Theo các chuyên gia, những vật liệu xây dựng nhẹ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời vẫn đảm bảo được độ bền – đẹp cho công trình, thân thiện với môi trường.
Không nằm trong danh sách vật liệu xây dựng nhẹ, gạch, bê tông được biết đến là một trong những loại vật liệu xây dựng chính cần thiết đối với mỗi công trình. Với sự phát triển liên tục của ngành công nghiệp xây dựng, các chuyên gia đã ước tính rằng, đến năm 2025, lượng viên gạch để đáp ứng đủ cho việc thi công là khoảng hơn 45 tỷ viên mỗi năm.
Điều này đồng nghĩa với việc, để có đủ số lượng gạch kể trên, thì sẽ cần một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, việc nung gạch cũng đòi hỏi cần dùng đến nguồn năng lượng lớn từ than và củi đốt. Và hoạt động này sẽ khiến cho tình trạng chặt phá, đốt rừng diễn ra nhiều hơn, dẫn tới ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái và để lại những hậu quả lâu dài với chính không gian sống của con người.
Đứng trước thực tế này, hàng loạt công nghệ sử dụng các nguyên vật liệu không nung trong xây dựng đã ra đời. Thế nhưng, khi ứng dụng vào thi công thì không phải vật liệu xây dựng nào cũng đáp ứng được các yếu tố như: Khả năng chịu lực, chống ẩm, cách âm,…
Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn tiến hành nghiên cứu, sản xuất và thí nghiệm nhằm tìm ra các loại vật liệu xây dựng mới để thay thế cho gạch, bê tông truyền thống. Song song với đó, các chuyên gia cũng đưa ra lời giải thích cho việc tại sao nên sử dụng vật liệu xây dựng nhẹ.
Lý do tại sao chủ đầu tư nên sử dụng các loại vật liệu xây dựng nhẹ?
Theo phân tích, những vật liệu xây dựng truyền thống như gạch và bê tông thường mang lại hiệu quả cao về độ chắc chắn, khả năng chịu lực và độ bền cho các công trình. Nhưng nếu tính toán về chi phí, thì lại có sự khác biệt khá lớn với các vật liệu xây dựng nhẹ.
Cụ thể hơn, kết quả của các chuyên gia khi tính chi phí cho cùng một diện tích, giá thành của vật liệu xây dựng nhẹ chỉ bằng 80% so với thông thường. Điều này cho thấy, áp dụng công nghệ để tạo ra nguyên vật liệu mới sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn cho chủ đầu tư.
Tiếp đó, thời gian thi công với một công trình cũng sẽ được rút ngắn hơn, giúp cho tốc độ thực thi nhanh hơn, sớm hoàn thiện dự án.
Bên cạnh đó, điểm đặc biệt với những vật liệu xây dựng nhẹ, đó là quá trình sản xuất chúng không cần phải nung ở nhiệt độ cao. Nguyên liệu dùng cũng có thể lấy từ nhiều nguồn có sẵn, hoặc tái chế từ các vật liệu khác. Nhờ đó mà tạo ra những vật liệu xây dựng nhẹ thân thiện với môi trường, cuộc sống con người hơn. Đồng thời cũng giúp giảm bớt lượng rác thải, khí thải của ngành công nghiệp xây dựng.
Vậy những vật liệu nào đạt những tiêu chí này, lại vừa đáp ứng được yêu cầu của các công trình?
Top 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ cho các công trình tương lai
Gạch beton siêu nhẹ
Là một trong những cái tên mới xuất hiện, nhưng gạch bê tông siêu nhẹ lại mang những tính năng đặc biệt và tìm được chỗ đứng cho riêng mình. Vẫn sử dụng nguyên liệu chính là xi măng, vôi, cát và bổ sung thêm bột nhôm, thạch cao,… Nhưng trong quá trình sản xuất, nó tạo ra một lượng khí hydro nên làm cho về mặt có nhiều lỗ nhỏ.
Đó là lý do loại gạch này có trọng lượng nhẹ hơn nhiều lần so với gạch bê tông truyền thống. Thậm chí, nó còn có khả năng chịu nhiệt, cách âm tốt và nổi được trên mặt nước. Nhờ vậy, vật liệu này đang được sử dụng khá phổ biến cho các công trình hiện nay.
Gạch, đá bê tông xốp
Nói đến vật liệu xây dựng nhẹ trong ngành xây dựng, không thể thiếu gạch đá bê tông xốp. Với nguyên liệu chính là xi măng, thủy tinh, cát, thạch cao và nhiều chất phụ gia khác. Người ta dựa trên hình thù, màu sắc của các loại đá trong tự nhiên như đá ong, sa thạch, sỏi,…để tạo ra được viên gạch có màu sắc, hình dáng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ưu điểm của nó là vô cùng nhẹ, giảm tải trọng, đồng thời tăng khả năng chịu lực cao hơn cho một công trình. Không chỉ vậy, nó cũng tạo điều kiện cho vận chuyển, thi công dễ dàng. Và chi phí tất nhiên rẻ hơn so với vật liệu truyền thống.
Gạch nhựa giả gỗ
Thêm một cái tên khác trong “ngôi làng” của những vật liệu xây dựng nhẹ, đó là gạch nhựa giả gỗ. Đây là một loại vật liệu lát sàn mô phỏng hình ảnh của bề mặt gỗ, làm giả hoa văn cho giống gỗ tự nhiên, được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp.
Loại gạch này có thể dễ dàng thi công, và dễ vệ sinh hơn khi bị bẩn. Đây là lựa chọn mới thay cho các loại gạch men, đá hoa,… dùng trong lát nền nhà, ốp tường. So với việc dùng gỗ tự nhiên, thì gạch nhựa giả gỗ sẽ không bị cong vênh khi thấm nước.
Hơn nữa, đúng như tên gọi của nó, gạch nhựa giả gỗ sẽ có kiểu dáng, đặc điểm giống như người anh em truyền thống. Nên sẽ chỉ có “dân trong nghề” hoặc những người tinh mắt mới có thể phân biệt được.
Sàn nhẹ Ubot
Sàn Ubot còn được biết đến với các tên gọi khác là sàn nhẹ Ubot, sàn phẳng Ubot, sàn phẳng không dầm,… Đây là loại vật liệu xây dựng nhẹ được tạo thành từ các hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene.
Rác thải nhựa sau khi thu gom sẽ được phân loại trước khi đưa vào tái chế. Thành phẩm là các khối hộp nhựa hình vuông, rỗng và có 5 chân trụ hình côn. Chiều cao của hộp nhựa Ubot thay đổi theo nhiều Moduel khác nhau, linh động tùy theo nhịp của mỗi công trình.
Khi thi công, các hộp Ubot được liên kết lại với nhau bởi các thanh nối và nằm chìm trong sàn beton tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Đây được đánh giá là phương pháp giúp giảm tải trọng cho một công trình hiệu quả, mà vẫn đảm bảo được độ bền và khả năng chịu lực cao như sàn bê tông truyền thống.
Trên đây là những vật liệu xây dựng nhẹ hiện đang được ứng dụng và có xu hướng phát triển nhiều hơn trong tương lai. Với những tính năng cao mà các loại vật liệu này mang lại, chúng được đánh giá là lựa chọn hàng đầu cho các công trình. Đồng thời cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường và hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính toàn cầu.
Nguồn: https://lpc.vn