Search
Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội

Nội dung

Nhà ở xã hội là gì? Một câu hỏi đang được quan tâm và nhiều người đặt câu hỏi trong thời gian gần đây với sức nóng của loại hình dự án được Nhà nước tạo điều kiện này. Đây cũng là loại hình dự án được người lao động có thu nhập thấp tìm hiểu. Cùng LPC tham khảo khái niệm nhà ở xã hội là gì và các đối tượng được mua nhà ở xã hội nhé

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì?

Chính sách nhà ở xã hội ra đời giúp giấc mơ có nhà của người thu nhập thấp trở thành hiện thực. Tuy nhiên, đây là “giấc mơ” có điều kiện, vậy nhà ở xã hội là gì và ai sẽ được mua nhà ở xã hội

Theo khoản 7 – Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định:

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở xã hội”

Nhà ở xã hội thường có những đặc điểm như sau:

  • Giá rẻ hơn so với loại nhà thương mại cùng khu vực hoặc cùng phân khúc về giá
  • Có chính sách dành riêng cho đối tượng
  • Chủ đầu tư khi xây dựng và giao bán nhà ở xã hội sẽ bị khống chế trần lợi nhuận là 10%
  • Sau 5 năm bàn giao mới được chuyển nhượng cho gia chủ

Theo quy định tại Điều 55 – Luật Nhà ở, nhà ở xã hội bao gồm 2 loại là nhà chung cư và nhà riêng lẻ

Nhà chung cư là loại hình nhà ở xã hội điển hình và được phổ biến rộng và nhiều hơn so với loại hình nhà riêng lẻ, do việc nhà ở xã hội còn phụ thuộc vào quy hoạch tại các khu đô thị lớn, gần các khu công nghiệp và giải quyết các vấn đề về đất đai, do vậy nhà chung cư được lựa chọn nhiều hơn do có nhiều căn hộ, quy hoạch được tập trung, dễ quản lý mà mang lại tổng thể cảnh quan đẹp cho khu đô thị.

So với nhà chung cư, thì nhà ở riêng lẻ là loại hình nhà ở xã hội không được phổ biến và khi xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, cũng không loại trừ hoàn toàn việc chủ đầu tư có thể đầu tư và xây dựng loại hình này nếu đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn của nhà nước.

Bên cạnh 2 loại hình phổ biến, hiện nay còn có các loại hình nhà ở xã hội kết hợp bao gồm:

  1. Liền kề: Mô hình nhà ở xã hội được xây dựng theo quy mô nhà liền kề, phù hợp cho các hộ gia đình muốn sở hữu một ngôi nhà riêng biệt
  2. Nhà tái định cư: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng để tái định cư những hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án công trình, giúp họ có một chỗ ở mới ổn định và tiện nghi hơn.
  3. Nhà ở xã hội thương mại: Loại hình nhà ở xã hội được xây dựng để bán ra cho người dân có thu nhập thấp – giá rẻ hơn so với loại hình nhà cùng phân khúc trên thị trường, tuy nhiên loại hình này không được hỗ trợ ngân sách từ nhà nước như các loại nhà ở xã hội khác.
Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội Cát Tường Smart City

Do đó, dù xây dựng dưới loại hình nào thì chủ đầu tư cũng phải xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị và được sự phê duyệt của nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền. Việc phân loại nhà ở xã hội được xây dựng trên các điều kiện và sự phù hợp với thực trạng quy hoạch của từng loại hình, cùng với đó căn cứ vào các chính sách hỗ trợ, quy mô tổ chức quản lý để giúp người lao động có sự lựa chọn tốt nhất với loại hình nhà ở mình mà đã lựa chọn

Xem thêm: Giải pháp nào cho 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh

Nhà ở xã hội là gì - Ảnh 2

Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, Nhà ở xã hội khi xây dựng sẽ đáp úng được khoảng 65% nhu cầu mua nhà cho các đối tượng khó khăn hoặc người có thu nhập thấp tại các khu đô thị lớn hoặc nông thôn.

Cũng theo quy định của Nhà nước, đối tượng được mua nhà ở xã hội dựa trên các tiêu chí khá khắt khe và cũng cần trải qua nhiều giai đoạn xét duyệt và đánh giá chủ yếu thuộc các nhóm sau:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  • Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Bên cạnh các tiêu chí về loại đối tượng, để có thể sở hữu một căn hoặc chung cư nhà ở xã hội là gì, người mua cần phải đáp ứng thêm các điều kiện dưới đây

Điều kiện về mức thu nhập

Người được mua hoặc có điều kiện mua nhà ở xã hội là các đối tượng không phải thường xuyên nộp thuế thu nhập, bao gồm

  • Người hộ cận nghèo, hộ nghèo và những người có thu nhập thấp.
  • Những người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp hoặc trong các doanh nghiệp.
  • Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan.
  • Cán bộ, công nhân viên chức theo quy định của pháp luật.

Hoặc những gì không thể đáp ứng được nhu cầu về thu nhập như:

  • Người có công với cách mạng.
  • Cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất, phá dỡ nhà và thu hồi đất theo quy định mà chưa được nhà nước bồi thường bằng đất ở, nhà ở.

Điều kiện về nhà ở

Đối với điều kiện này, người mua nhà ở xã hội là gì? cần thoả mãn các tiêu chí sau:

  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
  • Đối với cán bộ, công chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
  • Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đất, nhà ở dưới mọi hình thức tại nơi mình đang sống. Hoặc trường hợp khác, mặc dù đã có nhà nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng khu vực và từng thời kỳ.

Điều kiện về cư trú

  • Phải có đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương hoặc tỉnh, nơi có nhà ở xã hội.
  • Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó. (trừ những trường hợp quy định tại khoản 9 điều 49, thuộc Luật nhà ở năm 2014).

Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội được xây dựng là một giải pháp hữu ích cho Nhà nước dành cho các hộ gia đình có thu nhập thấp có cơ hội để sở hữu một mái ấm ổn định. Tuy nhiên, việc sở hữu nhà ở xã hội – nhà ở xã hội là gì? đòi hỏi người mua cần phải đáp ứng đủ các kiều kiện và thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký theo quy định của Nhà nước và pháp luật

Hy vọng với bài viết này, LPC đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về định nghĩa Nhà ở xã hội là gì? và các Đối tượng – điều kiện để sở hữu các loại hình Nhà ở xã hội.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.