948510eb63099b57c218

Sàn phẳng không dầm UBOT – giải pháp xây dựng thế hệ mới có thực sự tiết kiệm chi phí như lời đồn ?

Nội dung

Ra đời với tư cách giải pháp xây dựng thế hệ mới, sàn phẳng không dầm UBOT đang dần “soán ngôi” của các loại sàn bê tông cốt thép truyền thống. Đã có không ít thông tin nhắc đến giải pháp sàn phẳng UBOT như một giải pháp xây dựng xanh có đóng góp không nhỏ cho cộng đồng về khả năng tối ưu chi phí và giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường. Nhưng liệu giải pháp này có thực sự tiết kiệm chi phí như lời đồn?

Sàn phẳng không dầm UBOT là gì?

Sàn phẳng không dầm Ubot là một loại sàn cốt pha kiểu mới sử dụng hộp rỗng Ubot làm từ nhựa Polypropylene tái chế thân thiện với môi trường. Các hộp này có cấu tạo gồm 5 chân hình côn liên kết với nhau qua thanh nối tạo nên một hệ thống dầm sàn đan xen vuông góc với nhau. Khi thi công, sàn nhẹ Ubot được đặt ở giữa 2 lớp sàn trên và sàn dưới, từ đó loại bỏ đi phần bê tông không làm việc, giúp tiết kiệm 10 -15% chi phí cho nguyên vật liệu.

Giải pháp xây dựng này được sáng chế bởi Tập đoàn nổi tiếng thế giới Daliform – Italia, chính thức chuyển giao công nghệ tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm vào năm 2012. Tính đến nay, sàn phẳng không dầm Ubot đã có mặt tại hơn 500 công trình lớn nhỏ trên cả nước, từ nhà dân, trường học tới Khách sạn, TTTM… Giới kỹ sư trong ngành đánh giá đây là giải pháp xây dựng thế hệ mới có tiềm năng thay thế hoàn toàn phương án thiết kế truyền thống và tối đa hóa hiệu quả kinh tế của từng công trình.

Thực tế thì sàn phẳng không dầm Ubot tối ưu hiệu quả ra sao? Hãy cùng LPC phân tích rõ hơn tính tối ưu của giải pháp này và so sánh với phương án truyền thống trong một công trình cụ thể nhé!

Sàn phẳng được ứng dụng nhiều trong các công trình kiến trúc hiện nay
Giải pháp sàn phẳng không dầm UBOT

Giải pháp xây dựng này có thực sự tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí như lời đồn?

So với các giải pháp xây dựng truyền thống vốn tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhân lực, sàn phẳng không dầm Ubot được đánh giá cao với nhiều tính năng ưu việt vượt trội. 

  • Tối ưu trong kỹ thuật xây dựng

Sàn bê tông cốt thép truyền thống có độ chắc chắn, an toàn cao nhưng hệ thống dầm sàn lại khá cồng kềnh, tải trọng lớn. Sàn không phẳng nên thiếu tính thẩm mỹ cao, hạn chế khả năng mở rộng không gian và thi công. Sàn nhựa Ubot ra đời đã loại bỏ được các trở ngại khi sử dụng kỹ thuật xây dựng truyền thống. Bằng cách dùng các hộp rỗng Ubot thay thế ở các vùng bê tông không làm việc, giải pháp này giúp giảm trọng lượng sàn từ 10 – 30% so với sàn bê tông mà vẫn đảm bảo khả năng chịu tải trọng của toàn bộ công trình. 

Sàn phẳng không dầm Ubot còn có khả năng vượt nhịp lớn giúp giảm thiểu tối đa số lượng và tiết diện cột cần thiết, hỗ trợ tối ưu kích cỡ phần móng. Cùng một độ cao như nhau nhưng nếu sử dụng sàn Ubot, bạn có thể tăng số lượng tầng, mở rộng không gian tốt hơn. Loại sàn này còn có khả năng chịu nhiệt, cách âm tốt, chống cháy hiệu quả đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho công trình. 

  • Thi công xây dựng dễ dàng, tối ưu năng suất

Tiến độ thi công kéo dài, triển khai kỹ thuật khó khăn là những vấn đề còn tồn đọng từ rất lâu khi thực hiện với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Việc áp dụng sàn phẳng không dầm Ubot có thể giảm thời gian thi công xuống còn 7 ngày/ sàn, tối ưu được chi phí lắp đặt và vận chuyển. 

  • Tiết kiệm 10 – 15% chi phí cho nguyên vật liệu và nhân công

Khi sử dụng sàn nhẹ Ubot, bạn có thể hoàn toàn loại bỏ những phần bê tông ít được sử dụng, từ đó giúp tiết kiệm nguyên vật liệu hiệu quả. Sản phẩm được làm từ nhựa tái chế nên có giá thành tương đối rẻ, giúp thi công nhanh chóng mà không đòi hỏi số lượng nhân lực lớn. Chi phí bốc xếp, kho bãi cũng được tối ưu nhờ thiết kế có thể xếp chồng, dễ dàng vận chuyển. 

Nhờ vậy tổng chi phí xây dựng cho mỗi công trình có thể giảm 10 – 15% so với khi sử dụng sàn có dầm truyền thống.

  • Tạo nên từ nguyên liệu tái chế – bảo vệ môi trường hiệu quả

Rác thải từ việc xây dựng các công trình gây tác động xấu đến môi trường sống. Sàn nhựa Ubot được sản xuất từ vật liệu tái chế có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Sàn phẳng không dầm Ubot hứa hẹn sẽ trở thành giải pháp xây dựng xanh hoàn hảo trong tương lai. 

Mời bạn tham khảo Bảng so sánh hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, thẩm mỹ giữa hai phương án sàn bê tông cốt thép truyền thống và sàn Ubot trong Công trình METROPLITAN-CT36 của Tổng công ty 36 – Bộ Quốc Phòng do Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm thực hiện!

Siêu thị Hương Giang sử dụng giải pháp sàn nhẹ Ubot

Các chủ đầu tư nói gì về tiềm năng của UBOT ?

Hiện nay, giải pháp xây dựng thế hệ mới sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot đã được áp dụng trong nhiều công trình. Các dự án tiêu biểu có thể kể đến như Nhà ở xã hội Cát Tường Eco, Trung Tâm Thương Mại quận 6, Happy Smile School, chung cư Vicostone, nhà ở Eco Home phúc lợi…Chủ đầu tư các dự án đánh giá cao những lợi ích về kinh tế cũng như kỹ thuật Sàn phẳng không dầm Ubot đem lại.

Nhận xét về sàn phẳng không dầm Ubot, ông Lê Chân Tuyết – Giám đốc dự án công trình Trung Tâm Thương Mại Auchan quận 6 TP HCM nói: “Về thẩm mỹ, sàn phẳng Ubot là sàn phẳng không dầm nên sẽ tốt hơn sàn truyền thống, bên cạnh đó quá trình đi hệ thống không có nhiều khúc ống, khúc uốn, đi thẳng nên tiết kiệm về chi phí hơn sàn cổ điển.”

 Nhận định của CĐT về Giải pháp sàn phẳng UBOT

Có thể nói, không chỉ góp phần tối ưu chi phí về kinh tế, nhân lực, thời gian cho các chủ thầu, Sàn phẳng không dầm Ubot còn giúp giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Sàn Ubot đã loại bỏ các yếu điểm còn tồn đọng khi sử dụng sàn bê tông cốt thép truyền thống, đồng thời giúp tối ưu hiệu quả từ kinh tế tới kỹ thuật cho công trình sử dụng. Giải pháp xây dựng này có khả năng sẽ thế chỗ hoàn toàn phương án thiết kế sàn truyền thống trên thị trường xây dựng trong thời gian sắp tới. 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.