Search
Nhà ở xã hội Yên Phong

Ứng dụng vật liệu xanh trong xây dựng nhà ở xã hội

Nội dung

Ứng dụng vật liệu xanh trong xây dựng nhà ở xã hội là một xu hướng để phát triển bền vững trong thời đại hiện nay. Những vật liệu này không chỉ giúp giảm tác động đến môi trường mà còn tạo ra những lợi ích cho xã hội. Sự sáng tạo và sử dụng các vật liệu xây dựng xanh, bao gồm sàn phẳng Ubot của LPC, đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt là đối với nhà ở xã hội.

Ứng dụng vật liệu xanh

Vật liệu xanh là gì?

Vật liệu xanh trong xây dựng là loại vật liệu chú trọng đến việc sử dụng nguyên liệu không gây hại cho môi trường và có thể tái chế, từ quá trình sản xuất đến quá trình sử dụng, sau khi đã hết hạn sử dụng. Điều này sẽ làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe của mọi người. Mục tiêu của vật liệu xanh là đảm bảo tính bền vững trong quá trình xây dựng nhà ở xã hội; duy trì nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai.

Xem thêm: Nghị định 100/2015/NĐ-CP phát triển quản lý nhà ở xã hội mới nhất

Đề xuất sử dụng vật liệu xây dựng xanh để xây dựng nhà ở xã hội

Thành công từ triển khai dự án nhà ở xã hội là một phần nỗ lực quan trọng của Chính phủ trong việc giải quyết vấn đề nhà ở và cải thiện điều kiện sống của người dân. Theo số liệu của từ Bộ Xây dựng, tính đến nay, trên cả nước có khoảng 301 dự án nhà ở xã hội đã được hoàn thành, với quy mô xây dựng là 155.790 căn nhà, tổng diện tích lên tới hơn 7,7 triệu m².

Ứng dụng vật liệu xanh1

Chính sách từ Nghị quyết 11/NQ-CP về cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội là một biện pháp để thúc đẩy việc xây dựng nhà ở xã hội. Bằng cách cung cấp vốn ưu đãi, Chính phủ có thể hỗ trợ người dân mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, xây mới hoặc sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội. Từ đó giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân có được ngôi nhà ở chất lượng tốt với chi phí hợp lý hơn.

Ứng dụng vật liệu xanh2

Mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội là một mục tiêu lớn trong việc cải thiện tình hình nhà ở tại Việt Nam. Nó sẽ giúp giảm áp lực về vấn đề nhà ở, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhiều người dân, đặc biệt là những người thuộc các tầng lớp có thu nhập thấp và những người cần đặc biệt hỗ trợ trong việc sở hữu nhà ở.

Xem thêm: Mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2023: Cần nguồn lực để thực hiện hóa

Lợi ích của vật liệu xanh trong xây dựng nhà ở xã hội

Vật liệu xây dựng truyền thống thường đòi hỏi sự tiêu tốn lớn về nguyên liệu và năng lượng trong quá trình sản xuất, nó không chỉ làm tăng giá thành mà còn tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí và nước, khai thác tài nguyên thiên nhiên đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Tuy nhiên, sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng nhà ở xã hội mang lại nhiều lợi ích tốt cho môi trường. Lợi ích của việc sử dụng vật liệu xanh cho nhà ở xã hội sẽ giúp giảm thiểu sự tác động của con người đối với môi trường tự nhiên bằng cách sử dụng tài nguyên tái chế, giảm phát sinh lượng rác thải. Những vật liệu xanh này cũng khuyến khích con người sáng tạo, tìm ra các giải pháp mới hữu ích, thân thiện với môi trường, thúc đẩy chuyển đổi sang một cách sống, cách làm việc an toàn hơn.

Hiện tại, LPC đang cung cấp giải pháp sản phẩm sàn phẳng Ubot – vật liệu xây dựng xanh được ứng dụng nhiều trong công trình xây dựng nhà ở xã hội. Vậy, lý do gì mà sàn phẳng Ubot lại được “ưu ái” đến vậy?

Ứng dụng vật liệu xanh4

Xem thêm: Sàn Ubot – Giải pháp chống nóng hiệu quả

Sàn phẳng Ubot – “con đẻ” trong ngành xây dựng nhà ở xã hội

– Sàn phẳng Ubot 

Hộp Ubot được chuyển giao bởi LPC nhằm thay thế các phương pháp làm sàn nhẹ đã lỗi thời từ trước. Hộp Ubot được làm từ nhựa tái chế polypropylene thân thiện với môi trường; đây là sản phẩm riêng lẻ, được thiết kế để tạo hệ sàn rỗng được lắp đặt dưới sàn.

Sàn phẳng Ubot là một hệ thống sàn phẳng rỗng dùng để tạo ra không gian dưới sàn giúp điều khiển và lắp đặt các hệ thống khác. Khi sử dụng sàn phẳng Ubot, các công trình xây dựng nhà ở xã hội sẽ trở nên thông thoáng, đẹp mắt hơn, đồng thời đảm bảo chất lượng xây dựng và tiết kiệm chi phí.

Ứng dụng vật liệu xanh5

– Sàn phẳng Ubot – giải pháp công nghệ xanh

Sàn phẳng Ubot là một sản phẩm tiêu biểu trong danh mục công nghệ xanh. Nó có khả năng vượt nhịp lớn hơn so với các giải pháp truyền thống, tạo ra không gian thông thoáng, thẩm mỹ hơn trong công trình. Độ dày của sàn được điều chỉnh tùy thuộc vào nhịp tải trọng tính toán của công trình, khi đó sẽ giúp tối ưu hóa thiết kế và sử dụng vật liệu.

Việc sử dụng sàn phẳng Ubot giúp giảm lượng bê tông cốt thép được sử dụng trong sàn. Từ đó giúp giảm trọng lượng tổng cộng của sàn, giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Cấu trúc dạng lỗ rỗng và dầm chữ I đan xen nhau tạo ra không gian thông thoáng làm nó trở nên hấp dẫn, thoải mái cho công trình xây dựng nhà ở xã hội.

Xem thêm: So sánh sàn nhẹ Ubot và sàn bê tông cốt thép truyền thống

Ứng dụng vật liệu xanh6

Như vậy, ứng dụng vật liệu xanh trong xây dựng nhà ở xã hội đã trở thành một mảng quan trọng trong ngành xây dựng. Sàn phẳng Ubot của LPC  đang nổi lên như những giải pháp xuất sắc, giúp xây dựng những căn nhà xanh hơn, bền vững hơn và tiết kiệm tài nguyên hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu hiểu nhiều hơn về các giải pháp công nghệ xanh hãy tìm hiểu ngay tại đây nhé!

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.