắc chắn trước khi đổ.

+ Bê tông rõ nguồn gốc, khối lượng xe bơm phải được kiểm tra kỹ lưỡng.

+ Bê tông phải đảm bảo cốt liệt và độ sụt.

+ Trong quá trình đầm bê tông cần đảm bảo đầm đúng, đầm đủ, không bỏ sót.

Hình ảnh quy trình thi công sàn phẳng Ubot 8

+ Khuyến cáo hạn chê dùng bơm tĩnh để tránh hao hụt lớn và để lại khuyết tật.

  • Hạn chế sử dụng phụ gia hóa dẻo R3/R7. Nếu phải dùng loại phụ gia này phải có quy định bảo dưỡng chặt chẽ tránh hiện tượng nứt do co ngót. Do sàn rỗng và chiều dày lớn nên việc thủy hóa bê tông xảy ra lâu hơn. Vậy yêu cầu bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn.
  • Tháo dỡ cốp pha khi bê tông đạt mác, không nên tháo dỡ sớm để tránh hiện tượng võng sàn, gây nứt, yếu cầu chống 2 tầng giáo.
  • Hộp Ubot và phụ kiện được xếp lưu kho tại công trường phải được che bạt tránh mưa nắng và không được để quá 60 ngày ngoài trời.
  • Hộp Ubot được nâng hạ bằng cần cẩu hoặc xe nâng bởi các cáp mềm, tránh va đập, quăng quật.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.