Làm thế nào để xác định chiều dài neo và chiều dài nối cốt thép trong cấu kiến Bê tông cốt thép theo Tiêu chuẩn Việt Nam và Eurocode?
Để giải quyết bài toán trên, đầu tiên ta cần hiểu về:
– Ý nghĩa của việc neo nối cốt thép?
– Tác dụng của việc neo nối này là nhằm mục đích gì?
– Cách neo nối ra sao?
– Chiều dài neo nối như thế nào?
Ý nghĩa đoạn neo cốt thép
Mục đích của neo cốt thép là để đảm bảo lực dính giữa bê tông và cốt thép cho kết cấu làm việc
Neo cốt thép là gì?
Neo cốt thép là phương pháp truyền ứng suất trong thanh thép vào khu vực neo (bê tông) để tránh việc phá hoại cục bộ khu vực kết nối 2 cấu kiện hoặc từ khu vực chịu lực lớn sang khu vực chịu lực nhỏ hơn.
Các yếu tố tạo nên sức bám dính giữa bê tông và cốt thép bao gồm bề mặt của cốt thép (có gờ hay không có gờ), đường kính thanh thép (diện tích tiếp xúc thép và bê tông), cấp độ bền của bê tông và vết nứt trên bề mặt lớp tiếp xúc thép – bê tông. Như vậy, dạng bề mặt cốt thép, nhóm cốt thép và cấp độ bền bê tông là 3 yếu tố chính quyết định chiều dài neo tối thiểu của cốt thép trong cấu kiện bê tông cốt thép.
Để lại Email dưới Post này để nhận tài liệu về neo, nối, các bảng tính Excel và so sánh theo 2 tiêu chuẩn: TCVN và Eurocode nhé!