Những định hướng nâng cao chất lượng nhà ở xã hội hiện tại và tương lai

Vào ngày 1/12/2023, Hội Kiến trúc sư Hà Nội đã tổ chức buổi Tọa đàm với tên gọi “Quy hoạch, kiến trúc Nhà ở xã hội – Hiện tại và Tương lai”.

Tại Tọa đàm, nhiều chuyên gia đã lần lượt thảo luận về các khía cạnh liên quan đến nhà ở xã hội như: kiến trúc nhà ở xã hội, quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, giải pháp khắc phục chênh lệch giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội cũng như giải pháp nâng cao chất lượng nhà ở xã hội. 

Thông qua 04 bài tham luận chính:

“Kiến trúc Nhà ở xã hội trong Kế hoạch phát triển Nhà ở của Hà Nội”;

“Quy hoạch phát triển nhà ở xã hội Hà Nội”;

“Nhà ở xã hội và Nhà ở thu nhập thấp – Hành trình tương phản và gắn kết quốc tế và Việt Nam”

“Kinh nghiệm thiết kế Nhà ở xã hội – Góc nhìn từ đơn vị tư vấn thiết kế”

Tọa đàm đã cung cấp cho các kiến trúc sư những kiến thức, thông tin tổng thể về kế hoạch, kinh nghiệm thiết kế nhà ở xã hội tại một số đô thị của Việt Nam và thế giới. 

Hãy cùng LPC tìm hiểu rõ hơn về những định hướng nâng cao chất lượng nhà ở xã hội hiện tại và tương lai đã được bàn luận trong tọa đàm nhé!

1. Những quy định về sự phát triển của nhà ở xã hội 

Theo “Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030”, nhà xã hội sẽ phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở, chuẩn bị đầu tư 1 – 2 khu nhà độc lập và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2 – 3 khu. 

Tỷ lệ nhà xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án. 

Yêu cầu phát triển nhà xã hội giai đoạn 2025 – 2030 cũng tuân thủ chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và thành phố, kết hợp phát triển nhà ở với cải tiến quy hoạch và kiểm soát chặt chẽ.

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-1

Để đạt được mục tiêu và yêu cầu phát triển nhà xã hội, chính sách cần cập nhật kế hoạch phát triển nhà ở theo tình hình kinh tế – xã hội, xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý danh mục dự án nhà xã hội.

Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư và nâng cao năng lực của chủ đầu tư, bố trí đất hiệu quả cho phát triển nhà ở và khu công nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, sử dụng hiệu quả nguồn tiền từ quỹ đất và dự án đầu tư để xây dựng nhà ở xã hội, khai thác nguồn lực đất đai để phát triển nhà ở xã hội cho thuê. 

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-2

Đặc biệt, cần bố trí nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn nguồn khác để phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về thuế.

2. Những định hướng nâng cao chất lượng nhà ở xã hội hiện tại và tương lai

Cách hiểu và nhận thức về loại hình nhà ở xã hội từ trước đến nay thường vẫn bị “đóng khung” là nhà ở giá rẻ, chất lượng thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà ở xã hội là một phân khúc nhà ở quan trọng trong quá trình phát triển đô thị và an sinh xã hội. 

Trung bình quỹ đất dành cho loại hình nhà ở này chiếm khoảng 20% quỹ đất nhà ở đô thị nên có tác động lớn đến bộ mặt Kiến trúc – Quy hoạch.

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-3

Để một dự án nhà xã hội đảm bảo chất lượng cần dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa ba “nhà”: Nhà nước – nhà đầu tư – nhà tư vấn. Trong đó, đơn vị tư vấn đóng vai trò trung gian, hỗ trợ, tìm giải pháp phù hợp giúp nhà đầu tư thực hiện phát triển dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ tốt nhất, chi phí phù hợp với giá bán đặt ra mà vẫn đảm bảo được các chính sách phát triển nhà ở xã hội.

Thiết kế nhà xã hội không chênh lệch so với nhà ở thương mại. Người làm quy hoạch cần các cơ chế, chính sách đồng bộ. Ngoài ra, các tổ chức hoạt động nghề nghiệp cũng cần đưa ra các kiến nghị, giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.

Nhà xã hội sẽ không còn là những khối bê tông “hộp diêm” mà trở thành những công trình áp dụng các tiêu chuẩn xanh, tiết kiệm năng lượng. Do đó, cần chọn lọc, áp dụng các chính sách phát triển nhà ở xã hội phù hợp với điều kiện để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội cho người dân và dù với mô hình nào thì điều quan trọng là kiến tạo giá trị phải quan trọng hơn lợi ích kinh tế.

Trên đây là những thông tin tổng hợp của LPC về chủ đề định hướng nâng cao chất lượng nhà ở xã hội hiện tại và tương lai tại tọa đàm “Quy hoạch, kiến trúc Nhà ở xã hội – Hiện tại và Tương lai” của Hội Kiến trúc sư Hà Nội. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

Nhà ở xã hội và những tiêu chí nào được Chủ đầu tư quan tâm khi xây dựng

Nhà ở xã hội (NƠXH) thường có giá thấp hơn so với các loại nhà ở thương mại khác. Mục đích của loại nhà này là cung cấp nhà ở giá rẻ hoặc cung cấp cơ hội sở hữu nhà cho những người có thu nhập thấp hay những đối tượng đặc biệt trong xã hội. Vậy, những tiêu chí nào được Chủ đầu tư quan tâm khi xây dựng nhà ở xã hội? Cùng LPC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu và quản lý bởi cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức phi lợi nhuận để cung cấp cho những người có thu nhập thấp hoặc những đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội. Xây dựng nhà ở xã hội là cung cấp cho những người có nhu cầu nhà ở một lựa chọn và giá trị hơn so với lựa chọn nhà ở thương mại, để giúp giải quyết vấn đề thiếu nhà ở cũng như cải thiện điều kiện sống của những người có thu nhập thấp.

Xem thêm: Tin tức mới nhất về nhà ở xã hội

Các đối tượng mua nhà ở xã hội có thể bao gồm

– Cán bộ công chức, viên chức, và sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp: Những người này thường thuộc các cơ quan và tổ chức nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nhà ở xã hội có thể cung cấp lựa chọn nhà ở giá rẻ cho họ.

– Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: Các công nhân làm việc trong các khu vực công nghiệp có thể được ưu tiên để mua hoặc thuê nhà ở xã hội để giảm áp lực tài chính trong việc sở hữu nhà ở.

– Những người trả lại nhà công vụ: Có trường hợp người có nhà công vụ nhưng gặp khó khăn về nhà ở có thể được hỗ trợ để mua hoặc thuê nhà ở xã hội, đặc biệt nếu họ không thể tiếp tục sử dụng nhà công vụ của họ.

NƠXH thường được cung cấp với giá thấp hơn so với nhà ở thương mại thông qua các chính sách hỗ trợ tài chính hoặc các quy định về giá.

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-1

Xem thêm: Giải pháp nào cho 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh

Có nên mua nhà ở xã hội không?

Việc mua NƠXH có thể được coi là một lựa chọn tốt cho nhiều người, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hoặc nằm trong những đối tượng được ưu tiên trong chính sách xã hội.

Ưu điểm khi mua nhà ở xã hội:

– NƠXH thường có giá rẻ hơn so với nhà ở thương mại, giúp giảm áp lực tài chính và cung cấp nhà ở cho những người có thu nhập thấp.

– Sở hữu một ngôi NƠXH giúp bạn có một nơi ở ổn định hơn, loại bỏ các lo ngại về việc “bị đuổi” ra khỏi nhà thuê khi hợp đồng hết hạn hoặc tăng giá thuê.

– Hỗ trợ từ chính phủ: Một số chương trình NƠXH có hỗ trợ từ chính phủ, bao gồm các chính sách vay vốn ưu đãi hoặc giảm thuế, giúp tiết kiệm tiền và tăng khả năng mua nhà. 

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-2

Đặc điểm của nhà ở xã hội

Dưới đây là một số đặc điểm của NƠXH bạn có thể tham khảo:

  • Quy mô tùy thuộc vào nhu cầu: Số lượng NƠXH được xây dựng thường dựa trên nhu cầu thuê và mua của các đối tượng trong khu vực. Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể của từng địa phương.
  • Quy hoạch và phê duyệt: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, phê duyệt kế hoạch xây dựng và phát triển nhà ở xã hội. Bao gồm xác định loại nhà ở, diện tích, cơ cấu căn hộ, và cân đối với nguồn vốn đầu tư cũng như  cơ chế khuyến khích đầu tư.
  • Số tầng và diện tích: Đặc điểm cụ thể của nhà ở xã hội có thể thay đổi tùy theo loại đô thị. Tại các khu đô thị khác nhau, có giới hạn về số tầng của các tòa nhà nhà ở xã hội, và diện tích mỗi căn hộ thường được hạn chế, thường không quá 70m2 sàn và không ít hơn 25m2 sàn.
  • Hạ tầng kỹ thuật và xã hội: Nhà ở xã hội phải đảm bảo tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo quy định như các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, nước sạch, điện, giao thông, và các dịch vụ cộng đồng.

Tối ưu hiệu quả kinh tế

Nhà ở xã hội giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh tế vì chúng cung cấp một số lợi ích và giải pháp cho nhiều vấn đề kinh tế-xã hội. Dưới đây là một số lý do vì sao nhà ở xã hội có thể đóng góp vào tối ưu hóa hiệu quả kinh tế:

  • Giảm áp lực nhà ở thương mại: Nhà ở xã hội giúp giảm áp lực trên thị trường nhà ở thương mại bằng cách cung cấp một lựa chọn nhà ở với giá thấp hơn. Từ đây có thể giúp kiểm soát giá nhà và làm giảm căng thẳng về việc sở hữu nhà ở trong các thị trường có nguồn cung cầu căn hộ cao.
  • Giảm chi phí xã hội: Nhà ở xã hội có thể giúp giảm chi phí xã hội khi cung cấp nơi ở cho những người có thu nhập thấp. Đồng thời giảm bớt tình trạng vô gia cư, cải thiện điều kiện sống.
hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-3
  • Khuyến khích đầu tư và phát triển: Nhà ở xã hội có thể tạo ra cơ hội cho các chủ đầu tư quan tâm xây dựng nhà ở xã hội, tạo ra công việc cho nhiều người. Các chính sách khuyến khích đầu tư vào loại nhà này có thể làm tăng hiệu suất và thúc đẩy phát triển kinh tế.
  • Tạo cơ hội sở hữu nhà cho những người có thu nhập thấp: Nhà ở xã hội cung cấp cơ hội cho những người có thu nhập thấp sở hữu nhà riêng, giúp họ cải thiện điều kiện sống.

Tóm lại, nhà ở xã hội có tiềm năng đóng góp vào tối ưu hóa hiệu quả kinh tế bằng cách cung cấp giải pháp cho nhiều vấn đề xã hội và kinh tế. Chính vì vậy mà hiện nay xây dựng nhà ở xã hội được nhiều CĐT quan tâm.

Xem thêm: Nhà ở xã hội và xu hướng bất động sản năm 2023


Tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-4

Dựa trên Điều 7 của Nghị định 100/2015/NĐ-CP, đã được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP, việc quy định về loại hình và diện tích tiêu chuẩn của nhà ở xã hội được thực hiện như sau:

Trong trường hợp nhà ở xã hội là căn hộ chung cư, yêu cầu đối với thiết kế và xây dựng là căn hộ phải được thiết kế theo kiểu khép kín, tuân theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng. Diện tích sử dụng tối thiểu cho mỗi căn hộ là 25m2, không vượt quá 70m2, và phải đảm bảo tuân theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nếu nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng, diện tích đất xây dựng cho mỗi căn nhà không được quá 70m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần, và phải tuân theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Việc thiết kế nhà ở xã hội do hộ gia đình hoặc cá nhân đầu tư phải đảm bảo chất lượng xây dựng và tuân thủ quy hoạch, cũng như điều kiện tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Bộ Xây dựng sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn thiết kế và quy định về điều kiện tối thiểu xây dựng cho nhà ở xã hội riêng lẻ.

Trên đây là một số tiêu chí LPC đưa ra được nhiều chủ đầu tư quan tâm khi xây dựng nhà ở xã hội. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích tại đây!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là gì? Một câu hỏi đang được quan tâm và nhiều người đặt câu hỏi trong thời gian gần đây với sức nóng của loại hình dự án được Nhà nước tạo điều kiện này. Đây cũng là loại hình dự án được người lao động có thu nhập thấp tìm hiểu. Cùng LPC tham khảo khái niệm nhà ở xã hội là gì và các đối tượng được mua nhà ở xã hội nhé

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì?

Chính sách nhà ở xã hội ra đời giúp giấc mơ có nhà của người thu nhập thấp trở thành hiện thực. Tuy nhiên, đây là “giấc mơ” có điều kiện, vậy nhà ở xã hội là gì và ai sẽ được mua nhà ở xã hội

Theo khoản 7 – Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định:

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở xã hội”

Nhà ở xã hội thường có những đặc điểm như sau:

  • Giá rẻ hơn so với loại nhà thương mại cùng khu vực hoặc cùng phân khúc về giá
  • Có chính sách dành riêng cho đối tượng
  • Chủ đầu tư khi xây dựng và giao bán nhà ở xã hội sẽ bị khống chế trần lợi nhuận là 10%
  • Sau 5 năm bàn giao mới được chuyển nhượng cho gia chủ

Theo quy định tại Điều 55 – Luật Nhà ở, nhà ở xã hội bao gồm 2 loại là nhà chung cư và nhà riêng lẻ

Nhà chung cư là loại hình nhà ở xã hội điển hình và được phổ biến rộng và nhiều hơn so với loại hình nhà riêng lẻ, do việc nhà ở xã hội còn phụ thuộc vào quy hoạch tại các khu đô thị lớn, gần các khu công nghiệp và giải quyết các vấn đề về đất đai, do vậy nhà chung cư được lựa chọn nhiều hơn do có nhiều căn hộ, quy hoạch được tập trung, dễ quản lý mà mang lại tổng thể cảnh quan đẹp cho khu đô thị.

So với nhà chung cư, thì nhà ở riêng lẻ là loại hình nhà ở xã hội không được phổ biến và khi xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, cũng không loại trừ hoàn toàn việc chủ đầu tư có thể đầu tư và xây dựng loại hình này nếu đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn của nhà nước.

Bên cạnh 2 loại hình phổ biến, hiện nay còn có các loại hình nhà ở xã hội kết hợp bao gồm:

  1. Liền kề: Mô hình nhà ở xã hội được xây dựng theo quy mô nhà liền kề, phù hợp cho các hộ gia đình muốn sở hữu một ngôi nhà riêng biệt
  2. Nhà tái định cư: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng để tái định cư những hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án công trình, giúp họ có một chỗ ở mới ổn định và tiện nghi hơn.
  3. Nhà ở xã hội thương mại: Loại hình nhà ở xã hội được xây dựng để bán ra cho người dân có thu nhập thấp – giá rẻ hơn so với loại hình nhà cùng phân khúc trên thị trường, tuy nhiên loại hình này không được hỗ trợ ngân sách từ nhà nước như các loại nhà ở xã hội khác.
Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội Cát Tường Smart City

Do đó, dù xây dựng dưới loại hình nào thì chủ đầu tư cũng phải xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị và được sự phê duyệt của nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền. Việc phân loại nhà ở xã hội được xây dựng trên các điều kiện và sự phù hợp với thực trạng quy hoạch của từng loại hình, cùng với đó căn cứ vào các chính sách hỗ trợ, quy mô tổ chức quản lý để giúp người lao động có sự lựa chọn tốt nhất với loại hình nhà ở mình mà đã lựa chọn

Xem thêm: Giải pháp nào cho 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh

Nhà ở xã hội là gì - Ảnh 2

Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, Nhà ở xã hội khi xây dựng sẽ đáp úng được khoảng 65% nhu cầu mua nhà cho các đối tượng khó khăn hoặc người có thu nhập thấp tại các khu đô thị lớn hoặc nông thôn.

Cũng theo quy định của Nhà nước, đối tượng được mua nhà ở xã hội dựa trên các tiêu chí khá khắt khe và cũng cần trải qua nhiều giai đoạn xét duyệt và đánh giá chủ yếu thuộc các nhóm sau:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  • Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Bên cạnh các tiêu chí về loại đối tượng, để có thể sở hữu một căn hoặc chung cư nhà ở xã hội là gì, người mua cần phải đáp ứng thêm các điều kiện dưới đây

Điều kiện về mức thu nhập

Người được mua hoặc có điều kiện mua nhà ở xã hội là các đối tượng không phải thường xuyên nộp thuế thu nhập, bao gồm

  • Người hộ cận nghèo, hộ nghèo và những người có thu nhập thấp.
  • Những người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp hoặc trong các doanh nghiệp.
  • Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan.
  • Cán bộ, công nhân viên chức theo quy định của pháp luật.

Hoặc những gì không thể đáp ứng được nhu cầu về thu nhập như:

  • Người có công với cách mạng.
  • Cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất, phá dỡ nhà và thu hồi đất theo quy định mà chưa được nhà nước bồi thường bằng đất ở, nhà ở.

Điều kiện về nhà ở

Đối với điều kiện này, người mua nhà ở xã hội là gì? cần thoả mãn các tiêu chí sau:

  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
  • Đối với cán bộ, công chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
  • Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đất, nhà ở dưới mọi hình thức tại nơi mình đang sống. Hoặc trường hợp khác, mặc dù đã có nhà nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng khu vực và từng thời kỳ.

Điều kiện về cư trú

  • Phải có đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương hoặc tỉnh, nơi có nhà ở xã hội.
  • Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó. (trừ những trường hợp quy định tại khoản 9 điều 49, thuộc Luật nhà ở năm 2014).

Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội được xây dựng là một giải pháp hữu ích cho Nhà nước dành cho các hộ gia đình có thu nhập thấp có cơ hội để sở hữu một mái ấm ổn định. Tuy nhiên, việc sở hữu nhà ở xã hội – nhà ở xã hội là gì? đòi hỏi người mua cần phải đáp ứng đủ các kiều kiện và thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký theo quy định của Nhà nước và pháp luật

Hy vọng với bài viết này, LPC đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về định nghĩa Nhà ở xã hội là gì? và các Đối tượng – điều kiện để sở hữu các loại hình Nhà ở xã hội.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

KHU NHÀ Ở XÃ HỘI – THỐNG NHẤT SMART CITY

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) cho nhóm đối tượng công nhân đang làm việc tại các KCN- KCX tại Miền Bắc ngày càng tăng cao. Xã hội hóa nhà ở cho công nhân tại KCN – KCX nhằm giúp cho hàng ngàn gia đình công nhân và người lao động được an cư và yên tâm lao động. Song, thực tế vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn và khó khăn trong việc phát triển nhà ở xã hội hay nhà lưu trú cho công nhân – Đó là: Nhu cầu chỗ ở của công nhân rất lớn nhưng các chủ doanh nghiệp sản xuất lại không chú ý đến việc xây nhà ở, hoặc nếu có thì các khu nhà ở do nhà nước và doanh nghiệp xây dựng không cạnh tranh được với nhà cho thuê của các hộ gia đình.

Tại Việt Nam, NƠXH có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật. Tại nhiều nơi khác, NƠXH là loại nhà được cung cấp bởi nhà nước hoặc các tổ chức phi lợi nhuận dành cho người thu nhập thấp hoặc thu nhập không đáng kể, thường cho thuê hoặc cung cấp miễn phí cho người dân.

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (hay còn gọi là Lam Pham Construction, viết tắt là LPC) được thành lập ngày 22/08/2007, là doanh nghiệp chuyên tư vấn thiết kế, lập dự án, quản lý và thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tai Pháp và Việt Nam.

Dự án Nhà ở xã hội Thống Nhất Smart City do Chủ Đầu tư Công ty CP Thương mại và Đầu tư phát triển Thống Nhất xây dựng đang làm thị trường bất động sản nhà đất tại Bắc Ninh nóng kên từng ngày, bởi nhu cầu đầu tư tăng cao.

Bắc Ninh là một trong 8 tỉnh thuôc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng- Quảng Ninh, có các tuyến giao thông chính thuận lợi bao gồm: Quốc lộ 1A nối Lạng Sơn – Hà Nội – TP Hồ Chí Minh; Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài và cảng nước sau Cái Lân; quốc lộ 3 mới nối Hà Nội các tỉnh miền núi phía Bắc; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh – Hải Dương – Hưng Yên; vành đai 3 và vành đai 4 thành phố Hà Nội nối Bắc Ninh với các khu vực nằm trong vùng thủ đô; tuyến đường sắt liên vận nối TP Hồ Chí Minh – Hà Nội – Lạng Sơn đi Trung Quốc; tuyến đường sắt cao tốc nối Yên Viên – cảng nước sâu Cái Lân. Ngoài ra Bắc Ninh còn được bao bọc bởi các tuyến sông lớn gồm sông Cầu, sông Đuống, sông Thái BÌnh rất thuận lợi cho giao thông đường thủy. Các lợi thế trên đã tạo ra Bắc Ninh là một địa bàn mở, nơi giao thoa giữa các trục và hành lang kinh tế trọng điểm quốc gia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các khu vực trong nước và trên thế giới, thuận lợi cho việc phát triển toàn diện nền kinh tế – xã hội.

Dự án Khu Nhà ở Thống Nhất Smart City quy mô 10 ha thuộc địa giới hành chính tại xã Yên Trung và xã Thụy Hòa, huyên Yên Phòng, tỉnh Bắc Ninh. Là dự án được lập quy hoạch với các nguyên tắc bố trí về giao thông, cảnh quan cây xanh, chiều cao công trình được phê duyệt theo quy hoạch chung của thành phố.

Giải pháp quy hoạch của dự án căn cứ vào công năng sử dụng, dây truyền sử dụng của từng công trình phù hợp với quy hoạch chung. Tạo nên một tổng thể hài hòa cân đối cho khu đất quy hoạch và ăn nhập với tổng thể xung quanh. Đảm bảo tính tiếp cận tốt, không gian cây xanh, đường dạo, sân vườn, tiểu cảnh được tổ chức rõ ràng, mạch lạc tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người sử dụng. Các khối công trình được thiết kế hình khối hiện đại và bao gồm những tiện ích rất thiết thực vưới nhu cầu sử dụng của cư dân sau này.

1.   Nhà ở công nhân

khu-nha-o-xa-hoi-thong-nhat-smartcity

– Các khối Nhà ở công nhân được bố trí tạo nên quần thể cân đối. Kết hợp ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, công nghiệp, đơn giản, hình khối chắc khỏe, ấn tượng, vừa mang ngôn ngữ chung của tổng thể tạo nên sự thống nhất và hài hòa, tạo được điểm nhấn không gian và  nói lên tầm quan trọng nhƣng vẫn hòa mình vào không gian công nghiệp của vùng

– Màu sắc sử dụng nhẹ nhàng, sạch sẽ, tạo cảm giác dễ chịu. Kết hợp với cách phối màu với những mảng màu đơn giản, mạnh mẽ, thể hiện sự mới lạ, tươi trẻ và sự vận động cùng xã hội. Tất cả những yếu tố đó kết hợp mang đến cảm giác gần gũi cho người sử dụng và tiếp cận. Về mặt thị giác đây vùa là cách tạo điểm nhấn cho các khối công trình trong dự án vừa là 1 thủ pháp góp phần tạo sự hài hòa với tổng thể xung quanh.

– Trong giải pháp bố trí mặt bằng có phần đường giao thông bám xung quanh phục vụ cho nhu cầu sử dụng, đi lại và phòng cháy chữa cháy dễ dàng tiếp cận. Về mặt không gian là khoảng không giữa các khối nhà tạo cảm giác thông thoáng.

– Sảnh vào chung cư được bố trí tiếp cận từ hai phía với sân vườn cảnh quan đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân. Sảnh thang hàng được bố trí riêng biệt, dễ dàng tiếp cận từ đường giao thông, đảm bảo tính tiếp cận và tính phục vụ cần thiết cho thang hàng.

– Các công trình được bố trí tận dụng tối đa diện tích khu đất để tổ chức các khối nhà, nhưng vẫn đảm bảo các khoảng lùi phù hợp, đảm bảo không gian cây xanh, cảnh quan phù hợp. Về mặt diện tích sử dụng đảm bảo diện tích cho các căn hộ, đường dạo, cây xanh và sân chơi.

– Các công năng chính

  • Tầng hầm: để xe và không gian kỹ thuật
  • Tầng 1: Bố trí căn hộ, sảnh chính, phòng sinh hoạt cộng đồng và các phòng kỹ thuật
  • Tầng 2-9: Bố trí các căn hộ
  • Tầng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật thang máy, tum thang

2. Nhà ở liền kề

– Các khối nhà được liên kết với nhau, mỗi khu phố sẽ có hình thức kiến trúc riêng biệt nhƣng vẫn thể hiện rõ ngôn ngữ kiến trúc, nhịp điệu kiến trúc khi hòa vào tổng thể xung quanh.

– Các nhà đều có khoảng sân phía trước đảm bảo khoảng lùi trong chỉ giới xây dựng, phía mặt sau có khoảng nhìn thông thoáng khi đƣợc thiết kế khoảng xanh chung.

– Màu sắc sử dụng nhẹ nhàng, tuy nhiên nhấn ở các phân vị tầng, các mảng liên kết với khối nhà bên cạnh để tạo thành một tổng thể hài hòa.

– Hình thức công trình được thiết kế hiện đại, công năng linh hoạt theo từng tầng, linh hoạt với các nhu cầu khác nhau của khách hàng.

– Các công năng chính:

  • Tầng 1: Không gian để xe
  • Tầng 2: Không gian đa năng
  • Tầng 3: Không gian bếp + phòng khách
  • Tầng 4-6: Không gian các phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung

3. Nhà văn hóa

– Công trình được thiết kế với hình thức kiến trúc hiện đại, với lối thiết kế hành lang bên chạy xung quanh 3 mặt của công trình nhằm tối ưu hóa sự tiếp cận của cƣ dân vào công trình, cũng như là thiết kế mở, tạo tầm nhìn thông thoáng cho công trình.

– Màu sắc sử dụng nhẹ nhàng, hài hòa để tạo cảm giác thân thiện với không gian xung quanh.

– Các công năng chính:

  • Tầng 1: Không gian hội trường
  • Tầng 2: Không gian đa năng
  • Tầng 3: Phòng truyền thống, thƣ viện, các phòng câu lạc bộ

4. Trạm y tế

– Công trình được bố trí tận dụng tối đa diện tích khu đất , đảm bảo các khoảng lùi phù hợp, đảm bảo không gian cây xanh, cảnh quan phù hợp.

– Mặt bằng thiết kế hành lang giữa, kết nối với nhau qua sảnh chính tầng 1 để lan tỏa đi các không gian chức năng, nhằm tối ƣu hóa diện tích sử dụng của công trình.

– Hình thức hiện đại, một khối độc lập với các chức năng khám chữa bệnh tại chỗ, điều trị các căn bệnh nhẹ có thể xử lý trƣớc khi đƣợc chuyển lên tuyến trên.

– Các công năng chính:

  • Tầng 1: Sảnh chính, phòng cấp cứu, phòng trực, phòng tuyên truyền, quầy thuốc, phòng tiêm chủng, phòng khám, phòng chuẩn đoán hình ảnh
  • Tầng 2: Kho dụng cụ, phòng tiệt trùng, phòng sinh, phòng DVKH hóa gia đinh, phòng khám chuyên khoa, phòng nghỉ sau sinh, phòng lƣu bệnh nhân
  • Tầng 3: Phòng nghỉ nhân viên, phòng trạm trưởng, phòng họp, phòng ăn và bếp, phòng lưu bệnh nhân, phòng chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.

5. Công trình thương mại

Công trình thương mại nằm ở vị trí đẹp, nó đóng vai trò làm điểm nhấn cho dự án

Hình thức kiến trúc hiện đại, độc đáo, màu sắc nhẹ nhàng, hình khối ăn nhập với các khối nhà liền kề xung quanh tạo thành một quần thể thống nhất.

– Các công năng chính:

  • Tầng hầm: để xe và không gian kỹ thuật
  • Tầng 1-4: Không gian thương mại
  • Tầng 5: Không gian GYM
  • Tầng 6: không gian Cafe
  • Tầng Kỹ thuật: Tum thang, phòng kỹ thuật thang máy

6. Trường học liên cấp

– Công trình được tổ hợp bởi nhiều khối, kết nối với nhau qua khối trung tâm có hướng nhìn ra sân phía sân chung.

– Các khối liên kết với nhau rất chặt chẽ về công năng sử dụng, tạo sự thuận tiện trong việc quản lý, điều hành và sinh hoạt học tập của toàn bộ giáo viên, học sinh trong dự án.

– Công trình được thiết kế với hình thức hiện đại, hướng nhìn mở, các khối công trình được bố trí sen kẽ nhau với các mảng cây xanh, sân vườn.

– Công trình gồm các khối tổ hợp nên giải pháp kiến trúc đưa ra là tách khe lún giữa các khối để việc thi công độc lập, địa chất công trình không ảnh hưởng quá lớn khi mặt bằng kéo dài, tuy nhiên vẫn đảm bảo sự liên kết là một công trình. – Khối chính của công trình sẽ kết nối với khối chính của Trường học liên cấp của dự án Khu nhà ở xã hội Thống Nhất Smart City, giúp trẻ dễ tiếp cận khi thay đổi.

Nguồn: lpc.vn

CÔNG TRÌNH XANH – VÌ SAO NHIỀU CHỦ ĐẦU TƯ LẠI QUYẾT ĐỊNH XÂY DỰNG CHO NHÀ Ở XÃ HỘI ?

Những năm gần đây, yếu tố xanh trong các dự án bất động sản công trình xanh của Việt Nam đã được quan tâm và phát triển nhiều hơn. Với lợi ích thiết thực là hạn chế tác động xấu tới môi trường, các công trình xanh còn đem đến điều kiện sống tốt hơn cho người sử dụng

Xây dựng nhà ở xã hội đã khó, nên việc đưa tiêu chí “xanh” vào đối tượng này cũng gặp không ít khó khăn cho các Chủ Đầu tư. Tuy nhiên, thách thức này lại luôn đem lại nguồn cảm hứng để các Chủ Đầu tư và đơn vị thiết kế tạo nên các công trình xanh đẹp. Nó cũng là nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp để giữ chân CN của mình.

Ông Đỗ Đức Đạt – Tổng giám đốc Capital House, người đã “dũng cảm” bỏ ra 2 triệu USD tài trợ cho các dự án với mục tiêu mong muốn ngày càng nhiều công trình xây dựng xanh trên đất nước Việt Nam, rằng: “Tại sao công trình xanh cứ nhất thiết phải là công trình cao cấp? Nhà ở xã hội của Singapore đã tiếp cận với công trình xanh. Và tôi nghĩ, mỗi người dân Việt Nam đều xứng đáng được thụ hưởng điều này”.

Công trình xanh (hay còn gọi là kiến trúc xanh hoặc toà nhà thân thiện môi trường) là sự kết hợp giữa kiến trúc và áp dụng quá trình mang tính chất thân thiện với môi trường và tận dụng tối ưu tài nguyên trong suốt toàn bộ chu kì hoàn thành của một toà nhà: từ lúc lên kế hoạch thiết kế, xây dựng, hoạt động, bảo trì, cải tạo và phá huỷ. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của nhà thầu, kiến trúc sư, kỹ sư và khách hàng ở tất cả các giai đoạn của dự án. Việc thực hiện Công trình xanh mở rộng và bổ sung các mối liên quan về kinh tế tiện ích, sự bền vững và thoải mái trong các thiết kế kiến trúc cổ điển.

Hiện tại có rất nhiều tiêu chí để đánh giá về chất lượng Công trình xanh tại Việt Nam. Và đương nhiên mỗi tiêu chuẩn sẽ có những nhận đinh, đánh giá khác nhau. Vậy đối với Chủ Đầu tư dự án Nhà ở xã hội thì sao?

1. Giảm thiểu chi phí vận hành và duy tu công trình

Công trình xanh thường được cho là có chi phí xây dựng quá cao, thiếu tính khả thi về mặt tài chính. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra chi phí xây dựng công trình xanh cao hơn không đáng kể so với các dự án xây dựng thông thường. Nhìn chung, áp dụng thiết kế xanh ngay từ khi bắt đầu dự án là phương pháp hiệu quả để hạn chế chi phí phụ trội. Thêm vào đó, công trình xanh còn mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế.

  • Tiết kiệm năng lượng và nước. Hiệu quả sử dụng tài nguyên nhờ vào thiết kế và công nghệ xanh giúp giảm thiểu đáng kể chi phí vận hành, nhanh chóng bù lại cho các chi phí phụ trội của dự án cũng như tiết kiệm về lâu dài. Số tiền trước đây dành cho chi phí tiện ích có thể được sử dụng cho những mục đích khác.
  • Gia tăng giá trị công trình: Trước thực trạng các chi phí năng lượng tăng, chi phí vận hành thấp và bảo trì dễ dàng sẽ giúp giảm tỷ lệ diện tích trống và tăng giá trị công trình.
  • Giảm áp lực cơ sở hạ tầng. Công trình sử dụng năng lượng hiệu quả làm giảm nhu cầu đặt ra cho lưới điện và hệ thống cấp nước địa phương, giúp tối ưu công suất của hệ thống cơ sở hạ tầng.
  • Nâng cao năng suất lao động. Năng suất lao động của nhân viên tỷ lệ thuận với điều kiện môi trường bên trong công trình, là minh chứng cho những cải thiện đạt được khi áp dụng các nguyên tắc xanh
  • Công trình xanh có sự tính toán đến chi phí trong toàn bộ vòng đời của công trình, trong khi công trình thông thường chỉ tập trung vào chi phí thiết kế và xây dựng ban đầu.

2. Đảm bảo sức khỏe và tiện nghi cho người sử dụng công trình

  • Cải thiện sức khỏe. Chất lượng môi trường bên trong công trình không đảm bảo do các nguyên nhân như thiếu sự không khí, thiếu ánh sáng, ẩm mốc, chênh lệch nhiệt độ, chất liệu đồ nội thất, thuốc trừ sâu, chất kết dính và sơn độc hại, nồng độ chất ô nhiễm cao (thường cao hơn ngoài trời 10 đến 100 lần) góp phần gây ra các bệnh về hô hấp, dị ứng, buồn nôn, đau đầu và phát ban. Công trình xanh chú trọng đến hệ thống thông gió và các vật liệu không độc hại, ít phát thải nhằm tạo nên môi trường sống và làm việc tiện nghi và an toàn cho sức khỏe con người.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc các chủ đầu tư xác định cung cấp đày đủ các tiện nghi cuộc sống như Trường học, Trạm y tế, Trung tâm Thương mại, Nhà Văn hóa thiết kế xanh có môi trường và không khí trong lành hơn, làm giảm tình trạng nghỉ bệnh và nâng cao cuộc sống. Giúp CN thoải mái trong công việc
  • Lối sống và giải trí lành mạnh hơn. Yếu tố cốt lõi của thiết kế bền vững chính là giữ gìn môi trường tự nhiên. Điều đó mang đến rất nhiều cơ hội rèn luyện và giải trí. Công trình xanh hướng tới tạo điều kiện khuyến khích sử dụng xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng, nhờ đó giảm áp lực cho hệ thống giao thông cũng như tăng cường sức khỏe cho con người.

3. Bảo vệ môi trường

  • Giảm khí thải: Chất gây ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện là một phần nguyên nhân của biến đổi khí hậu, gây nên các vấn đề về chất lượng không khí như mưa a-xít hay sương khói và đe dọa sức khỏe con người. Các giải pháp công trình xanh như sử dụng năng lượng mặt trời, chiếu sáng tự nhiên và các tiện ích giao thông công cộng làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm khí thải độc hại.
  • Bảo tồn nguồn nước: Tái chế nước mưa và nước xám để sử dụng cho nhà vệ sinh và tưới tiêu có thể giúp tiết kiệm đáng kể nước sinh hoạt và bảo tồn tài nguyên nước.
  • Quản lý nước mưa: Nước mưa chảy tràn có thể gây xói mòn, ngập lụt và mang theo chất gây ô nhiễm vào nguồn nước. Công trình có thể kiểm soát và tận dụng nguồn nước mưa bằng các phương pháp như thu nước mưa, chuyển hướng dòng chảy, sử dụng vật liệu thấm nước cho cảnh quan hoặc lắp đặt mái xanh.
  • Điều hòa nhiệt độ. Đặc tính giữ nhiệt của các tòa nhà cao tầng và vật liệu xây dựng như bê tông hay nhựa đường là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Dự án có thể góp phần giải quyết vấn đề này nhờ tối ưu thiết kế, lựa chọn khu đất cũng như trồng thêm nhiều cây xanh trong khu đất xây dựng.
  • Giảm thiểu chất thải và ô nhiễm: Việc giảm thiểu phát thải đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ xuyên suốt quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành công trình. Công trình xanh giúp hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường thông qua chiến lược 3R (Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế). Ví dụ, khi giảm diện tích không thấm nước, công trình có thể góp phần giảm lượng nước mưa chảy tràn và nhiệt độ bề mặt cảnh quan. Chúng ta cũng có rất nhiều cơ hội tái sử dụng những kết cấu có sẵn hay tái chế, tái sử dụng vật liệu trong khu vực công trình.

4. Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Việc phát triển các dự án Công trình Xanh Nhà ở Xã hội, Nhà ở Công nhân đã trở thành lợi thế cạnh tranh của các Chủ Đầu tư trên thị trường Xây dựng và Bất Động sản. Không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp, khách hàng mà còn cho cả xã hội

Các công trình xanh khi vận hành cũng góp phần không nhỏ đối với quá trình phát triển đô thị như giảm thiểu tác động xã hội; tạo lập môi trường sống bền vững; thay đổi và chỉnh trang hạ tầng kiến trúc; quảng bá hình ảnh đô thị; thu hút đầu tư nước ngoài vào TP và phát triển kinh tế du lịch.

cong-trinh-xanh

Việc xây dựng tập trung nghiên cứu và thúc đẩy các Công trình xanh đối với các hạng mục Nhà ở xã hội , Nhà ở Công nhân không những mang lại lợi ích cho Chủ Đầu tư, còn mang đến lợi ích cho toàn xã hội.

6 Giải Pháp Nhà Ở Xã Hội Cho Người Thu Nhập Thấp

Theo thống kê dân sau mỗi năm dân số Việt Nam lại tăng lên và chưa có chiều hướng giảm. Vậy đâu là giải pháp nhà ở xã hội dành cho những người thu nhập thấp?

Hình ảnh 6 Giải Pháp Nhà Ở Xã Hội Cho Người Thu Nhập Thấp 1

Theo kinh nghiệm của các nước châu Á thì cần có một cơ quan có đủ quyền lực làm đầu mối đề xuất chính sách để quản lý và đưa ra các giải pháp nhà ở xã hội nhằm đảm bảo giải quyết các nhiệm vụ quan trọng về đất đai, tái thiết và phát triển các khu vực đô thị, xây dựng và quản lý nhà ở xã hội. Do vậy, có thể thành lập Tổng cục Phát triển nhà hoặc Tổng công ty Phát triển nhà. 

Continue reading “6 Giải Pháp Nhà Ở Xã Hội Cho Người Thu Nhập Thấp”